TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/KH-TLĐ |
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2021 |
Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới (sau đây gọi là Cuộc vận động); căn cứ Kế hoạch số 326/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 19/7/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động; Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) xây dựng Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động như sau:
1. Mục đích
Tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống về triển khai thực hiện Cuộc vận động. Thông qua tổ chức thực hiện Cuộc vận động nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc của đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ), từ đó chủ động, tích cực hưởng ứng và tham gia Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đạt “mục tiêu kép” trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
2. Yêu cầu
Các cấp công đoàn căn cứ tình hình thực tế của ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch, lựa chọn chủ đề cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; quá trình thực hiện phải đảm bảo thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực cho ĐV, NLĐ; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động ở các cấp công đoàn.
1. Công tác tuyên truyền, vận động
Tổ chức học tập, quán triệt Cuộc vận động đến ĐV, NLĐ; đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền ĐV, NLĐ thực hiện Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của ĐV, NLĐ trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động là thiết thực góp phần phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội; dùng hàng Việt Nam là đảm bảo công ăn, việc làm, thu nhập cho chính ĐV, NLĐ. Phát huy vai trò nêu gương của các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, lãnh đạo các cấp công đoàn, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong hệ thống công đoàn trong việc thực hiện Cuộc vận động.
Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp công đoàn, của ĐV, NLĐ trong việc thực hiện Cuộc vận động.
Khuyến khích, động viên ĐV, NLĐ, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong hệ thống công đoàn ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và dịch vụ là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp Việt Nam.
2. Triển khai Cuộc vận động gắn với hoạt động công đoàn
Gắn việc thực hiện Cuộc vận động với các chương trình, hoạt động, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của tổ chức Công đoàn nhằm vận động ĐV, NLĐ thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tạo ra sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá cả hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và đất nước.
Tiếp tục thực hiện Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, chủ động đàm phán, ký kết các thỏa thuận mới với các đối tác, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để ĐV, NLĐ có cơ hội tiếp cận, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp trong nước với giá ưu đãi (giảm giá từ 5% đến 40%).
Phối hợp với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả các “Phiên chợ công nhân, phiên chợ nghĩa tình”, “Gian hàng giảm giá”, “Chợ lưu động”, “Siêu thị Công đoàn” ... với hàng hóa là thương hiệu Việt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ công nhân phục vụ ĐV, NLĐ.
Vận động ĐV, NLĐ phát huy vai trò giám sát, phát hiện, tố giác kịp thời các đối tượng sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không có xuất xứ, nguồn gốc, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
1. Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động; định hướng cho các cơ quan báo chí, bản tin, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội của các cấp công đoàn tuyên truyền và xây dựng các chương trình, chuyên mục về triển khai thực hiện Cuộc vận động.
- Xây dựng chương trình, nội dung, thời gian làm việc, nắm tình hình triển khai thực hiện Cuộc vận động theo sự phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động cho đồng chí Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động.
- Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Cuộc vận động trong hệ thống công đoàn.
2. Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn
Rà soát, nghiên cứu việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Cuộc vận động, đến ĐV, NLĐ; đề xuất Nhà nước xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hỗ trợ ĐV, NLĐ.
3. Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn
- Tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đàm phán, ký kết các thỏa thuận mới với các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để ĐV, NLĐ có cơ hội tiếp cận, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước với giá ưu đãi (giảm giá từ 5% đến 40%); tham gia các đoàn giám sát của các cơ quan chức năng.
- Triển khai các hoạt động chăm lo, thực hiện phúc lợi cho ĐV, NLĐ gắn với thực hiện Cuộc vận động.
- Tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn tổ chức phát động các phong trào thi đua hưởng ứng Cuộc vận động.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa tại cơ quan, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
5. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống công đoàn từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động.
- Tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Cuộc vận động của Tổng Liên đoàn.
Tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền Cuộc vận động đến ĐV, NLĐ.
Chủ động đàm phán, ký kết các thỏa thuận mới với các đối tác, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để ĐV, NLĐ có cơ hội tiếp cận, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp trong nước với giá ưu đãi (giảm giá từ 5% đến 40%).
Phối hợp với các ngành chức năng và doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả các “Phiên chợ công nhân, phiên chợ nghĩa tình”, “Gian hàng giảm giá”, “Chợ lưu động”, “Siêu thị Công đoàn” ... với hàng hóa là thương hiệu Việt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ công nhân phục vụ ĐV, NLĐ.
Hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức công đoàn và địa phương phát động; giám sát việc thực hiện Cuộc vận động tại ngành, địa phương.
1. Căn cứ Kế hoạch này, các đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Cuộc vận động phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, đơn vị. Định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện Cuộc vận động về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tuyên giáo).
2. Giao Ban Tuyên giáo là đầu mối và giúp Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.