ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15124/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 27 tháng 12 năm 2019 |
KIỂM TRA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2020
Thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh năm 2020; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính năm 2020, như sau:
1. Mục đích
- Đánh giá chất lượng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính các đơn vị, địa phương; rà soát những thuận lợi, khó khăn, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính;
- Làm cơ sở để đánh giá Chỉ số cải cách hành chính, công vụ, bình xét thi đua khen thưởng năm 2020.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra cải cách hành chính cần triển khai hiệu quả, thực chất, khắc phục tình trạng làm cho đạt chỉ tiêu, còn mang tính hình thức; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị tích cực triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát TTHC theo chỉ đạo của UBND tỉnh;
- Công tác kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm; tập trung kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính; tiếp nhận, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp; chú trọng kiểm tra các lĩnh vực: đất đai, đăng ký kinh doanh, tư pháp hộ tịch, xây dựng; trọng tâm kiểm tra tại các cấp cơ sở;
- Quá trình kiểm tra đảm bảo không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị, địa phương.
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính
a) Kết quả tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại các văn bản:
- Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh năm 2020, Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh năm 2020; các kế hoạch kiểm tra, tuyên truyền năm 2020;
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh năm 2020;
- Tiến độ, kết quả triển khai các chỉ đạo của UBND tỉnh về các nhiệm vụ cụ thể (kiện toàn Trung tâm hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa cấp huyện, UBND cấp xã; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính của ngành, lĩnh vực, đơn vị...).
b) Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Kết quả triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính
- Thực hiện, kiện toàn cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tập trung kiểm tra kết quả triển khai mô hình "Phi địa giới hành chính"; mô hình Bưu điện làm “Cánh tay nối dài” của Bộ phận Một cửa;
- Kết quả thực hiện tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết, trả kết quả thủ tục hành chính, dịch vụ công, nhất là các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như chế độ chính sách, đất đai, đầu tư, đăng ký kinh doanh, xây dựng, hộ tịch, thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, công an;
- Công tác rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung, ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành; kết quả thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính cho công chức, viên chức trực thuộc quản lý;
- Tổ chức công khai thủ tục hành chính, hoàn thiện bộ hồ sơ mẫu;
- Công tác tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính, TTHC, cung cấp dịch vụ công (qua đơn và Tổng đài Dịch vụ công 1022 tỉnh).
3. Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị như: trao đổi văn bản điện tử qua trục liên thông; sử dụng văn bản điện tử để điều hành xử lý công việc; sử dụng chữ ký số, chứng thư số.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC:
- Kết quả sử dụng phần mềm để tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết và trả kết quả hồ sơ của các đơn vị;
- Kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến để giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; hoạt động của Trang thông tin điện tử của đơn vị;
- Ứng dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông vào giải quyết TTHC (tiếp nhận - trả kết quả qua dịch vụ bưu chính, gửi tin nhắn SMS; sử dụng hệ thống giám sát qua camera...).
4. Triển khai thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng ISO điện tử trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
5. Tình hình thực hiện công vụ của công chức, viên chức trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ, nhất là đội ngũ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các đơn vị.
6. Kết quả thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính của các cơ quan thẩm quyền đã ban hành (đối với các cơ quan, đơn vị đã được kiểm tra từ năm 2019 về trước).
7. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo các Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
III. ĐƠN VỊ, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Đối tượng
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh.
Trong năm, tỉnh tiến hành kiểm tra ít nhất 40% Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn.
2. Thời gian kiểm tra
UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh thực hiện kiểm tra tại các đơn vị, địa phương từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2020.
3. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch (có thông báo theo lịch): Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh kiểm tra trực tiếp tại đơn vị, địa phương; trên cơ sở đó, Trưởng đoàn kiểm tra kết luận.
- Kiểm tra đột xuất: Thực hiện thường xuyên trong năm, không báo trước thời gian, địa điểm, đơn vị kiểm tra. Nội dung kiểm tra gồm toàn phần hoặc một phần nêu trong Kế hoạch này.
1. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
Chủ trì, làm đầu mối thống nhất tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh:
- Tổ chức kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị, địa phương; hạn chế tình trạng nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra cấp sở thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính tại cùng một đơn vị;
- Tham mưu thành lập Đoàn kiểm tra của tỉnh để tiến hành kiểm tra cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương;
- Báo cáo kết quả kiểm tra về Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Nội vụ theo quy định.
2. Văn phòng UBND tỉnh
Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai kiểm tra kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị, địa phương; báo cáo kết quả về Chủ tịch UBND tỉnh, Văn phòng Chính phủ theo quy định.
3. Các Sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
- Đăng ký chương trình thanh tra, kiểm tra về các nội dung trong kế hoạch này gửi Sở Nội vụ tổng hợp xây dựng, triển khai kế hoạch chung của tỉnh;
- Cử lãnh đạo đơn vị tham gia Đoàn kiểm tra của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh; báo cáo kết quả cho Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ ngành chủ quản Trung ương theo quy định.
4. Trách nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND cấp huyện
Các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát TTHC trong nội bộ để thực hiện; trong đó, đảm bảo kiểm tra ít nhất 60% các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc và đơn vị thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực. Đối với các đơn vị đặc thù có nhiều đơn vị trực thuộc (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường...) đảm bảo trong năm kiểm tra ít nhất 40% tổng số đơn vị trực thuộc.
- Tập trung kiểm tra: Tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tình hình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính; tiếp nhận, giải quyết phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính, thủ tục hành chính; tình hình thực hiện công vụ của công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận các cấp;
Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo, tổ chức kiểm tra kết quả cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính tại các phòng, ban, đơn vị và UBND cấp xã trực thuộc;
Các đơn vị, địa phương báo kết quả kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát TTHC về UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ) trước ngày 15/11/2020; trường hợp đơn vị, địa phương không báo cáo kết quả theo quy định, xem như không thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát TTHC; đây là cơ sở đánh giá công vụ, cải cách hành chính năm 2020;
Đề nghị các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.