ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 834/SNN-TTBVTV ngày 22/3/2024; ý kiến biểu quyết thống nhất của Thành viên UBND tỉnh (thực hiện trên hệ thống điện tử TD và văn bản giấy), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát triển cây công nghiệp (chè, cao su) trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức lại sản xuất các vùng sản xuất cây công nghiệp chủ lực tập trung, quy mô lớn, gắn với phát triển các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Đẩy mạnh liên kết tại vùng sản xuất cây cây công nghiệp chủ lực tập trung; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm.
2. Yêu cầu
Phát triển cây công nghiệp phải phù hợp với Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Chè công nghiệp
Đến năm 2030 diện tích chè toàn tỉnh khoảng 1.500 ha tập trung tại các huyện: Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê, diện tích cho sản phẩm khoảng 1.350 ha, năng suất khoảng 146 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 19.700 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9 - 10 triệu USD (chi tiết có Phụ lục 1 kèm theo).
2. Cao su
Đến năm 2030 diện tích cao su 7.384 ha, diện tích cho sản phẩm 5.889 ha, năng suất mũ 13,0 tạ/ha, sản lượng mũ 7.761 tấn; tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (chi tiết có Phụ lục 2 kèm theo).
III. GIẢI PHÁP
1. Đối với chè công nghiệp
1.1. Về tổ chức sản xuất
- Tiếp tục phát huy hình thức sản xuất liên kết chè theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Các địa phương, đơn vị căn cứ Kế hoạch, xác định quy mô vùng sản xuất chè, đầu tư nguồn lực để xây dựng, phát triển và tổ chức sản xuất có hiệu quả.
- Đối với hộ gia đình sản xuất chè, chủ động và phát huy hình thức sản xuất liên kết với trực tiếp doanh nghiệp hoặc thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất chè,...
1.2. Về khoa học công nghệ
- Về sử dụng giống: tiếp tục thay thế các giống chè cũ năng suất thấp bằng các giống mới LDP2, PH1, .... trên các diện tích chè già cỗi; 100% diện tích chè trồng mới được sử dụng giống đạt tiêu chuẩn.
- Áp dụng và kiểm soát chặt chẽ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hữu cơ... nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
- Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên chè, tập trung đầu tư thâm canh, đẩy mạnh cơ giới hóa, mở rộng diện tích chè tưới tiết kiệm nước.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.3. Về thị trường tiêu thụ
Phát huy các thị trường xuất khẩu truyền thống (Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan...), tìm kiếm và phát triển các thị trường tiềm năng: EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước tham gia hiệp định EVFTA, IPA.
1.4. Về quản lý nhà nước
- Thực hiện công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng, giống, chất bảo quản,...); quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất chè.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất chè, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã,…
+ Chính sách của Trung ương: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; các chính sách của chương trình mục tiêu quốc gia,...
+ Chính sách của tỉnh: Nghị quyết 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025.
- Huy động nguồn kinh phí từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia thực hiện đầu tư đồng bộ hạ tầng (đường giao thông, điện, hệ thống tưới tiêu,...) các vùng sản xuất chè công nghiệp; thực hiện cấp mã số vùng trồng cho các vùng sản xuất chè tập trung; đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến chè; xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.5. Phát triển sản xuất chè gắn với du lịch trải nghiệm
- Rà soát, lựa chọn các vùng chè có lợi thế để phát triển sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa, ẩm thực nhằm thu hút khách tham quan, mua sắm, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chè.
- Đầu tư xây dựng cải tạo, thiết kế vườn chè; giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường để phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách nhằm từng bước tăng thu nhập cho người làm chè cũng như doanh nghiệp.
2. Đối với cây cao su
2.1. Về tổ chức sản xuất
- Tiếp tục tập trung chăm sóc, bảo vệ, khai thác có hiệu quả diện tích cao su hiện có; đối với vườn cao su hết chu kỳ khai thác, chỉ xem xét tái canh những diện tích chu kỳ trước sinh trưởng phát triển tốt, đảm bảo hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc cao su trên đất dốc; ưu tiên thực hiện hình thức sản xuất nông lâm kết hợp; trồng xen dưới tán cao su bằng các loài cây có giá trị (gừng, nghệ, hương bài…) để tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích. Xây dựng chứng chỉ rừng bền vững (VFSC) cho diện tích cao su hiện có, gắn sản xuất cao su với việc phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Thực hiện tốt công tác chế biến để đảm bảo sản phẩm đầu ra từ cao su có chất lượng tốt, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
2.2. Về khoa học công nghệ
- Nghiên cứu, thử nghiệm các giống cao su mới trên số diện tích trồng tái canh phù hợp với điều kiện sinh thái Hà Tĩnh nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại phục vụ chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm cao su, đáp ứng rộng rãi nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
1.3. Về thị trường tiêu thụ
Tiếp tục làm tốt công tác thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc; mở rộng các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Châu Âu....
1.4. Về quản lý nhà nước
- Rà soát, đánh giá toàn diện tình hình sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh; từng bước xem xét, đề xuất chuyển đổi diện tích cao su kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
- Thực hiện công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất sản xuất cao su (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…).
IV. NGUỒN KINH PHÍ: kinh phí thực hiện Kế hoạch: từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình...; từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT: chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện; định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền các giải pháp để điều chỉnh (nếu cần thiết), đảm bảo các nội dung tại Kế hoạch được thực hiện hiệu quả trên thực tế.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ du nhập, khảo nghiệm các giống cây công nghiệp chủ lực (chè, cao su) mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với từng vùng sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu. Hoàn thiện, ứng dụng quy trình canh tác đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm; quy trình canh tác tiên tiến trong các khâu: trồng, chăm sóc, tưới nước, bón phân, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thiết bị chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực của tỉnh đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Hỗ trợ nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm cây công nghiệp chủ lực thông qua công tác sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở kế hoạch, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn theo quy định.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo trọng tâm, trọng điểm và đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
5. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thuộc lĩnh vực, ngành quản lý.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ trang thiết bị, dây chuyền cho các mô hình chế biến, phân loại, bảo quản sản phẩm.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn hằng năm rà soát, hướng dẫn người sản xuất thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật sản xuất cây công nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế, ổn định sinh kế, đúng quy hoạch.
- Căn cứ nhu cầu thực tế của địa phương, định hướng phát triển cây công nghiệp theo kế hoạch này; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp).
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp,... tham gia đầu tư phát triển cây công nghiệp trên địa bàn.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp lĩnh vực nông nghiệp cấp tỉnh
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân tích cực tham gia, tổ chức sản xuất cây công nghiệp, nhất là tăng cường liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với tiêu thụ hình thành chuỗi, khắc phục hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, đẩy mạnh đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các Sở, ngành, các tổ chức thành viên có liên quan nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của các đoàn viên, hội viên, Nhân dân để kịp thời hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người dân sản xuất cây công nghiệp.
* Chế độ thông tin và báo cáo: các Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/6), năm (trước ngày 15/12) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT; giao Sở Nông nghiệp và PTNT đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra; tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC 1:
ĐỊNH
HƯỚNG SẢN XUẤT CHÈ CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 147/KH-UBND ngày 07/04/2024 của UBND tỉnh)
TT |
Huyện, thành phố, thị xã |
Kết quả năm 2023 |
Kế hoạch năm 2030 |
||||||
Diện tích (ha) |
Diện tích cho sản phẩm (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Diện tích cho sản phẩm (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
Tổng |
1225 |
1177 |
120,11 |
14137 |
1500 |
1350 |
146 |
19700 |
|
1 |
Hương Sơn |
695 |
665 |
115,62 |
7689 |
744 |
714 |
154 |
11020 |
2 |
Vũ Quang |
12 |
12 |
56,67 |
68 |
12 |
12 |
67 |
80 |
3 |
Hương Khê |
184 |
177 |
143,56 |
2541 |
384 |
284 |
134 |
3800 |
4 |
Kỳ Anh |
334 |
323 |
118,85 |
3839 |
360 |
340 |
141 |
4800 |
PHỤ LỤC 2:
ĐỊNH
HƯỚNG SẢN XUẤT CAO SU NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 147/KH-UBND ngày 07/04/2024 của UBND tỉnh)
TT |
Huyện, thành phố, thị xã |
Kết quả năm 2023 |
Kế hoạch năm 2030 |
||||||
Diện tích (ha) |
Diện tích cho sản phẩm (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Diện tích cho sản phẩm (ha) |
Năng suất (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
Tổng |
8439 |
5428 |
8,00 |
4340 |
7384 |
5889 |
13 |
7761 |
|
1 |
Hương Sơn |
681 |
547 |
15,50 |
848 |
681 |
681 |
16 |
1056 |
2 |
Đức Thọ |
253 |
90 |
5,89 |
53 |
246 |
125 |
12 |
150 |
3 |
Vũ Quang |
859 |
306 |
7,55 |
231 |
824 |
415 |
12 |
498 |
4 |
Can Lộc |
413 |
372 |
7,96 |
296 |
400 |
400 |
13 |
520 |
5 |
Hương Khê |
6128 |
4018 |
7,09 |
2848 |
5128 |
4163 |
13 |
5412 |
6 |
Thạch Hà |
105 |
95 |
6,74 |
64 |
105 |
105 |
12 |
126 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.