ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 153/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 22 tháng 6 năm 2021 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06/NQ-CP NGÀY 21/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW NGÀY 23/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ.
Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) theo Kết luận số 56- KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Công văn số 4720/STNMT-BHĐ ngày 15/6/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể, như sau:
1. Mục đích
Xác định các nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường sống hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị.
Kế hoạch là căn cứ cho các cấp, các ngành và địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; đồng thời, là căn cứ để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cấp ngành địa phương trong tỉnh.
2. Yêu cầu
Việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phỉ về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị phải đảm bảo cụ thể, sát thực, phù hợp với thực tế tại địa phương và bám sát nội dung Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch của các đơn vị.
Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đạt một số mục tiêu như sau:
- Về ứng phó với BĐKH: Bảo đảm 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho địa phương; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai nhất là khu vực miền núi và khu vực ven biển của tỉnh; giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh; Giảm lượng phát thải khí nhà kính so với phương án phát triển bình thường là 13%. Mức giảm phát thải tăng lên khi có sự hỗ trợ của quốc gia và quốc tế.
- Về quản lý tài nguyên: Hoàn thiện công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính cho các huyện biên giới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; bảo đảm 80% hồ chứa được kiểm soát, giám sát để duy trì dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông; 50% các lưu vực sông lớn có hệ thống quan trắc, giám sát tự động; Đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh
- Về BVMT:
+ Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 95% chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý; tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng CTR được thu gom; 100% CTR nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 20% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả thải ra môi trường.
+ Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu, đi-o-xin; 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 98,5% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
+ Đảm bảo độ che phủ rừng đạt 54%.
1. Các nhiệm vụ, giải pháp chung
a) Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai Luật Đất đai, Luật Khoáng sản; Luật Tài nguyên nước; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Sử dụng năng lượng và tiết kiệm hiệu quả, Luật Luật BVMT 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI lần thứ 7, Kết luận số 56- KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ, Kế hoạch số 172-KH/TU ngày 18/10/2019 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3716/QĐ-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chương trình, kế hoạch, quyết định có liên quan đến ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Tăng cường lồng ghép nội dung về phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý đến cấp địa phương.
- Kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục thông tin tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu; phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu quả, phạm vi của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.
- Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế; thực hiện việc lựa chọn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các tiêu chí về môi trường. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với BĐKH, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và BVMT.
b) Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT các cấp trên địa bàn tỉnh
- Trên cơ sở nội dung các quy định hiện hành của Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Sử dụng năng lượng và tiết kiệm hiệu quả, Luật Tài nguyên nước, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật BVMT, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy lợi, Luật Đê điều, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật và triển khai có hiệu quả; kịp thời đề xuất ban hành những chính sách, quy định phù hợp với điều kiện của tỉnh, đồng thời, minh bạch hóa trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nhưng không trái với quy định của pháp luật hiện hành;
- Cập nhật, lồng ghép, tích hợp phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên, BVMT, ứng phó với BĐKH vào Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực quan trọng; phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là các vùng núi, khu dân cư và vùng ven biển.
c) Nâng cao năng lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tăng cường giám sát thực thi pháp luật trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp, đặc biệt các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm (sản xuất giấy, bột giấy, trang trại chăn nuôi,…) đặt tại đầu nguồn các con sông lớn, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.
- Hàng năm, xây dựng và thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; việc thanh tra, kiểm tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và BVMT.
- Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, khai thác tài nguyên trái phép theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và địa phương, các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạm về tài nguyên và môi trường. Thực hiện có hiệu quả công tác giám sát của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường.
d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT
- Đẩy mạnh hoạt động đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ít chất thải, thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, viễn thám, công nghệ thông tin và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ứng phó với thiên tai, BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.
- Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, BĐKH, quản lý tài nguyên, BVMT, năng lượng sạch, công nghệ sản xuất giảm thiểu phát thải khí nhà kính, … trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nâng cao năng lực, tăng cường quan trắc tài nguyên và môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai, BĐKH, tài nguyên và môi trường thống nhất, đồng bộ, liên tục được cập nhật; xây dựng và vận hành cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các bộ, sở, ngành và địa phương.
đ) Đổi mới cơ chế tài chính, tăng chi ngân sách và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT
- Đổi mới cơ chế quản lý, tăng dần và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT;
- Tiếp nhận và triển khai hiệu quả các nguồn vốn phi Chính phủ, quỹ tài chính quốc tế từ các tổ chức quốc tế trong nước và ngoài nước đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động ứng phó với thiên tai, BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT;
- Phối hợp triển khai phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ môi trường, thị trường các-bon, các hình thức đối tác công tư (PPP).
e) Chủ động hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT
- Tiếp tục tham gia thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.
- Thực hiện hợp tác với các đối tác, các tổ chức quốc tế để huy động nguồn lực, tiếp nhận công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ cho tỉnh trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT.
2. Các nhiệm vụ về ứng phó với BĐKH, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
a) Tiếp tục xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với BĐKH
- Xây dựng và phát triển hệ thống dự báo, cảnh báo sớm thiên tai; ứng dụng công nghệ chuẩn hóa, hiện đại. Xây dựng và thực hiện các chương trình phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.
- Hoàn thiện mạng lưới các trạm đo mưa chuyên dùng, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng bản đồ cảnh báo sạt lở đất khu vực miền núi.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình thích ứng với BĐKH dựa trên hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng và dựa vào tự nhiên.
b) Triển khai các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của nước biển dâng, ngập lụt, xâm nhập mặn
- Đánh giá rủi ro do BĐKH theo vùng, miền; cập nhật các bản đồ nguy cơ ngập lụt theo kịch bản nước biển dâng đến cấp xã.
- Đầu tư các nhà máy, hệ thống cung cấp nước sạch, chuyển đổi việc sử dụng nước dưới đất sang sử dụng nước mặt. Thực hiện các giải pháp hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm giảm sụt lún, nhiễm mặn ở các khu vực ven biển.
- Khai thác tổng hợp tiềm năng và phát huy lợi thế các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu. Đầu tư xây dựng sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa, các công trình phòng chống thiên tai ở các địa phương có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH. Đồng thời, đầu tư một số hồ chứa lớn, nhằm tích lũy và sử dụng nước tiết kiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, hạn.
- Tích cực vận động các nguồn tài trợ để thực hiện các dự án trồng và khôi phục rừng ngập mặn, rừng chắn cát, chắn sóng biển; nạo vét lòng sông, xây và củng cố đê biển, kè biển, cảng, nhà cộng đồng tránh bão, đường tránh lũ, ... chú ý đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng phải tính đến tác động của các kịch bản BĐKH và nước biển dâng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê biển, các công trình chống sạt lở ven sông, ven biển;
- Tiếp tục đầu tư, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước; phát triển thủy lợi, nâng cao khả năng tưới, tiêu nước cho các vùng thường xuyên bị hạn hán, úng ngập nặng.
c) Giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính của các hệ sinh thái
- Từng bước thực hiện kiểm kê khí nhà kính (KNK) tại các cơ sở và các địa phương có mức phát thải lớn.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 3932/QĐ-UBND ngày 11/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về giảm phát thải KNK thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030.
- Áp dụng các biện pháp công nghệ và quản lý để giảm phát thải KNK; khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở sản xuất công nghiệp ứng dụng, chuyển giao công nghệ xanh, thân thiện với môi trường.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về BĐKH trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,... đặc biệt đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các hộ gia đình. Tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Các nhiệm vụ về quản lý tài nguyên
a) Đối với tài nguyên đất đai
- Tiếp tục triển khai thực hiện, hoàn chỉnh việc đo đạc, lập bản đồ hồ sơ địa chính; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; Xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa ngoài thực địa, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng tự nhiên sang các mục đích khác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết thu hồi các dự án sử dụng đất đã được giao, cho thuê nhưng không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất sai mục đích, sử dụng đất kém hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tích tụ tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 07/3/2019 của UBND tỉnh.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức, sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tổ chức rà soát đất đai đến từng công ty nông, lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 4161/QĐ-UBND ngày 02/10/2020 của UBND tỉnh nhằm xác định diện tích từng loại đất không còn nhu cầu sử dụng; đồng thời xác định diện tích sử dụng không hiệu quả, diện tích đất tranh chấp, chồng lấn và thống nhất phương án xử lý; xử lý triệt để tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai theo quy định.
b) Đối với tài nguyên nước
- Tiếp tục thực hiện Dự án lập danh mục và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh có Quyết định số 5489/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 phê duyệt đề cương chi tiết nhiệm vụ “lập danh mục và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh” và Quyết định số 4067/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện.
- Xây dựng, lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến trên các tuyến sông lớn, các hồ chứa lớn đối với các yếu tố về lưu lượng, mực nước, chất lượng nước, độ mặn.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
c) Đối với tài nguyên khoáng sản
- Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả, gắn với chế biến sâu và BVMT.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả việc thăm dò, khai thác khoáng sản theo các quy hoạch khoáng sản được phê duyệt; tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương liên quan trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục điều tra, bổ sung các khu vực có tài nguyên khoáng sản để đưa vào Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh.
- Rà soát các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có đủ điều kiện thăm dò, khai thác bổ sung vào phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
d) Đối với tài nguyên biển, hải đảo
- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 29/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ và Kế hoạch 125-KH/TU ngày 15/01/2019 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, hải đảo; đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị, biến động tài nguyên biển, hải đảo và đa dạng sinh học biển.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính chất hủy diệt, không theo mùa vụ, khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
- Tăng cường thực hiện thả giống thủy sản tái tạo bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản ở vùng cửa sông, ven biển hàng năm.
đ) Đối với năng lượng mới, năng lượng tái tạo và vật liệu mới
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống.
a) Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm tác động xấu đến môi trường; khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường
- Nâng cao chất lượng tham mưu, thẩm định đánh giá tác động môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
- Xử lý triệt để các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh bao gồm tất cả các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật.
- Xây dựng mạng lưới quan trắc trên địa bàn tỉnh; mở rộng tăng cường năng lực các trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường nước mặt, nước biển ven bờ và không khí; bổ sung trang thiết bị phòng thí nghiệm.
- Đôn đốc các cơ sở, doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có quy mô xả thải lớn thực hiện lắp đặt trạm quan trắc tự động kết nối về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
- Mở rộng hệ thống quan trắc định kỳ tại đầu nguồn các sông lớn, các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất có nguồn thải và các lưu vực sông; tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
- Xây dựng đề án cơ cấu lại sản xuất các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Quản lý chặt chẽ công tác BVMT ở các cơ sở nhập khẩu phế liệu để đảm bảo các loại phế liệu được nhập đảm bảo quy định.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 198/KH-UBND ngày 04/12/2018 về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Kế hoạch hành động số 76/KH-UBND ngày 16/3/2020 của UBND tỉnh về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
- Hướng dẫn các huyện, xã thực hiện các tiêu chí môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về ban hành phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định biện pháp thi hành Nghị quyết số 236/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 - 2025. Đánh giá quá trình triển khai để có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
- Không chấp thuận chủ trương đầu tư mới các dự án sản xuất giấy, bột giấy gần nguồn nước thuộc các hệ thống sông và hồ đập; hạn chế tối đa việc chấp thuận các dự án sản xuất xi măng, dự án sản xuất và chế biến hóa chất, các cơ sở sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh; xây dựng danh mục các dự án hạn chế chấp thuận chủ trương đầu tư.
b) Bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên và các hệ sinh thái rừng; dừng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên; tăng cường giao rừng cho cộng đồng.
- Chú trọng thực hiện trồng rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn. Thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực phòng, chống cháy rừng; ngăn chặn hiệu quả nạn phá rừng trái phép.
- Rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn, bảo vệ các hành lang đa dạng sinh học.
- Chú trọng bảo vệ khai thác hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên; tiếp tục xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái, phát triển du lịch sinh thái gắn với sử dụng, phát triển rừng bền vững.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật. Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Đầu tư, chú trọng triển khai thực hiện các chương trình, chính sách phát triển vùng đệm các khu rừng đặc dụng.
- Đổi mới phương thức tiếp cận; chủ động đấu mối, thiết lập tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm huy động các nguồn lực phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
1. Các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 được tiếp tục triển khai đến khi hoàn thành. Đối với các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch kết thúc năm 2020, các Sở, Ban, ngành và các địa phương có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng kết, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện theo dõi, đôn đốc việc tổ chức triển khai Kế hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh vào tháng 12 hàng năm.
3. Vốn để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, các quy định hiện hành có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối vốn.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Sở, ban ngành, địa phương đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết và chính sách pháp luật phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban cấp hành Trung ương khóa XI, Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ, Kế hoạch số 172-KH/TU ngày 18/10/2019 của Tỉnh ủy; trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả.
6. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, có vấn đề gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
06/NQ-CP NGÀY 21/01/2021 VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 24-NQ/TW CỦA BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BĐKH, QUẢN
LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BVMT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025 THEO KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW
NGÀY 23/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Kèm theo Kế hoạch số 153 /KH-UBND ngày 22/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa)
TT |
Tên nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Dự kiến thời gian thực hiện |
Sản phẩm |
Ghi chú |
|
1 |
Chương trình Hoạtđộng đối ngoại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 |
Sở Ngoại vụ |
Các sở, ban, ngành có liên quan |
Quý III năm 2021 |
Chương trình |
Nhiệm vụ mới |
|
2 |
Kế hoạch tăng cường hợp tác và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở Ngoại vụ |
Các sở, ban, ngành có liên quan |
Quý IV năm 2021 |
Kế hoạch |
Nhiệm vụ mới |
|
Các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH |
|||||||
1 |
Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 -2025 |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện miền núi |
8/2021 |
Quyết định phê duyệt Đề án |
Đề án bổ sung mới |
|
7 |
Đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống đê điều, công trình phòng chống thiên tai có nguy cơ tổn thương cao do tác động của BĐKH |
Ban QLKKTNS&K CN |
Các Sở, ban, ngành liên quan |
2021-2030 |
Đầu tư xây dựng hoàn thành công trình: Kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát lũ KKT trọng điểm Nghi Sơn (giai đoạn 2) |
Tiếp tục triển khai |
|
9 |
Nâng cấp, cải tạo dòng chảy sông thoát lũ, bảo tồn hệ sinh thái |
Ban QLKKTNS&K CN |
Các Sở, ban, ngành liên quan |
2021-2030 |
- Nâng cấp, cải tạo sông Sông Yên Hòa đảm bảo tiêu thoát lũ khu vực - Cải tạo dòng chảy bảo tồn hệ sinh thái Sông Bạng |
Nhiệm vụ mới |
|
12 |
Thực hiện các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH và ứng phó với những tác động của BĐKH |
Sở TTTT |
Các cơ quan thông tấn báo chí và Đài truyền thanh cấp huyện |
2025 |
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về thể chế, chính sách về thích ứng với BĐKH và nước biển dâng, - Nâng cao nhận thức về các tác động của BĐKH, từ đó thay đổi thái độ, hành vi và trách nhiệm trong ứng phó BĐKH và nước biển dâng cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh. |
Nhiệm vụ mới |
|
15 |
Lập kế hoạch phát triển mạng lưới Khí tượng thủy văn chuyên dùng cho tỉnh Thanh Hóa |
Sở TNMT |
Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan |
2022 |
Bản đồ tổng thể mạng lưới quan trắc KTTV hiện có, các công trình phải quan trắc KTTV; Bản đồ một số loại hình thiên tai có nguồn gốc KTTV; Bộ bản đồ đề xuất vị trí mạng lưới trạm thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh |
Nhiệm vụ mới |
|
16 |
Nâng cấp và xử lý sạt lở đê sông |
UBND huyện Quảng Xương |
Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan |
2025 |
Nâng cấp và xử lý 10 km đê sông Hoàng |
Nhiệm vụ mới |
|
17 |
Phối hợp triển khai hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu |
Sở Thông tin truyền thông |
Các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan |
2022 |
Đầu tư thiết bị và phần mềm để giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu |
Nhiệm vụ mới |
|
|
|||||||
1 |
Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức, sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh |
Sở TNMT |
Các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan |
2025 |
Quyết định phê duyệt Đề án |
Nhiệm vụ mới |
|
2 |
Hoàn chỉnh việc đo đạc, lập bản đồ hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho 5 huyện biên giới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
- Sở Tài chính; - Sở Nông nghiệp &PTNT; - Sở Nội vụ; - Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; - UBND các huyện biên giới; - UBND các xã thuộc các huyện biên giới. |
2025 |
Bản đồ, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính |
Nhiệm vụ mới |
|
3 |
Xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính đất của các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP , Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
- Sở Tài chính; - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - UBND các huyện, UBND các xã; - Các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác. |
2025 |
Hồ sơ ranh giới sử dụng đất, Bản đồ, hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính |
Nhiệm vụ mới |
|
|
|||||||
1 |
Thực hiện việc điều tra đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài nguyên và môi trường |
Các sở, ban ngành, UBND huyện thị xã thành phố |
2025 |
bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên địa bàn tỉnh |
Nhiệm vụ mới |
|
2 |
Thực hiện việc điều tra đánh giá, xác định và công bố dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài nguyên và môi trường |
Các sở, ban ngành, UBND huyện thị xã thành phố |
2025 |
Quyết định công bố dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh |
Nhiệm vụ mới |
|
3 |
Thực hiện lập, phê duyệt, thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài nguyên và môi trường |
Các sở, ban ngành, UBND huyện thị xã thành phố |
2025 |
Quyết định phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh |
Nhiệm vụ mới |
|
4 |
Thực hiện lập danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài nguyên và môi trường |
Các sở, ban ngành, UBND huyện thị xã thành phố |
2025 |
Quyết định phê duyệt danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh. |
Nhiệm vụ mới |
|
5 |
Xây dựng hệ thống đập lưu nước kết nối các hồ, đập đảm bảo nguồn nước cấp cho KKT |
Ban QLKKTNS&K CN |
Các Sở, ban, ngành liên quan |
2021-2030 |
Xây dựng đập lưu nước trong KKT Nghi Sơn |
Nhiệm vụ mới |
|
7 |
Điều tra hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh |
Sở TNMT |
Các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan |
2025 |
Báo cáo |
Nhiệm vụ mới |
|
8 |
Điều tra hiện trạng khai thác nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TNMT |
Các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan |
2025 |
Báo cáo |
Nhiệm vụ mới |
|
9 |
Xây dựng hệ thống cấp nước sạch |
Trung tâm điều dưỡng, cơ sở cai nghiện |
Các đơn vị có liên quan |
2025 |
Xây dựng 2 hệ thống cấp nước sạch |
Nhiệm vụ mới |
|
|
|||||||
1 |
Điều tra, đánh giá nguyên nhân sụt lún đất và đề xuất giải pháp khắc phục tại các khu vực có nguy cơ sụt lún đất trên địa bàn tỉnh |
Sở TNMT |
Các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan |
2025 |
Báo cáo đánh giá nguyên nhân sụt lún đất và đề xuất giải pháp khắc phục tại các khu vực có nguy cơ sụt lún đất trên địa bàn tỉnh |
Nhiệm vụ mới |
|
2 |
Rà soát các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có đủ điều kiện thăm dò, khai thác bổ sung vào Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 |
Sở TNMT |
Các sở, ngành và UBND các huyện có liên quan |
2025 |
Danh mục các nỏ khoáng sản đủ điều kiện thăm dò, khai thác |
Nhiệm vụ mới |
|
|
|||||||
1 |
Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong nuôi tôm thích ứng với BĐKH |
Chi cục Thủy sản |
Sở KHCN, các Viện NC NTTS, Địa phương ven biển, các tổ chức, cá nhân NTTS |
2025 |
Hoàn thiện quy trình nuôi tôm thích ứng với BĐKH, nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm |
Nhiệm vụ mới |
|
2 |
Chương trình thả giống thủy sản tái tạo bổ sung, phục hồi nguồn lợi thủy sản ở vùng cửa sông, ven biển hàng năm |
Chi cục Thủy sản |
UBND các huyện, thị, thành phố ven biển |
2025 |
Nguồn lợi thủy sản vùng cửa sông, ven biển được bổ sung, phục hồi, góp phần cân bằng sinh thái được thiết lập và duy trì |
Nhiệm vụ mới |
|
3 |
Nuôi ngao trong ao đầm nước lợ |
Chi cục Thủy sản |
Sở KHCN, các Viện NC NTTS, Địa phương ven biển, các tổ chức, cá nhân NTTS |
2025 |
Hoàn thiện quy trình nuôi ngao trong ao nước lợ thích ứng với BĐKH |
Nhiệm vụ mới |
|
4 |
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển tỉnh Thanh Hóa |
Sở TNMT |
Các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan |
2025 |
Hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển |
Nhiệm vụ mới |
|
5 |
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Thanh Hóa |
Sở TNMT |
Các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan |
2025 |
Kế hoạch |
Nhiệm vụ mới |
|
|
|||||||
1 |
Xử lý các điểm tồn lưu hóa chất Bảo vệ thực vật |
Sở TNMT |
Viện môi trường nông nghiệp - Bộ NN$PTNT |
2025 |
Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ và báo cáo chuyên đề |
Nhiệm vụ mới |
|
2 |
Xây dựng Đề án cơ cấu lại sản xuất các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TNMT |
Các sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND cấp huyện |
2025 |
Đề án |
Nhiệm vụ mới |
|
3 |
Xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế |
Sở Y tế |
Các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan |
2025 |
Xây dựng xong, đưa vào vận hành 03 hệ thống. |
Nhiệm vụ mới |
|
4 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế |
Sở Y tế |
Các Sở, ban ngành và các đơn vị liên quan |
2025 |
Xây dựng xong, đưa vào vận hành 12 hệ thống. |
Nhiệm vụ mới |
|
5 |
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ BVMT, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và ứng phó với BĐKH |
Sở KHCN |
Sở TN&MT và các Sở, ban, ngành có liên quan |
2025 |
|
Nhiệm vụ mới |
|
6 |
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT đặc biệt sử dụng tiết kiệm, hiệu quả một số loại như: năng lượng, nước, …. |
Sở Giáo dục và đào tạo |
Sở TNMT |
2024 |
100% giáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT. |
Nhiệm vụ mới |
|
8 |
Xây dựng biển nội quy, quy chế BVMT tại các khu, điểm du lịch. |
Đơn vị quản lý khu du lịch cấp tỉnh, điểm du lịch |
các Sở, ban, ngành có liên quan |
Hàng năm |
Hệ thống biển nội quy, quy chế BVMT tại các khu, điểm du lịch |
Nhiệm vụ mới |
|
11 |
Xây dựng công trình nước sạch và Vệ sinh môi trường vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện miền núi |
2025 |
Xây dựng công trình sạch cho 11 huyện miền núi. |
Nhiệm vụ mới |
|
12 |
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho Xây dựng Trạm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Nghi Sơn - Hòn Mê, tỉnh Thanh Hóa |
Sở TNMT |
Các sở, ngành, đơn vị có liên quan |
2025 |
Quyết định chấp thuận |
Nhiệm vụ mới |
|
13 |
Xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp tập trung |
UBND huyện Hoằng Hóa, Quan Sơn |
Các sở, ngành, đơn vị có liên quan |
2025 |
Khu xử lý chất thải rắn |
Nhiệm vụ mới |
|
14 |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và rác thải y tế tại các Trung tâm bảo trợ, Trung tâm điều dưỡng, cơ sở cai nghiện |
Trung tâm bảo trợ; trung tâm điều dưỡng; cơ sở cai nghiện |
Các sở, ngành, đơn vị có liên quan |
2025 |
- Xây dựng 4 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn - Xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế đạt tiêu chuẩn |
Nhiệm vụ mới |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.