BỘ Y TẾ - |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1557/KH-BYT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2022 |
Vắc xin phòng COVID-19 là giải pháp cần thiết và quan trọng để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế, xã hội. Các quốc gia trên thế giới đã triển khai chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Các nghiên cứu cũng như thực tế tiêm chủng trên thế giới đã chứng minh hiệu quả của vắc xin trong việc làm giảm mức độ nặng của bệnh, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, góp phần đáng kể trong việc kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh.
Việt Nam bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ tháng 3/2021 cho các nhóm đối tượng ưu tiên từ 18 tuổi trở lên và đã mở rộng dần nhóm đối tượng tiêm chủng, trong đó từ tháng 10/2021 bắt đầu tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, từ tháng 4/2022 tiêm liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, từ tháng 6/2022 tiêm mũi 3 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Đến hết ngày 02/11/2022, tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2, mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 100%, 100% và 63,8%; tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 88,9% và 62,1%. Tỷ lệ tiêm chủng các mũi vắc xin ở trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi của Việt Nam thuộc nhóm cao so với nhiều quốc gia trên thế giới[1]. Như vậy, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc tiêm chủng mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, mũi 1 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và cần tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự phối hợp và chỉ đạo sát sao trong công tác truyền thông và triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 18 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đưa công tác phối hợp tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vào nhiệm vụ năm học 2022- 2023[2]; chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác phối hợp, tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em, học sinh[3].
Để tăng cường triển khai tiêm chủng các mũi vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi đạt tỷ lệ cao theo mục tiêu đề ra, đặc biệt là đối với mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành Kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục.
- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;
- Chương trình phối hợp số 218/CTr-BGDĐT-BYT ngày 04/3/2022 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2021-2026;
- Thông báo số 288/TB-VPCP ngày 19/9/2022 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến với các địa phương;
- Công văn số 6762/VPCP-KGVX ngày 10/10/2022 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
1. Mục tiêu chung:
Tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi nhằm tăng cường hiệu quả phòng bệnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tối thiểu 80% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3;
- Tối thiểu 80% trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng chỉ định được tiêm đủ 02 liều vắc xin phòng COVID-19.
III. NGUYÊN TẮC, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngành Y tế và Ngành Giáo dục trong quá trình triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ngành.
- Tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả và khoa học theo các hướng dẫn đã ban hành của Bộ Y tế.
2. Thời gian: Từ tháng 11 - 12/2022
3. Đối tượng tiêm:
Trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi có chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã đăng ký với Bộ Y tế.
4. Hình thức triển khai:
- Tiêm chủng chiến dịch, miễn phí;
- Tổ chức tiêm tại các điểm tiêm cố định hoặc lưu động tại các cơ sở giáo dục phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại địa phương.
1. Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin
Thực hiện theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế.
2. Tổ chức tiêm chủng
- Tổ chức tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 về ban hành hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
- Sử dụng hệ thống tiêm chủng mở rộng sẵn có, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai tiêm chủng.
- Ngành Y tế chủ trì, phối hợp với Ngành Giáo dục và các đơn vị liên quan tại địa phương triển khai các hoạt động rà soát đối tượng, lập kế hoạch, huy động nguồn nhân lực và tổ chức buổi tiêm chủng.
3. Đảm bảo an toàn tiêm chủng
- Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng theo hướng dẫn tại Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 về việc ban hành hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em và Quyết định số định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em của Bộ Y tế.
- Theo dõi, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018, Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng và các hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng tiêm chủng
- Tiếp tục sử dụng ứng dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong quá trình triển khai tiêm chủng.
- Huy động nguồn nhân lực là các cán bộ, nhân viên thuộc Ngành Giáo dục, đoàn viên thanh niên... phối hợp, hỗ trợ Ngành Y tế trong việc cập nhật đầy đủ thông tin đối tượng tiêm chủng lên Nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ngay trong buổi tiêm chủng.
5. Truyền thông
- Truyền thông chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi.
- Truyền thông vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ ủng hộ, tham gia công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo tinh thần “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”, tích cực, chủ động đưa trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của Ngành Y tế.
- Tăng cường truyền thông về tác dụng và hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em, các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn bằng nhiều hình thức: truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam (Facebook, Zalo, TikTok, Youtube...) và truyền thông trực tiếp trong các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng các thông điệp, tài liệu truyền thông khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 an toàn cho trẻ em, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi để truyền thông sâu rộng đến học sinh, cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ.
6. Báo cáo hoạt động tiêm chủng
a) Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Thực hiện báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng hàng ngày về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế;
- Rà soát, báo cáo kết quả tiêm chủng hàng tháng về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur khu vực để theo dõi, tổng hợp, tăng cường công tác quản lý vắc xin.
- Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện báo cáo và theo dõi kết quả tiêm chủng cho trẻ em mầm non và học sinh theo quy định của Ngành.
a) Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng COVID-19 để triển khai tiêm chủng cho trẻ em mầm non và học sinh.
b) Chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát và đôn đốc tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh tại các địa phương và đề xuất các giải pháp cụ thể.
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáo dục về công tác tư vấn, theo dõi, sơ cứu, cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm chủng kịp thời, đảm bảo an toàn tiêm chủng tại các cơ sở giáo dục.
d) Định kỳ ít nhất một tuần một lần, chia sẻ với đầu mối của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thông tin liên quan và tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh; thông tin các tỉnh, thành phố có tiến độ tiêm chậm để tăng cường công tác chỉ đạo liên ngành.
đ) Chỉ đạo các đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu truyền thông về hiệu quả và tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19 và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường hoạt động truyền thông trong các cơ sở giáo dục.
e) Chủ trì tổ chức họp thường kỳ và đột xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo để rà soát việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh; kịp thời giải quyết các vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục.
g) Giao Cục Y tế dự phòng là đơn vị đầu mối phối hợp với Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tham mưu triển khai, hướng dẫn, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này.
a) Chỉ đạo và đôn đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh tại các địa phương.
b) Chỉ đạo các Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Y tế rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo và phối hợp với Ngành Y tế tại địa phương để tổ chức các điểm tiêm chủng tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, bảo đảm an toàn.
c) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tăng cường công tác truyền thông về hiệu quả và tính an toàn của vắc xin phòng COVID-19, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em trong các cơ sở giáo dục thông qua việc cung cấp thông tin trực tiếp, tài liệu truyền thông, mời các chuyên gia, nhà tư vấn chuyên môn để tư vấn cho cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ.
d) Giao Vụ Giáo dục Thể chất là đơn vị đầu mối, phối hợp với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tham mưu triển khai, hướng dẫn, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, thành phố triển khai việc tiêm chủng cho trẻ em, học sinh trên địa bàn theo đúng Kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Chỉ đạo các đơn vị liên quan và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ để tổ chức tiêm chủng tại nhà trường hoặc địa điểm thích hợp.
c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, kiên trì vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
d) Định kỳ chia sẻ thông tin với đầu mối của Sở Giáo dục và Đào tạo về các thông tin liên quan và tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh; thông tin các địa phương có tiến độ tiêm chậm để tăng cường công tác chỉ đạo liên ngành.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương rà soát, lập danh sách sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ để tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh.
b) Chủ động phối hợp với cơ quan y tế và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn, kiên trì vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Ngành Y tế.
c) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp tổ chức các điểm tiêm chủng cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường học hoặc các địa điểm phù hợp khác, đảm bảo tiêm chủng an toàn, khoa học.
Trên đây là Kế hoạch phối hợp tăng cường triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em mầm non, học sinh trong các cơ sở giáo dục giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề nghị các Vụ/ Cục/ Viện và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc, phối hợp triển khai, thực hiện, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
KT.
BỘ TRƯỞNG |
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Nơi nhận: |
|
[1] Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tại Việt Nam cao hơn các quốc gia phát triển nhu Canada (17,4%), Úc (40,3%), Pháp (6,4%),... Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam cao hơn các quốc gia phát triển như Mỹ (38,7% và 31,7%), Đức (22,5% và 20,0%), Y (38,5% và 35,3%), Pháp (5,3% và 4,3%)...
[2] Công văn số 4268/BGDĐT-GDTC ngày 31/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[3] Công văn số 3438/BGDĐT-GDTC ngày 26/7/2022; Công văn số 5765/BGDĐ P-GDTC ngày 02/11/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.