ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1414/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 12 tháng 6 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12 THÁNG 01 NĂM 2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Công văn số 2495/BNN-KL ngày 8/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ về thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng; tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn, huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
- Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/01/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 - 2030; đồng thời, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng, cộng đồng dân cư và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện; việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
- Các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hàng năm của cấp ủy, chính quyền, để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13 - CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Kế hoạch này; kế hoạch triển khai, thực hiện đảm bảo đầy đủ nội dung, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- Hàng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện của các cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững
- Tổ chức quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; đồng thời tăng cường thời lượng, số lượng tin bài, phóng sự chuyên đề có liên quan trên các trang chuyên mục.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về lâm nghiệp, tăng cường sự giám sát của người dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Mở các chuyên trang, chuyên mục, tiểu mục, vệt tuyên truyền phù hợp và tăng cường đưa tin về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp vào sinh hoạt định kỳ.
- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về lâm nghiệp
- Nghiên cứu triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chí, cơ chế điều tiết; Triển khai thực hiện chính sách tín dụng trong phát triển lâm nghiệp;
- Xây dựng Nghị quyết Quy định chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định của địa phương về lâm nghiệp bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương.
- Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tại địa phương. Chủ động quyết định các chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương.
3. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch trọng tâm của ngành: Nghị quyết số 06- NQ/TU, ngày 20/01/2022 của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Gia Lai Giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 695/KH-UBND, ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 297/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030 tại địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 634/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 2525/KH-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển mới, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng đặc dụng.
- Tổ chức thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.
- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các - bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.
- Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
- Đẩy mạnh ưu tiên đào tạo những ngành, nghề phục vụ cho nhu cầu của thị trường lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản; đồng thời đào tạo kỹ năng nghề mới cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Xem xét, giải quyết kịp thời các vấn đề về an sinh xã hội cho lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản.
- Chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, về giao đất, giao rừng; quy hoạch, làm tốt công tác quản lý nhà nước.
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
- Đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng từng bước được cải thiện cho kế hoạch trồng rừng.
4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành liên quan sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023.
- Triển khai thực hiện Đề án kiểm kê rừng toàn quốc; kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng.
- Triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định dân cư, nhất là khu vực biên giới, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ, thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Triển khai các giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng đầu nguồn, bảo tồn, khôi phục, tăng độ che phủ rừng, chống sa mạc hóa, suy thoái rừng.
- Rà soát phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng trên thực địa và triển khai thực hiện.
- Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng và các đơn vị trên địa bàn khu vực có rừng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng gắn với quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế khu vực.
- Tích hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp, cơ cấu 3 loại rừng, các hoạt động về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp của Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia vào quy hoạch tỉnh.
5. Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp
- Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nhất là lực lượng được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm tra, giám sát trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; chính sách đặc thù để thu hút cán bộ làm công tác lâm nghiệp.
- Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng chuyên nghiệp.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức lâm nghiệp để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.
6. Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới của các công ty nông, lâm nghiệp nhất là việc sắp xếp 02 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp hiện đã định hướng thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ Tướng Chính phủ.
- Xử lý triệt để tồn đọng, tranh chấp về đất đai có nguồn gốc từ lâm trường, công ty lâm nghiệp; xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm.
- Giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến.
7. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số và chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về lâm nghiệp
- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lâm nghiệp.
- Thực hiện chuyển đổi số và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; dự báo và cảnh báo sinh vật hại rừng và truy xuất nguồn gốc lâm sản, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
- Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp.
- Tăng cường đối thoại với các nước xuất, nhập khẩu để công nhận bình đẳng về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp; tổ chức các diễn đàn đầu tư và doanh nghiệp để kết nối các nhà nhập khẩu với doanh nghiệp Việt Nam.
- Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh theo quy định.
2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các Công ty lâm nghiệp, các chủ rừng khác và các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể của đơn vị để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung và nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch này; bổ sung các nhiệm vụ trong Kế hoạch này vào chương trình, kế hoạch công tác của năm 2024; từ năm 2025, đưa nhiệm vụ trong Kế hoạch này vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi kế hoạch của đơn vị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt và kiểm điểm, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.
3. Chế độ báo cáo: Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) các sở ngành, địa phương, đơn vị có liên quan báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
(chi tiết tại Phụ lục kèm theo)
4. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Gia Lai, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các tổ chức đoàn thể có chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và phối hợp với cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Kế hoạch, các Sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động đề xuất, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
PHỤ LỤC
KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-CP NGÀY 08 THÁNG 3 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW NGÀY 17 THÁNG 8
NĂM 2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW NGÀY 12 THÁNG
01 NĂM 2017 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND
ngày tháng 5 năm 2024 của UBND tỉnh Gia Lai)
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Kết quả (dự kiến) |
Thời gian thực hiện, hoàn thành |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
1 |
Tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững |
||||
1.1 |
Tổ chức quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 13- CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các sở, ngành của tỉnh; các đơn vị chủ rừng |
|
Báo cáo kết quả thực hiện. |
Hàng năm. |
1.2 |
Hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững; đồng thời tăng cường thời lượng, số lượng tin bài, phóng sự chuyên đề có liên quan trên các trang chuyên mục |
Sở Thông tin và Truyền thông |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các sở, ngành |
Số lượng tài liệu, tin bài, phóng sự. |
Hàng năm. |
1.3 |
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở, ngành |
Các Quyết định phê duyệt của UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hàng năm. |
1.4 |
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về lâm nghiệp, tăng cường sự giám sát của người dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các đợt tuyên truyền được triển khai. |
Hàng năm. |
1.5 |
Mở các chuyên trang, chuyên mục, tiểu mục, vệt tuyên truyền phù hợp và tăng cường đưa tin về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. |
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Gia Lai. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Chuyên trang, chuyên mục, tiểu mục, vệt tuyên truyền, các tin/bài được thực hiện. |
Hàng năm. |
1.6 |
Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp vào sinh hoạt định kỳ. |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
Thể hiện trong Nghị quyết, Kế hoạch hàng năm |
Hàng năm. |
1.7 |
Lồng ghép các nội dung tuyên truyền bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên. |
Sở Giáo dục và Đào tạo. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Tài liệu, chương trình được duyệt. |
Hàng năm. |
2 |
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về lâm nghiệp |
|
|
|
|
2.1 |
Nghiên cứu triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chí, cơ chế điều tiết; Triển khai thực hiện chính sách tín dụng trong phát triển lâm nghiệp |
Sở Tài chính. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Văn bản góp ý, báo cáo đề xuất, chính sách được ban hành |
Sau khi Bộ Tài chính ban hành nguyên tắc, tiêu chí |
2.2 |
Xây dựng Nghị quyết Quy định chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Văn bản góp ý, báo cáo đề xuất, chính sách được ban hành |
2024 |
2.3 |
Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi các quy định của địa phương về lâm nghiệp bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương. |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
các quy định được sửa đổi, bổ sung |
Hàng năm |
2.4 |
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững tại địa phương. Chủ động quyết định các chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
Chính sách được ban hành. |
Hàng năm. |
3 |
Phát triển kinh tế lâm nghiệp |
|
|
|
|
3.1 |
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch trọng tâm của ngành: Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 20/01/2022 của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế và nâng cao độ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Gia Lai Giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 695/KH-UBND, ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 297/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030 tại địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 634/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Kế hoạch số 2525/KH-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 634/KH-UBND ngày 15/10/2022 của UBND tỉnh Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể của các chương trình, đề án. |
Hàng năm. |
3.2 |
Phát triển mới, nhân rộng một số mô hình kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, vừa phát huy tiềm năng, giá trị tài nguyên của rừng đặc dụng. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các mô hình được triển khai trên thực tế. |
Hàng năm. |
3.3 |
Tổ chức thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Báo cáo kết quả thực hiện |
Sau khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
3.4 |
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ hấp thụ, lưu giữ các - bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Báo cáo kết quả thực hiện |
Sau khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
3.5 |
Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo vệ, phát triển rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành, |
Các chỉ tiêu cụ thể của các chương trình được hoàn thành. |
Hàng năm. |
3.6 |
Đẩy mạnh ưu tiên đào tạo những ngành, nghề phục vụ cho nhu cầu của thị trường lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản; đồng thời đào tạo kỹ năng nghề mới cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các chương trình đào tạo được ban hành và triển khai. |
Hàng năm. |
3.7 |
Xem xét, giải quyết kịp thời các vấn đề về an sinh xã hội cho lao động ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các chính sách được ban hành. |
Hàng năm. |
3.8 |
Chủ động tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, về giao đất, giao rừng; quy hoạch, làm tốt công tác quản lý nhà nước. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các thủ tục được công bố, đảm bảo khả thi. |
Hàng năm. |
3.9 |
Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả quản lý rừng bền vững gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị chủ rừng |
Các sở ngành |
Phương án được duyệt và triển khai. |
Hàng năm. |
3.10 |
Đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng từng bước được cải thiện cho kế hoạch trồng rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành |
Cung cấp đủ giống có chất lượng cho trồng rừng. |
Hàng năm. |
4 |
Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
||||
4.1 |
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành liên quan sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Các sở ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các chương trình, kế hoạch được triển khai thực hiện |
Sau khi Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 được phê duyệt |
4.2 |
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các chương trình, kế hoạch được triển khai thực hiện |
Hàng năm |
4.3 |
Triển khai thực hiện Đề án kiểm kê rừng toàn quốc. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ rừng |
Kết quả kiểm kê rừng được duyệt, công bố. |
Theo tiến độ được duyệt. |
4.4 |
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở, ngành; |
Toàn bộ diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến từng chủ rừng. |
Theo tiến độ được duyệt. |
4.5 |
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với mục tiêu quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định dân cư, nhất là khu vực biên giới. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành, các đơn vị chủ rừng; công an, quân sự đứng chân trên địa bàn tỉnh |
Chương trình, đề án, kế hoạch được phê duyệt, triển khai. |
Hàng năm. |
4.6 |
Triển khai các giải pháp phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng đầu nguồn, bảo tồn, khôi phục, tăng độ che phủ rừng, chống sa mạc hóa, suy thoái rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
|
Tỷ lệ che phủ rừng ổn định, chất lượng rừng tự nhiên tăng. |
Hàng năm. |
4.7 |
Rà soát phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng trên thực địa và triển khai thực hiện. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ rừng. |
Hoàn thành cắm mốc giới rừng trên thực tế. |
Theo tiến độ được duyệt. |
4.8 |
Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các Báo cáo kết quả kiểm tra |
Hàng năm. |
4.9 |
Chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng và các đơn vị trên địa bàn khu vực có rừng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng gắn với quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế khu vực. |
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng tỉnh |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các chương trình, kế hoạch, giải pháp được thực hiện. |
Hàng năm. |
4.10 |
Tích hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp, cơ cấu 3 loại rừng, các hoạt động về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, phát triển sản xuất lâm nghiệp của Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia vào quy hoạch tỉnh. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Quy hoạch tỉnh được duyệt, trong đó nội dung quy hoạch lâm nghiệp. |
2024. |
5 |
Sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp |
||||
5.1 |
Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp, nhất là lực lượng được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Tổ chức bộ máy được sắp xếp, hoạt động. |
Hàng năm. |
5.2 |
Phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm tra, giám sát trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thị xã, thành |
Các quy định, các quyết định phân cấp, phân quyền được ban hành. |
Hàng năm. |
5.3 |
Bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; chính sách đặc thù để thu hút cán bộ làm công tác lâm nghiệp. |
Sở Nội vụ |
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Kết quả hoạt động của Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách |
Hàng năm. |
5.4 |
Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng theo hướng chuyên nghiệp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Công an tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Lực lượng chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng được duy trì hoạt động. |
Hàng năm. |
5.5 |
Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức lâm nghiệp để thực công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài chính; các chủ rừng |
Kế hoạch được duyệt và thực hiện. |
Hàng năm. |
6 |
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp |
||||
6.1 |
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30- NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong việc sắp xếp, đổi mới của các công ty nông, lâm nghiệp nhất là việc sắp xếp 02 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp hiện đã định hướng thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ Tướng Chính phủ. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở ngành được giao nhiệm vụ |
Các chỉ tiêu của Kế hoạch được hoàn thiện. |
Hàng năm. |
6.2 |
Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xử lý triệt để tồn đọng, tranh chấp về đất đai có nguồn gốc từ lâm trường, công ty lâm nghiệp; xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm. |
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành |
Các diện tích đất lâm nghiệp bị chồng lấn, tranh chấp, lấn chiếm được xử lý. |
Hàng năm. |
6.3 |
Giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành |
Người dân được cấp đất ở, đất sản xuất. |
Hàng năm. |
6.4 |
Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các sở ngành |
Hạn chế, chấm dứt tình trạng chuyển nhượng đất ở, đất sản xuất được giao của đồng bào dân tộc thiểu số. |
Hàng năm. |
6.5 |
Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự do tại cả nơi đi và nơi đến. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Công an tỉnh |
Giảm số dân di cư tự do hàng năm. |
Hàng năm. |
7 |
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số. Chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về lâm nghiệp |
||||
7.1 |
Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lâm nghiệp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Sở Khoa học và Công nghệ. |
Các Đề tài, ứng dụng được triển khai. |
Hàng năm. |
7.2 |
Thực hiện chuyển đổi số và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; dự báo và cảnh báo sinh vật hại rừng và truy xuất nguồn gốc lâm sản, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. |
Sở Nông nghiệp và PTNT. |
Sở Thông tin và Truyền thông, các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các công cụ, sản phẩm chuyển đổi số được đưa vào sử dụng. |
Hàng năm. |
7.3 |
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở ngành |
Các giải pháp được công nhân. |
Hàng năm. |
7.4 |
Đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước có chung đường biên giới nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. |
Sở Ngoại vụ |
Các sở ngành |
Các quy chế được ký kết và thực hiện. |
Hàng năm. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.
have got right here on this post. I am returning to
your website for more soon. https://Www.Waste-NDC.Pro/community/profile/tressa79906983/