ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/KH-UBND |
Quận 11, ngày 10 tháng 02 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 6146/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020;
Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn Quận 11 như sau :
1. Mục đích:
Đến năm 2020 đánh giá đúng về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn quận 11 thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường lao động, tình hình thực hiện chính sách, chế độ và điều kiện làm việc của người lao động và quản lý sức khỏe người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn quận 11.
2. Yêu cầu:
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Nội dung hoạt động tập trung vào việc tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cấp quản lý lao động của quận, phường; tăng cường hướng dẫn, phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện hoạt động của hệ thống, các công cụ quản lý, theo dõi một cách hệ thống những dữ liệu về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các thông tin về việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động. Tập trung thực hiện hoạt động tuyên truyền trong các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động vào tháng 5 hàng năm; hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn cho người lao động nâng cao nhận thức về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Mục tiêu tổng quát:
Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của quận 11 nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
2.1 Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người;
2.2 Trên 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phổ biến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; trên 70% doanh nghiệp lớn và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động;
2.3 Trung bình hằng năm tăng thêm 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai áp dụng hiệu quả một số nội dung cơ bản của hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bước đầu xây dựng văn hóa an toàn trong lao động;
2.4 Trên 90% số người làm công tác quân lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, phường được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động;
2.5 Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động làm công tác y tế; 90% số người làm công tác an toàn, vệ sinh viên trong các doanh nghiệp được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
2.6 Trên 80% số người thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện cập nhật về sơ cứu, cấp cứu;
2.7 Trên 70% số hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động;
2.8 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được điều trị và phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
2.9 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
3. Thời gian và phạm vi của Chương trình:
3.1 Thời gian: Thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.
3.2 Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn Quận 11.
1. Hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động:
1.1 Mục đích, yêu cầu:
- Phải đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của Chương trình tại điểm 2.1,2.3 và 2.9 Khoản 2 Mục II.
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí chi tiết và điều chỉnh phù hợp với nội dung hướng dẫn triển khai của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
1.2 Nội dung cụ thể:
- Điều tra thống kê tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động;
- Triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hợp tác xã nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc:
2.1 Mục đích, yêu cầu:
- Phải đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của Chương trình tại điểm 2.2, 2.6 và 2.8 Khoản 2 Mục II.
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch chi tiết và điều chỉnh phù hợp với nội dung triển khai của Sở Y tế,
2.2 Nội dung cụ thể:
- Triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp;
- Tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nghiệp vụ quan trắc môi trường lao động, đánh giá các yếu tố có hại;
- Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; huấn luyện lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;
- Các hoạt động nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hậu quả bệnh nghề nghiệp.
3. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động:
3.1 Mục đích, yêu cầu:
- Phải đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của Chương trình tại điểm 2.4,2.5 và 2.7 Khoản 2 Mục II.
- Hàng năm phải xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí chi tiết và điều chỉnh phù hợp với nội dung hướng dẫn triển khai của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
3.2 Nội dung cụ thể:
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm. Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
- Tăng cường công tác huấn luyện, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho nhóm đối tượng của Chương trình nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Hoạt động quản lý và giám sát chương trình:
Hội đồng Bảo hộ lao động quận có nhiệm vụ giám sát, đánh giá kết quả thực hiện của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của quận 11 giai đoạn 2016-2020.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình gồm:
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách Thành phố;
- Kinh phí đóng góp, vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chương trình này, hằng năm các đơn vị lập dự toán kinh phí chi tiết gửi về Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, chuyển Phòng Tài chính-Kế hoạch quận thẩm định tham mưu Ủy ban nhân dân quận gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí cùng với thời điểm lập dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
V. PHÂN CÔNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội:
- Thường trực Hội đồng Bảo hộ lao động quận thực hiện tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động 2016-2020 trên địa bàn quận 11.
- Chủ trì xây dựng nội dung kế hoạch hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động tại Khoản 1 Mục III và hoạt động tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn về an toàn, vệ sinh lao động tại Khoản 3,4 Mục III. Hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Phòng Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động nâng cao nghiệp vụ y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc tại Khoản 2 Mục III.
- Phối hợp các Phòng, ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu chung đến năm 2020 của Chương trình tại điểm 2.2, 2.6 và 2.8 Khoản 2 Mục II.
3. Phòng Tài chính-Kế hoạch:
- Tổng hợp, bố trí ghi chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm cho các Phòng, ban được giao nhiệm nhiệm vụ chủ trì thực hiện các hoạt động cúa Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động 2016-2020 trên địa bàn quận 11 từ nguồn kinh phí Trung ương và ngân sách thành phố cho Chương trình.
- Trình Ủy ban nhân dân quận duyệt kinh phí hàng năm cho đơn vị Thường trực của Chương trình từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách Thành phố.
4. Liên đoàn Lao động quận:
- Đề nghị phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung của Chương trình trong việc tăng cường các hoạt động truyền thông tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm. Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Phòng Quản lý đô thị:
Phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và các ban ngành liên quan thực hiện các nội dung của Chương trình liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo ngăn ngừa và giảm tần suất tai nạn lao động hàng năm trong lĩnh vực xây dựng.
6. Trung tâm Văn hóa
Phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và các ban ngành liên quan thực hiện các nội dung của Chương trình liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về an toàn-vệ sinh lao động tại Khoản 3 Mục III.
7. Ủy ban nhân dân 16 phường:
Có trách nhiệm phổ biến, thông tin tuyên truyền về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp cải thiện điều kiện lao động đến người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn do đơn vị quản lý nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo giảm tần suất tai nạn lao động từ 5% trở lên theo từng năm đến năm 2020.
1. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm về tình thực hiện các mục tiêu của Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân quận.
2. Căn cứ Chương trình quốc gia về gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động của quận 11 giai đoạn 2016-2020, các văn bản hướng dẫn của các Sở, ngành liên quan và dự trù kinh phí hoạt động của chương trình, yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động của thành phố giai đoạn 2016-2020; định kỳ hàng năm (trước ngày 30/11), tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân quận thông qua Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo chung./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.