ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2023
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 20/4/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội đến năm 2025. Trên cơ sở đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 2263/TTr-SCT ngày 17/5/2023. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai có hiệu quả, thiết thực các nhiệm vụ của ngành Công Thương trong công tác bảo vệ môi trường năm 2023 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành: Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025: Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15/7/2019 của Bộ Công Thương về tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương. Thực hiện hiệu quả các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2030: Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngành Công Thương để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng của con người làm nguồn tài nguyên hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
3. Chủ động triển khai các hành động thiết thực hưởng ứng việc bảo vệ môi trường ngành Công Thương trên các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, phát triển hệ thống hạ tầng công nghiệp, kinh doanh thương mại... Khuyến khích các doanh nghiệp ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ cụ thể giảm thiểu tác động về môi trường trong hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối.
4. Chủ động triển khai các cơ chế, chính sách liên quan nhằm tạo điều kiện, khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Công Thương tham gia thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, các chương trình, đề án, chỉ thị, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Công Thương. Thành phố có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Thành phố thông qua các ấn phẩm truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương với các tỉnh trên cả nước.
2. Nghiên cứu, tham mưu đề xuất xây dựng các cụm, điểm sản xuất, lưu giữ hóa chất tập trung đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất và các quy định về bảo vệ môi trường: Tiếp tục xây dựng các cụm công nghiệp để tách việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các làng, các khu dân cư: xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp và làng nghề theo Kế hoạch số 307/KH-UBND ngày 27/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025.
3. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương; xây dựng kế hoạch hạn chế việc sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học từ các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…. Từng bước vận động thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa, góp phần giảm thiểu chất thải nhựa ra môi trường.
4. Xây dựng Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường theo Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm cung cấp công nghệ bảo vệ môi trường, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngành Công Thương phù hợp với nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và xu hướng phát triển.
5. Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn ngành Công Thương, góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp. Triển khai các giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý môi trường cho các ngành công nghiệp theo điều kiện và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ.
6. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý môi trường, giảm nhẹ phát thải nhà kính trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại.
7. Tham gia đánh giá, nhận diện các tác động môi trường của các dạng năng lượng mới như điện từ rác thải, điện mặt trời; đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; rà soát, đánh giá môi trường tổng hợp đối với một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp... để xây dựng chính sách quản lý, kiểm soát phù hợp.
8. Tăng cường công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các làng nghề, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; kiểm soát các nguồn thải chất thải nguy hiểm.
9. Thực hiện hiệu quả công tác thống kê, khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương theo quy định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương Hà Nội năm 2023: Từ nguồn Ngân sách cấp Thành phố đảm bảo theo quy định, đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 4969/QĐ-UBND ngày 10/12/2022 của UBND Thành phố.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Thành phố với các nội dung, hình thức phù hợp, thiết thực. Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương với các tỉnh trên cả nước.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương tham mưu UBND Thành phố xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp môi trường đến 2025 theo Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025”; Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn theo Quyết định số 687/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; các nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn ngành Công Thương theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về thực hiện công tác bảo vệ môi trường của ngành Công Thương năm 2023: Kế hoạch thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023; Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023; Kế hoạch tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương năm 2023.
- Thống kê, lập danh sách các doanh nghiệp ngành Công Thương thuộc đối tượng phải thực hiện khai báo về môi trường theo quy định tại Thông tư số 42/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương quy định về khai báo, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương.
- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường ngành Công Thương theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố xây dựng và ban hành hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đảm bảo theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Sỏ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 09/12/2022 của UBND Thành phố về ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hà Nội; tham mưu thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 12/6/2017 của UBND Thành phố ban hành quy định về lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội, trình UBND Thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Công Thương tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển công nghiệp môi trường và các nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm thiểu chất thải nhựa, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn ngành Công Thương.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, và các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại và công nghiệp theo thẩm quyền.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tăng cường ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kinh tế tuần hoàn, công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn ngành Công Thương.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về kinh tế tuần hoàn, công nghiệp môi trường và các nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn ngành Công Thương.
6. Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Công Thương tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kinh tế tuần hoàn, công nghiệp môi trường, các nhiệm vụ liên quan đến biến đổi khí hậu, giảm thiểu chất thải nhựa, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô zôn ngành Công Thương.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại và công nghiệp theo thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này nếu có khó khăn, vướng mắc, Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM
VỤ THUỘC KẾ HOẠCH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2023.
(Kèm theo Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 24/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội)
TT |
Danh mục |
Đơn vị phối hợp |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Thời gian thực hiện |
|
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
|||||
1 |
Tuyên truyền, phổ biến công tác bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn Thành phố. |
Sở Công Thương |
Các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương; UBND các quận, huyện, thị xã. |
Lớp |
03 |
Quý III-IV/2023 |
2 |
Thống kê, đánh giá các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các khu dân cư; phân loại, đề xuất di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. |
Sở Công Thương |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Công Thương; UBND các quận, huyện, thị xã. |
Doanh nghiệp |
80 |
Quý III-IV/2023 |
3 |
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch tăng cường biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương năm 2023. |
Sở Công Thương |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã. |
Kế hoạch |
01 |
Quý III/2023 |
4 |
Xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. |
Sở Công Thương |
Các sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã. |
Kế hoạch |
01 |
Quý III/2023 |
5 |
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Sở Công Thương |
Các sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã. |
Kế hoạch |
01 |
Quý III/2023 |
6 |
Trao đổi học tập kinh nghiệm công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương tại các tỉnh, thành phố phía Nam. |
Sở Công Thương |
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố. |
Đoàn |
01 |
Quý IV/2023 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.