ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:
1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung chỉ đạo, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả định hướng, mục tiêu và các chủ trương, chính sách lớn; nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực công khai, minh bạch, hiệu quả.
2. Triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW gắn với thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình công tác toàn khóa của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050; bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo thực hiện; nhiệm vụ, giải pháp phù hợp phạm vi quản lý và thực tiễn địa phương đối với các định hướng về quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với việc khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của địa phương, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống; hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đối với nguồn nhân lực
- Đến năm 2025: Tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, nâng cao chất lượng, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo đặt 80%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thiết lập hệ thống sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; từng bước khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực trong nền kinh tế. Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ở mức dưới 30% tổng số lao động của tỉnh, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ.
- Đến năm 2035: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quản lý. Chú trọng xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu phát triển các cụm ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao trong giai đoạn này. Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 20% tổng số lao động của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ trên 60%. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt giá trị trên 0,750.
- Đến năm 2045: Quy mô dân số khoảng 1,4 - 1,5 triệu người. Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưới 10% trong cơ cấu lao động; tiến đến đạt mức độ toàn dụng lao động khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90-95%. Hình thành kinh tế tri thức, từng bước phát triển các ngành, sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, áp dụng các phương thức quản lý kinh tế hiện đại. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao (giá trị từ 0,800 trở lên).
2.2. Đối với nguồn vật lực
- Đến năm 2025
+ Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, quy hoạch, sử dụng tài nguyên. Phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên có tiềm năng, thế mạnh như tài nguyên biển, rừng để phát triển du lịch biển gắn với du lịch sinh thái, tâm linh, lịch sử, văn hóa... trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp vợi thực tế quy mô và hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường. Củng cố mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường.
+ Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các công trình có tính chất cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và kết nối vùng, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển. Hoàn thành đồng bộ tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng, đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn qua Hà Tĩnh, nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 8; đầu tư thông tuyến ĐT 553 đoạn Thạch Điền - Lộc Yên, thông tuyến ĐT 554 đoạn Cẩm Mỹ - Kỳ Thượng; triển khai tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Dạ; từng bước hình thành đường hành lang biên giới và nâng cấp các tuyến đường tỉnh khác tối thiểu đạt cấp IV đồng bằng. Nâng cấp cơ sở hạ tầng thị xã Kỳ Anh cơ bản đáp ứng tiêu chí đô thị loại II, đưa thị xã Kỳ Anh lên thành phố; chuẩn bị các điều kiện kêu gọi đầu tư sân bay Hà Tĩnh; hoàn thiện đê chắn sóng khu cảng Vũng Áng, đầu tư xây dựng nâng cấp cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương; hoàn thiện trung tâm Logistic Vũng Áng, trung tâm logistics Sơn Dương, kêu gọi đầu tư trung tâm Logistic Đức Thọ. Kêu gọi, huy động đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, thương mại.
- Đến năm 2035
+ Sử dụng hiệu quả quỹ đất để phát triển các ngành nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển hệ thống đô thị; khai thác tối đa quỹ đất sản xuất nông nghiệp; mở rộng diện tích đất đô thị; đưa vào khai thác hợp lý quỹ đất chưa sử dụng; giảm diện tích đất tự nhiên chưa đưa vào khai thác, sử dụng từ 4,6% năm 2020 xuống còn dưới 0,8% đến năm 2035. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm; kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn nước, đáp ứng nguyên tắc đa mục tiêu trong sử dụng nước, giảm thiểu tác động mưa lũ. Hoàn thiện hệ thống mạng quan trắc giám sát môi trường, các dự án công nghiệp xả thải lớn, giám sát khai thác tài nguyên nước. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%.
+ Đầu tư nâng cấp các tuyến trục ngang, trục dọc của tỉnh đạt quy mô theo quy hoạch kết nối thuận tiện, nhanh chóng đến các vùng, miền, các trục giao thông chiến lược như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, nâng cấp tuyến ven biển, trục kết nối Vũng Áng - Chalo và Vũng Áng - Cầu Treo; kêu gọi đầu tư xây dựng sân bay Hà Tĩnh; hoàn thiện đê chắn sóng khu cảng Sơn Dương; xây dựng trung tâm Logistic Đức Thọ. Thực hiện các công tác chuẩn bị để triển khai” dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh. Tiếp tục kêu gọi, huy động đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, thương mại.
- Đến năm 2045
Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, phục hồi các khu khai thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị phá hủy, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cơ bản; thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hoàn thiện cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; trở thành một cực phát triển quan trọng của kinh tế khu vực, của hành lang kinh tế Đông - Tây với các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.
2.3. Đối với nguồn tài lực
Thời kỳ 2021 - 2030, phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm đạt 14-15%, tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm so với GRDP là 24-25%; đảm bảo cân đối ngân sách; kiểm soát chặt chẽ nợ công; từng bước giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển. Khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai; đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; đến năm 2035 thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5% trong tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm; đến năm 2045 giữ ổn định thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5-7% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức về vai trò nguồn nhân lực, thực hiện tốt chủ trương coi giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Tập trung thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến 2025 và những năm tiếp theo.
- Khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng các trường mầm non, phổ thông quốc tế và trường mầm non, phổ thông tư thục chất lượng cao. Tạo điều kiện thuận lợi để các trường tư thục củng cố, nâng cao chất lượng, phát triển bền vững.
- Thực hiện tốt phân luồng học sinh ngay từ cuối cấp trung học cơ sở, đầu cấp phổ thông trung học. Đẩy mạnh chương trình hợp tác đào tạo theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội.
- Quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực lao động đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng lao động; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng đô thị hóa của tỉnh.
- Đổi mới công tác quản lý, phương thức hoạt động, phát huy vai trò tuyên truyền, vận động của các tổ chức, đoàn thể của các đoàn thể, các tổ chức quần chúng, xã hội nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.
- Phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và sử dụng có hiệu quả nhân tài.
- Xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc; xác định cơ cấu công chức, viên chức, xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm để làm cơ sở thực hiện chính sách tiền lương mới. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng bố trí lại cơ cấu viên chức. Đẩy mạnh quá trình trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức sự nghiệp công lập trong quản lý, sử dụng nhân lực.
- Thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, có tính định lượng, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương, bảo đảm xuyên suốt, liên tục, đa chiều, dân chủ, khách quan sau khi có quy định của Trung ương và của tính; thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, gắn với kết quả hoạt động công vụ và hiệu suất làm việc.
- Chú trọng quảng bá, mời gọi, kết nối, huy động nguồn lực đầu tư từ con em xa quê và kiều bào Hà Tĩnh. Nghiên cứu xây dựng chiến lược thu hút nhân tài của tỉnh theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay nước ngoài. Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
1.2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa. Tập trung thực hiện chủ trương, chính sách phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến 2025 và những năm tiếp theo.
- Bảo đảm số lượng cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và hạ tầng cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục toàn diện; phấn đấu 100% trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025, tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 đặt 80% vào năm 2025 và trên 90% vào năm 2030.
- Phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả nhân tài. Chú trọng quảng bá, kết nối, huy động nguồn lực đầu tư của con em Hà Tĩnh trong và ngoài nước, Nghiên cứu tham mưu xây dựng chiến lược thu hút nhân tài của tỉnh. Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững của tỉnh.
- Xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp xuyên suốt trong quá trình học THPT để giúp học sinh định hình năng lực thực sự và hình dung cơ hội việc làm. Đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của những người làm công tác giáo dục và tư vấn nghề nghiệp.
- Kêu gọi, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo đạt chuẩn quốc tế tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh.
1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp Sở Tài chính tham mưu ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường Đại học Hà Tĩnh; Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng dạy và học.
- Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để tham mưu đầu tư cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp các thủ tục đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề đặt chuẩn quốc tế tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh.
1.4. Sở Nội vụ
- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc quyết định phê duyệt theo thẩm quyền đối với đề án vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo sau khi có văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn chế độ tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Hướng dẫn thực hiện việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện việc thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ làm việc tại các cơ quan, đơn vị theo quy định của Trung ương (trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học ở nước ngoài).
1.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Hoàn thiện sắp hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII và Nghị quyết của HĐND tỉnh; đổi mới mạnh mẽ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng tiếp cận nhu cầu của thị trường lao động, tăng nhanh số lượng lao động đào tạo qua đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và phục vụ các công trình dự án đầu tư trên địa bàn, xem đây là nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hàng đầu trong thời gian tới.
- Phát triển mạnh mẽ thị trường lao động; thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là thị trường Châu Âu và các thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc; khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực dự báo cung - cầu lao động. Xây dựng mạng lưới và khuyến khích phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối hệ thống sàn giao dịch, giới thiệu việc làm, mạng lưới dịch vụ việc làm cả nước.
- Kêu gọi, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề đạt chuẩn quốc tế tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh.
1.6. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu của Chương trình hành động số 1282-CTr/TU ngày 30/11/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 3/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
1.7. Sở Khoa học và Công nghệ
Tích cực chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái; nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thúc đẩy hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp; huy động nguồn lực thông qua các Chương trình KH&CN cấp Quốc gia và Hợp tác quốc tế cho nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Xây dựng mô hình ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo trong toàn dân phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.
1.8. Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, quan tâm đầu tư hệ thống giáo dục nghề nghiệp đồng bộ.
2.1. Đối với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đẩy mạnh điều tra, thăm dò đánh giá tiềm năng, trữ lượng khoáng sản, quy hoạch quản lý và khai thác khoáng sản, quan tâm công tác quản lý, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả. Định hướng giải pháp phù hợp sau khi Trung ương có quyết định chính thức đối với Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê.
- Xiết chặt quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, thực hiện đấu giá công khai, minh bạch. Tuyệt đối không xuất, bán tài nguyên thô đối với những loại khoáng sản đã có cơ sở chế biến sâu. Lấy hiệu quả kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn để cấp phép các dự án đầu tư. Yêu cầu áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản.
- Đẩy mạnh công tác thăm dò, đánh giá tiềm năng nước mặt và nước ngầm. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành cấp nước có tính tới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Triển khai thực hiện giải pháp lưu giữ và sử dụng tiết kiệm các nguồn nước. Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Điều tra và lập cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học quốc gia. Tăng cường năng lực dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại.
- Rà soát diện tích và tình hình đất đã giao cho các chủ sử dụng, nhất là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước quy mô lớn; xử lý triệt để bất cập trong quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, nhất là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán trái pháp luật.
- Rà soát lại các mỏ đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tuy chưa hết hạn nhưng không còn hoạt động, những mỏ giấy phép đã hết hạn nhưng chưa thực hiện đóng cửa mỏ để có phương án quản lý phù hợp.
2.1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Rà soát, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2019-2020 theo Nghị quyết số 123/NQ-HĐND; tham mưu, xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới về Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 13/3/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và khai khai thác tiềm năng, lợi thế rừng và đất lâm nghiệp; Nghị quyết 187/2019/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của HĐND tỉnh về tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp. Trong đó chú trọng quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng, rừng tự nhiên hiện có; phát triển hình thành các vùng liên kết trồng rừng nguyên liệu, gắn với các nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu, phát huy lợi thế kinh tế từ rừng và đất lâm nghiệp, nâng cao đời sống người dân sống gần rừng, góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, duy trì độ che phủ hàng năm ổn định trên 52%.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của BCH Trung ương Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách phát triển thủy sản (theo Nghị định 67/NĐ-CP và Nghị định số 17/NĐ-CP của Chính phủ). Chỉ đạo thực hiện nghiêm các giải pháp chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp; xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân trong thời gian tạm ngừng khai thác thủy sản và chuyển đổi nghề. Phối hợp thực hiện các chương trình điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản; tham mưu thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo. Tăng cường chống biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở, bảo vệ tài nguyên biển. Phấn đấu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh mạnh về biển, giàu từ biển; đến năm 2030 kinh tế biển, ven biển đóng góp 65-70% GRDP của tỉnh.
2.1.3. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế từng vùng thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường; sử dụng giống năng suất và chất lượng cao, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
- Xiết chặt quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, thực hiện đấu giá công khai, minh bạch. Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, việc khai thác tài nguyên không phép, trái phép.
2.2. Đối với nguồn lực cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội
2.2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ, ODA. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 gắn với định hướng phát triển các ngành, tổ chức không gian phát triển, phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng, phương án kết nối vùng theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030. Tập trung triển khai các công trình, dự án trọng điểm, có tính kết nối vùng theo từng giai đoạn. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện cơ chế chính sách và đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), cơ chế chính sách huy động nguồn lực từ xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội, tập trung vào hạ tầng giao thông, đô thị, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, hạ tầng số.
- Thường xuyên phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư sử dụng đất, kiên quyết chấm dứt đầu tư đối với các dự án kém hiệu quả, thiếu tính khả thi để ưu tiên hạ tầng quỹ đất, mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư, dự án đầu tư có hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản gắn với thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phát sinh nợ xây dựng cơ bản, giải ngân vốn chậm. Hoàn thiện cơ chế, quy định về phân cấp quản lý đầu tư theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm và có chế tài mạnh đối với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu trong các quyết định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm quản lý thống nhất; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
2.2.2. Sở Xây dựng
- Xây dựng quy chế và cơ chế quản lý khai thác kết cấu hạ tầng đô thị. Xây dựng các chính sách về khai thác, sử dụng hạ tầng, trụ sở làm việc ở các địa phương, đơn vị trong lộ trình thực hiện nhập thôn, xã, sáp nhập các cơ quan, đơn vị.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện về quy hoạch, hạ tầng, quỹ đất cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.
2.2.3. Ban Quản lý các Khu kinh tế tỉnh
Tạo mọi điều kiện và tăng cường xúc tiến đầu tư nâng cấp hạ tầng cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương, trung tâm logistics tại Vũng Áng- Sơn Dương gắn với dịch vụ hậu cảng, trung tâm logistics Cầu Treo, đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
2.2.4. Sở Công Thương
Xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đầu tư hạ tầng thương mại (Trung tâm hội chợ triển lãm tỉnh, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ,...). Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
2.2.5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi số trước năm 2025 phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử; Chính phủ số, đô thị thông minh, phát triển các ngành kinh tế động lực trên địa bàn tỉnh và là nền tảng phát triển kinh tế số; xây dựng Đề án hình thành nguồn nhân lực cho kinh tế số; phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức điện tử, doanh nhân và công dân điện tử trên địa bàn.
- Xây dựng hạ tầng ICT theo công nghệ số, đáp ứng yêu cầu hoạt động giao dịch điện tử ngày càng tăng; yêu cầu của việc cung cấp dịch vụ công trong Chính quyền điện tử; thương mại điện tử, kinh tế số,...
2.2.6. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại trong tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế-xã hội, trước hết ưu tiên triển khai đối với lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu đất đai, môi trường, đầu tư công, tài sản công, quản lý dự án đầu tư của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
- Phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư sử dụng đất, kiên quyết chấm dứt đầu tư đối với các dự án kém hiệu quả, thiếu tính khả thi để ưu tiên hạ tầng quỹ đất, mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư, dự án đầu tư hiệu quả.
- Ưu tiên nguồn lực thực hiện Đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Huy động nguồn lực đầu tư các trục giao thông trọng yếu để mở rộng không gian đô thị thành phố, hình thành các hành lang, trục phát triển, xây dựng thành phố Hà Tĩnh từng bước hiện đại, thông minh.
3.1. Sở Tài chính
- Phối hợp với ngành Thuế, hải quan và các địa phương tăng cường công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu ngân sách.
- Điều hành, quản lý chi ngân sách đảm bảo dự toán giao, chặt chẽ, đúng chế độ quy định; chủ động điều hành ngân sách phù hợp với tiến độ thu ngân sách. Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.
- Tập trung dành nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản và các nhiệm vụ cấp bách khác. Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, điều chỉnh tiền lương. Kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng ngân sách và các khoản chi phát sinh ngoài dự toán.
- Thực hiện cơ chế tự chủ và khoán chi ngân sách thường xuyên. Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ và tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương.
- Tiết kiệm các khoản chi ngân sách, nhất là các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết để ưu tiên dành nguồn bố trí chi đầu tư phát triển, lồng ghép các nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới để đảm bảo nguồn lực thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh; trong đó tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, du lịch, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
- Phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát toàn bộ tài sản công thuộc phạm vi tỉnh quản lý; trên cơ sở đó thực hiện việc khai thác tài sản công hiệu quả, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tránh thất thoát, lãng phí.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai có hiệu quả việc cổ phần hóa; giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước, bảo đảm đúng quy định, hiệu quả.
- Kiểm soát và quản lý nợ công trong giới hạn cho phép, đẩy mạnh cơ cấu lại nợ công, kiểm soát chặt chẽ các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn; hoàn thiện chính sách quản lý nợ công phù hợp tình hình thực tiễn. Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, gắn trách nhiệm phân bổ, sử dụng vốn vay với trách nhiệm giải trình, cân đối nghĩa vụ trả nợ.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công; xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công...theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công phù hợp với điều kiện thực tiễn trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; có giải pháp quản lý, xử lý hiệu quả đối với đất và tài sản trên đất trụ sở cơ quan, nhà văn hóa, tổ dân phố không còn sử dụng. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách tài chính về đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Giảm các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho phát triển.
3.2. Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh:
- Triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ đầu năm; phấn đấu thu đạt và vượt dự toán. Tăng cường phối hợp giữa ngành thuế, hải quan với các cơ quan chức năng trong công tác quản lý thu. Thực hiện việc giao chỉ tiêu thu hàng quý để có cơ sở điều hành dự toán ngân sách phù hợp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế; nuôi dưỡng nguồn thu; tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; chống thất thu ngân sách; quản lý chặt chẽ các khoản thu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; phối hợp chặt chẽ với Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại thu hồi nợ thuế; giải quyết dứt điểm các khoản nợ đọng kéo dài; xử lý nghiêm vi phạm; giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách hàng năm.
- Tổ chức đánh giá, xác định giá trị còn lại của tài sản, các chi phí đầu tư hợp pháp trên khu đất đã thu hồi do vi phạm pháp luật; tham mưu phương án quản lý, sử dụng tài sản trên đất thu hồi. Tập trung xử lý tình trạng tồn đọng quyết toán các dự án hoàn thành. Tăng cường rà soát kiểm tra, đôn đốc thu hồi vốn ứng trước kéo dài không làm thủ tục hoàn trả.
- Đổi mới cơ chế quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng hệ thống dịch vụ công Kho bạc Nhà nước trực tuyến; đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện xã hội hóa đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
3.3. Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Kịp thời triển khai thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại địa bàn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; đồng thời chấp hành nghiêm túc các quy định điều hành trần lãi suất, đảm bảo hoạt động các ngân hàng trên địa bàn an toàn hiệu quả. Tăng cường kiểm tra giám sát để đảm bảo chính sách vay ưu đãi của Nhà nước đúng đối tượng và sử dụng có hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác huy động vốn, kịp thời đáp ứng các nhu cầu vốn có hiệu quả cho các thành phần kinh tế phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại;
3.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện tiết kiệm ngay từ khâu phê duyệt chủ trương đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; việc phân bổ vốn đầu tư công đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công và thứ tự ưu tiên theo quy định;
Tiến hành rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp; bổ sung vốn cho dự án đã có khối lượng hoàn thành; tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình (nhất là chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới); bố trí đủ số vốn còn thiếu để thanh toán cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành nhằm đảm bảo xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.
3.5. Sở Xây dựng
Trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thành phố, thị xã, tổng hợp danh mục trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục cơ sở phải di dời trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
3.6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát hồ sơ quản lý, sử dụng đất đai của các đối tượng sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát dự án đầu tư sau khi được giao đất; xử lý dứt điểm việc thu hồi đất, không để tình trạng lãng phí quỹ đất; tiếp tục xử lý các mỏ khoáng sản hết hạn, không triển khai; thực hiện tốt quy chế phối hợp quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông, xử lý nghiêm vi phạm; đẩy mạnh đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nâng cao chất lượng cộng tác lập kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất, bảo đảm sát với thực tiễn và định hướng chiến lược phát triển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án.
3.7. Bảo hiểm xã hội tỉnh, các công ty kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn
- Đa dạng các dòng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân; xây dựng cơ chế chính sách phát triển các sản phẩm có ý nghĩa cộng đồng và an sinh xã hội cao như bảo hiểm vi mô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hưu trí...; phát triển đa dạng các kênh phân phối nhằm đưa bảo hiểm đến mọi người dân và đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, theo kịp sự phát triển của cách mạng công nghệ lần thứ tư, phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc chuyển đổi mô hình quản lý bảo hiểm theo hướng hiện đại hóa, tăng cường kết nối giữa Nhà nước - doanh nghiệp bảo hiểm và người dân tham gia bảo hiểm.
- Nâng cao tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm và đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thị trường bảo hiểm; nghiên cứu và hướng tới việc áp dụng khung tiêu chuẩn năng lực phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của thị trường.
3.8. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
- Điều hành, quản lý chi ngân sách đảm bảo dự toán giao, chặt chẽ, đúng chế độ quy định.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố: Khẩn trương xây dựng và công khai quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị; trên cơ sở đó lập danh mục cơ sở phải di dời, báo cáo Sở Xây dựng trước ngày 31 tháng 10 năm 2020.
1. Yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này.
2. Căn cứ Kế hoạch chung của tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy tình hình thực tế của địa phương, đơn vị:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực công khai, minh bạch, hiệu quả.
- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra; thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ và Kế hoạch này;
- Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, nhiệm vụ được phân công; kiến nghị những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.