ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 11 tháng 09 năm 2018 |
Thực hiện Kế hoạch số 112-KH/TU ngày 10/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Công văn số 1488/VPCP-QHĐP ngày 09/02/2018 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 112-KH/TU ngày 10/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Kế hoạch số 112-KH/TU) về việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư (Chỉ thị số 19-CT/TW) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò của các cấp, các ngành, địa phương thực hiện tốt công tác dân vận của chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường nguồn lực chăm lo phát triển toàn diện kinh tế - văn hóa - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, từng bước giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Triển khai, quán triệt sâu rộng trong toàn thể hệ thống chính quyền từ tỉnh đến địa phương, cơ sở và nhân dân vùng đồng bào dân tộc Khmer về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc, chú trọng các nội dung trong Chỉ thị số 19-CT/TW và Kế hoạch số 112-KH/TU.
- Kế thừa những kết quả đạt được qua hơn 25 năm thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; xác định những vấn đề cơ bản cấp bách cần giải quyết trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến rõ nét ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.
- Quan tâm nâng cao đời sống của đồng bào, phải kết hợp thực hiện đồng bộ với các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo thường xuyên các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc:
Các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, cần tập trung thực hiện một số nội dung như sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Kế hoạch số 28-KH/TU ngày 28/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 07/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.
2. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer, từng bước giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc Khmer:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, thực hiện đề án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các xã biên giới, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào, bảo đảm định canh, định cư và giảm nghèo bền vững.
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc Khmer từ 1,5 - 2%/năm, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc Khmer giảm còn dưới 8% và phấn đấu giảm dần xã, ấp đặc biệt khó khăn.
3. Đầu tư phát triển văn hóa - xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số về văn hóa - xã hội:
- Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Khmer. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác huy động trẻ đúng độ tuổi đến trường ở các cấp học, trong đó có con em là đồng bào dân tộc Khmer; từng bước giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bỏ học ở các cấp; thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh; tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh về hỗ trợ việc dạy và học chữ Khmer nhằm bảo tồn và phát huy tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc Khmer.
- Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, nhất là các trạm y tế xã, đội ngũ y, bác sĩ là người dân tộc Khmer. Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường; thực hiện tốt chế độ bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia vùng đồng bào dân tộc Khmer.
- Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở; quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Khmer; trong đó chú trọng bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nâng cao chất lượng và tăng thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh - truyền hình Tiếng Khmer.
4. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc Khmer:
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Vận động tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết các dân tộc. Quan tâm bảo vệ di sản văn hóa chùa chiền dân tộc Khmer, kết hợp với việc xây dựng nhà văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc Khmer; thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ chế, chính sách hỗ trợ sửa chữa, trùng tu chùa chiền cho vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhất là các chùa đã được xếp hạng di tích, chùa có công trong kháng chiến, và chùa ở vùng khó khăn.
- Phát huy vai trò của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, ban quản trị chùa, đội ngũ chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer, người có uy tín, lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc Khmer đối với công tác vận động đồng bào. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà hành lễ, nhà hỏa táng cho đồng bào Khmer, trong đó có xây dựng một số nhà hỏa táng hiện đại ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer và có đủ điều kiện về quản lý, vận hành. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sư sãi tại các chùa Phật giáo Nam tông Khmer.
- Thực hiện tốt Kế hoạch số 32-KH/TU ngày 25/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng cốt cán trong tôn giáo và Kế hoạch số 113-KH/TU ngày 17/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng cốt cán phong trào và chính sách đối với cốt cán phong trào trong tôn giáo.
5. Xây dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc Khmer vững mạnh; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc Khmer:
- Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc Khmer.
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số; quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer.
6. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, an ninh biên giới:
- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số về chủ quyền lãnh thổ quốc gia; ý thức bảo vệ tổ quốc, giữ gìn biên giới hòa bình, hữu nghị ổn định, hợp tác, phát triển.
- Làm tốt công tác nắm chắc tình hình nhân dân; tích cực giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện tại cơ sở, nhất là vụ việc có liên quan đến yếu tố chùa chiền, tôn giáo ở địa phương, không để phát sinh những vấn đề phức tạp về an ninh chính trị và trật tự xã hội.
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động. Chú trọng công tác quản lý biên giới, quản lý địa bàn, đặc biệt là vấn đề quốc tịch và quản lý hộ khẩu.
Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
IV. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này, định kỳ sơ tổng kết và tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh. Đề xuất các chính sách đặc thù liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer.
- Hàng năm, có kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có uy tín; tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, tổng hợp, cân đối, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chính sách cho đồng bào dân tộc Khmer theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xây dựng lồng ghép kế hoạch vốn đầu tư các địa phương vùng đồng bào dân tộc Khmer vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công hàng năm và từng giai đoạn.
4. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trong vùng đồng bào dân tộc Khmer theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc Khmer và các chính sách an sinh xã hội, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững, ưu tiên đầu tư cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các địa phương, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch liên kết vùng, sản xuất gắn liền với thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phối hợp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2018 - 2025”, nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer; Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; dạy Tiếng Khmer ngoài biên chế trong dịp hè. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên dạy Tiếng Khmer; nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường phổ thông Dân tộc nội trú trong tỉnh.
8. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chính sách về văn hóa và thể thao liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer; về quản lý, sửa chữa, tôn tạo các chùa, tháp của Phật giáo Nam tông Khmer đã được xếp hạng di tích. Duy trì và nâng cấp Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang.
9. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer theo quy định. Đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các trạm y tế cấp xã, trung tâm y tế, bệnh viện cấp huyện nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y, bác sĩ là người dân tộc Khmer công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã khó khăn theo Quyết định số 3044/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT ngày 19/9/2014 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số quy định tại Điều 11 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, thực hiện các chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đối với các chùa Phật giáo Nam tông Khmer.
11. Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh:
Xây dựng, củng cố, quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng đồng bào dân tộc Khmer gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer; vận động đồng bào thực hiện tốt quy chế biên giới, giữ gìn đường biên, cột mốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
12. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh: Căn cứ vào các nội dung của Kế hoạch này, tổ chức triển khai lồng ghép kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phạm vi quản lý. Đề xuất các chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer, phối kết hợp với các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện các chính sách cho đồng bào liên quan đến ngành, đơn vị mình.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ vào Kế hoạch này và kế hoạch của cấp ủy địa phương, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện ở địa phương mình. Trong đó, cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer; phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào, xây dựng lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào. Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; làm tốt công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các địa phương kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Ban Dân tộc tỉnh) xem xét, điều chỉnh cho phù hợp; hàng năm (trước ngày 15/11), báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.