ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1598/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 20 tháng 07 năm 2016 |
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch giai đoạn 2016-2025; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tập trung chỉ đạo, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội nhằm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, đưa Hà Nam trở thành Trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch.
2. Phát huy các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại để phát triển nhanh, bền vững, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Khai thác và huy động mọi nguồn lực đầu tư nhằm tạo đột phá phát triển thương mại, dịch vụ.
3. Đẩy nhanh việc hoàn thành quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu chức năng của Khu du lịch Tam Chúc, các hạng mục hạ tầng thiết yếu của Khu Y tế chất lượng cao, Khu Đại học Nam Cao để sẵn sàng phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư.
I. Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch, công bố và quản lý chặt chẽ quy hoạch
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát, bổ sung lập, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện; Quy hoạch đô thị, Quy hoạch khu chức năng đặc thù; Quy hoạch nông thôn trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để định hướng, phát triển hạ thống hạ tầng khung, tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ;
- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng trong công tác lập các đồ án quy hoạch, tăng cường quản lý quy hoạch gắn với tổ chức thực hiện theo hướng phát triển bền vững;
- Lập quy hoạch và quản lý quỹ đất dọc các tuyến đường, quy hoạch quỹ đất lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch nguồn nhân lực tỉnh đến 2025, tầm nhìn đến 2030.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016-2020; Phối hợp rà soát Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện, thành phố đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong lập quy hoạch và quản lý quỹ đất dọc các tuyến đường, quy hoạch quỹ đất lợi thế để phát triển thương mại dịch vụ.
4. Sở Công thương
- Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp-thương mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030;
- Phối hợp chặt chẽ trong công tác lập các quy hoạch phân ngành đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp-thương mại của tỉnh.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thành trong quý IV năm 2016;
- Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Xây dựng Đề án quảng bá xúc tiến du lịch tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020. Thời gian hoàn thành, báo cáo trước quý II năm 2017.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 cho phát triển kết cấu hạ tầng thương mại-dịch vụ, đặc biệt là hạ tầng các Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, Khu trung tâm Y tế chất lượng cao, Khu Đại học Nam Cao;
- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn ODA cho dự án Tăng cường môi trường đầu tư tỉnh Hà Nam.
2. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng
- Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng khung, các khu văn hóa tâm linh, khu trung tâm đón tiếp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của Khu du lịch Tam Chúc để đến 2017 đón khách du lịch tham quan;
- Phối hợp chặt chẽ trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các khu chức năng Khu du lịch Tam Chúc và đường T3. Tăng cường quảng bá, thu hút các nhà đầu tư vào các khu chức năng.
3. Ban quản lý phát triển khu đô thị mới: Tập trung giải phóng mặt bằng để đầu tư các hạ tầng theo quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng một số tuyến đường kết nối các bệnh viện đang đầu tư xây dựng trong Khu y tế chất lượng cao, các khu đất đã giải phóng mặt bằng với đường Phủ Lý-Mỹ Lộc, ĐT491.
4. Ban quản lý Khu Đại học Nam Cao: Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng thiết yếu Khu Đại học Nam Cao, ưu tiên cho giải phóng mặt bằng để tăng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư, thu hút các trường đại học công lập có thương hiệu, các trường đại học, cơ sở đào tạo của nước ngoài có uy tín vào Khu Đại học Nam Cao.
III. Phát triển nhanh hạ tầng thương mại-dịch vụ
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách đầu tư phù hợp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các phân khu chức năng của Khu du lịch Tam Chúc, cảng thông quan nội địa (ICD), nhà ở công nhân phục vụ các khu công nghiệp, khu nhà ở cao cấp cho chuyên gia và người nước ngoài...;
- Hàng năm cập nhật, bổ sung, công khai danh mục các dự án khuyến khích thu hút đầu tư theo các hình thức.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Triển khai xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển Trường Cao đẳng nghề Hà Nam giai đoạn đến 2020 và định hướng đến 2030. Thời gian hoàn thành báo cáo trong quý IV năm 2016;
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
3. Sở Công thương
- Tham mưu, xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại phát triển mạng lưới phân phối để mở rộng quy mô, mặt hàng và thị trường xuất khẩu;
- Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016- 2020. Xây dựng kế hoạch phát triển phát triển thương mại điện tử nhằm khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại điện tử. Thời gian hoàn thành, báo cáo trước quý IV năm 2016.
4. Các Sở, ban, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tăng cường công tác phối hợp trong thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ-thương mại, đặc biệt là kêu gọi, vận động các nguồn vốn tư nhân, vốn FDI. Quản lý và phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) cho phát triển hạ tầng dịch vụ;
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh. Phối hợp, tạo điều kiện để các dự án đầu tư đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào vận hành, khai thác các dự án lớn, quan trọng có tác dụng thúc đẩy phát triển như: Tổ hợp thương mại tổng hợp Hà Nam, Tổ hợp khách sạn và Trung tâm thương mại Mường Thanh, các Bệnh viện Mạch Mai, Việt Đức, các trường Đại học, cao đẳng đã được giao đất...
IV. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
1. Sở Văn hóa thể thao và du lịch
- Triển khai thực hiện Đề án xúc tiến du lịch gắn với nghiên cứu, khảo sát, củng cố và xây dựng các tuyến, điểm du lịch theo hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, lịch sử gắn với tâm linh, tín ngưỡng;
- Xây dựng lộ trình liên kết hợp tác với các tỉnh lân cận và các trung tâm du lịch lớn trong nước về phát triển du lịch theo tour, tuyến.
2. Sở Giao thông vận tải
Xây dựng, triển khai mạnh mẽ các Đề án tư nhân hóa dịch vụ vận tải (bến xe, đăng kiểm, đào tạo sát hạch lái xe...) nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ vận tải.
3. Ngân hàng Nhà nước
Mở rộng, tăng cường hoạt động mạng lưới các cơ sở tín dụng, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp tín dụng gắn với việc đổi mới, đơn giản hóa quy trình cung cấp dịch vụ, công khai, minh bạch, giảm chi phí...
4. Các Sở, ban, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại đa dạng hóa nhiều mặt hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong đăng ký, bảo vệ thương hiệu;
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp củng cố, phát triển nhanh hệ thống phân phối hiện đại theo mô hình chuỗi.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm, tranh thủ hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương trong công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư lớn;
- Xây dựng, rà soát, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư quy mô lớn, đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ (du lịch, khách sạn, siêu thị, vận tải và Logistics, dịch vụ đào tạo nhân lực, y tế, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp...).
2. Các Sở, ban, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền các quy định của Nhà nước về kinh doanh thương mại hàng hóa, dịch vụ; tuyên truyền thực hiện văn minh thương mại trong buôn bán, nhất là đối với khách du lịch;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh. Thực hiện nghiêm 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư.
Sở Lao động Thương binh và xã hội
- Rà soát, điều chỉnh mạng lưới đào tạo nghề, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề 2016-2020. Tiếp tục triển khai các Đề án đào tạo lao động tại chỗ cho doanh nghiệp FDI (tập trung vào doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc), nhân lực vào Khu Đại học Nam Cao, Khu y tế chất lượng cao, Khu du lịch Tam Chúc, các dự án phát triển công nghệ cao... Thời gian hoàn thành, báo cáo trước quý I năm 2017;
- Chủ trì, phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Hà Nam, Ban quản lý các Khu công nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh xây dựng các chương trình hợp tác để đưa tu nghiệp sinh, thực tập sinh tại Nhật Bản, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng dân dụng, công nghiệp; nông nghiệp chất lượng cao; sản xuất công nghiệp (cơ khí, điện tử...); điều dưỡng viên... Thời gian hoàn thành, báo cáo trước quý II năm 2017.
- Các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh nắm vững chủ trương, đồng thuận về định hướng phát triển thương mại, dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị và đưa Hà Nam trở thành Trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp vùng về y tế, du lịch, giáo dục đào tạo vào năm 2020, vì sự phát triển bền vững, lâu dài của tỉnh;
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền các quy định của Nhà nước về kinh doanh thương mại hàng hóa, dịch vụ; Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thực hiện văn minh, văn hóa trong buôn bán nhằm hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, lực lượng lao động và du khách ngoài tỉnh đến sinh sống, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dịch vụ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan Trung Ương đóng trên địa bàn và các đoàn thể liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao trực tiếp chỉ đạo và xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện. Hàng quý, 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi quá trình tổ chức thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.