ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 01 tháng 08 năm 2023 |
PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU NĂM 2023
1. Tình hình bệnh Tay chân miệng Khu vực phía Nam
Theo báo cáo của Viện Pasteur TP.HCM tại cuộc họp trực tuyến khẩn với 20 tỉnh, thành phía Nam về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Tay chân miệng trong tuần (thứ 24), riêng 20 tỉnh thành phía Nam ghi nhận 2.000 ca mắc bệnh Tay chân miệng, tăng hơn 23% so với tuần trước đó và có 2 ca tử vong. Các tỉnh có số ca mắc tăng cao trong tuần 24 là Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Khu vực phía Nam đã có 11.065 ca mắc bệnh Tay chân miệng và có 07 trường hợp tử vong tại các tỉnh Kiên Giang; Long An; Bình Phước; Cần Thơ; Bình Dương; Đồng Tháp; Bạc Liêu. Các trường hợp tử vong đều dưới 5 tuổi, xét nghiệm do vi rút Entero 71 (EV17).
2. Tình hình bệnh Tay chân miệng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận từ đầu năm đến ngày 22/06/2023 trên địa bàn số mắc Tay chân miệng là 225 trường hợp mắc, chưa ghi nhận trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2022 số ca mắc giảm 66,1%. Tuy nhiên số ca mắc từ đầu tháng 6 đến ngày 26/6/2023 ghi nhận 100 trường hợp mắc tăng hơn gấp 03 lần (24 ca) so với tháng 5. Số ca mắc đang có chiều hướng tăng nhanh từ tuần 23 đến nay, trung bình ghi nhận hơn 33 ca mắc/tuần. Kết quả xét nghiệm bệnh Tay chân miệng tính đến ngày 19/6/2023 có 02 mẫu xét nghiệm dương tính với Enterovirus 71. Số ổ dịch ghi nhận trên toàn tỉnh là 21 ổ trong đó có 17 ổ dịch tai cộng đồng và 04 ổ dịch tại trường học.
3. Dự báo tình hình dịch 6 tháng cuối năm
- Nhận định tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh và Khu vực phía Nam số ca mắc đang có xu hướng gia tăng, nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng là rất lớn, đặc biệt vào thời điểm học sinh tựu trường (tháng 8, tháng 9).
- Qua xét nghiệm cho thấy năm 2023 số ca mắc do vi rút EV71 chiếm tỷ lệ cao, dễ gây biến chứng và nguy cơ số ca tử vong sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng không lây lan trong cộng đồng và hạn chế thấp nhất số ca mắc và tử vong, theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 155/TTr-SYT ngày 13/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh Tay chân miệng năm 2023 như sau:
- Chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh, triển khai các biện pháp kịp thời không để dịch bệnh Tay chân miệng lan rộng trong trường học và cộng đồng.
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất số trường hợp tử vong.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống bệnh Tay chân miệng, chú trọng đến các biện pháp phòng bệnh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo triển khai phòng chống bệnh Tay chân miệng trên địa bàn, các cơ sở y tế và trường học.
2. Công tác giám sát, xử lý ổ bệnh, điều trị ca bệnh
- Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Tay chân miệng nhằm phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, trường học.
- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, hóa chất sẵn sàng triển khai, khoanh vùng và xử lý ổ bệnh kịp thời, triệt để không để bệnh lan rộng.
- Rà soát và chuẩn bị cơ sở vật tư, trang thiết bị, thuốc phục vụ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với ngành Giáo dục và các đơn vị liên quan thường xuyên tổng vệ sinh môi trường lớp học, nhà có trẻ dưới 5 tuổi.
- Tuyên truyền đến mọi người thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, thực hiện ăn chín, uống chín.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ Y tế, giáo viên và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống bệnh Tay chân miệng cho cộng đồng và trường học dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp, dễ hiểu.
- Phối hợp các đơn vị tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Tay chân miệng trong trường học và cộng đồng.
- Nội dung tuyên truyền cần làm rõ các nội dung mà người dân cần phải biết bao gồm:
+ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, nên việc mỗi người dân phải tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết.
+ Tuyên truyền các triệu chứng chính của bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu chuyển bệnh nặng: sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch như sốt cao, giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, rung giật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh để người dân/người chăm sóc trẻ/cô giáo có thể tự phát hiện sớm bệnh nhân và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
+ Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
+ Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm trong nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
+ Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
+ Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, hóa chất cho công tác xử lý ổ dịch.
- Đảm bảo dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công tác xét nghiệm lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm.
- Sẵn sàng đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế cho công tác cấp cứu, điều trị.
- Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh, các trường hợp bệnh, ổ dịch theo đúng quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
- Tăng cường triển khai giám sát dựa vào sự kiện (EBS), phát hiện sớm, khoanh vùng và xử lý kịp thời các ổ dịch.
- Theo dõi tình hình mắc bệnh Tay chân miệng tại Khu vực phía Nam và trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo phòng, chống bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống bệnh Tay chân miệng tại các địa phương.
- Hướng dẫn và kiểm tra các địa phương đảm bảo đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác điều trị và phòng, chống bệnh Tay chân miệng của các đơn vị.
- Thực hiện và triển khai công tác phòng, chống bệnh Tay chân miệng theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Tăng cường khám sàng lọc phát hiện sớm ca bệnh Tay chân miệng để cách ly và điều trị hạn chế thấp nhất tử vong do bệnh gây ra.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế Hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn hiện hành; Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Tay chân miệng của Bộ Y tế.
- Rà soát và dự kiến kinh phí bổ sung mua sắm trang thiết bị, thuốc, hóa chất và vật tư y tế cần thiết cho công tác phòng, chống bệnh Tay chân miệng tại các cơ sở Y tế trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền đến cán bộ quản lý, giáo viên, người lao động và phụ huynh học sinh kiến thức, biện pháp phòng chống dịch bệnh Tay chân miệng và các dịch bệnh khác trong trường học.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh Tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương xử lý kịp thời ổ dịch tai trường học.
- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức tập huấn công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng cho toàn thể nhân viên trường; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh Tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục, nhất là ở các nhà trẻ, trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ dưới 5 tuổi”.
Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt và dự toán do các cơ quan, đơn vị lập, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách thực hiện đối với các nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và phân cấp ngân sách hiện hành”.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Y tế và chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường truyền thông phòng chống bệnh Tay chân miệng trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bệnh Tay chân miệng trên các kênh thông tin cơ sở.
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp công tác phòng, chống bệnh Tay chân miệng tại địa phương.
6. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh Tay chân miệng tại địa phương: bố trí kinh phí mua sắm hoá chất khử khuẩn xử lý ổ dịch, công tác chỉ đạo, triển khai và phối hợp giữa các đơn vị.
- Phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương.
- Phối hợp với ngành Y tế trong công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng: phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly điều trị, xử lý ổ dịch….
- Thành lập Đoàn kiểm tra công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng tại các xã, phường, thị trấn, trường học, nhóm trẻ tự phát và nhóm trẻ gia đình.
- Chỉ đạo cho UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức các đội tự quản tại chỗ (phối hợp ban, ngành, đoàn thể) để hàng ngày kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại từng hộ gia đình, đặc biệt gia đình bệnh nhân và những gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi.
UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Tay chân miệng đạt hiệu quả cao nhất; trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo ngay cho UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế) để kịp thời giải quyết theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.