ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1411/KH-UBND |
Cao Bằng, ngày 07 tháng 6 năm 2022 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 29/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Quan điểm
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2021-2025, trong đó xác định triển khai Đề án phát triển GTNT phù hợp với kế hoạch triển khai của 03 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.
- Kế hoạch triển khai Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022-2025 là căn cứ để các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phát triển GTNT theo tinh thần của Nghị quyết số 59/NQ-HĐND ngày 29/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; là căn cứ để huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh và các địa phương; đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tổ chức xã hội, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp và đóng góp của người dân, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong việc thực hiện phát triển GTNT gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
- Phát triển GTNT phải ưu tiên sự gắn kết, kết nối liên hoàn thông suốt từ mạng lưới giao thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, thôn xóm, nội đồng, vùng sản xuất; tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển GTNT đi trước một bước để tạo tiền đề, động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp và cơ chế chính sách để phân bổ nguồn lực nhà nước và huy động thêm các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư nhựa hóa, cứng hóa đường huyện, đường xã, thôn, ngõ xóm trên địa bàn các địa phương với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu sinh hoạt đi lại của nhân dân.
2. Mục tiêu
- Thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022-2025; xác định việc thực hiện phát triển GTNT là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
- Phát triển hệ thống đường GTNT theo hướng đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo cứng hóa, nhựa hóa các tuyến đường GTNT (gồm đường huyện, đường trục xã, liên xã, đường trục thôn xóm, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng, vùng sản xuất, bao gồm cả mở mới, sửa chữa, mở rộng các tuyến đường) trên địa bàn tỉnh, đồng thời gắn với hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì công trình nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng lâu dài, hạn chế xuống cấp.
- Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng đường huyện, đường xã, đường bê tông thôn xóm, cầu dân sinh theo Đề án phát triển GTNT được duyệt, đảm bảo phù hợp với nguồn lực đầu tư của các địa phương theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và theo các chương trình MTQG, trong đó ưu tiên phân bổ nguồn lực đối với các địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực đầu tư.
1. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2022-2025
a) Đường huyện: Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khoảng 200 Km nền đường đạt cấp V miền núi; hoàn thành cải tạo, sửa chữa thêm 200Km mặt đường láng nhựa; hoàn thiện thêm 150Km nền, mặt đường BTXM.
b) Đường xã: Đầu tư xây dựng thêm khoảng 600Km, trong đó hoàn thiện mặt láng nhựa 200Km và mặt BTXM 400 Km.
c) Đường thôn, xóm, nội đồng: Xây dựng khoảng 1000Km mặt đường BTXM theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ, nhân dân cùng làm; kinh phí hỗ trợ khoảng 150 triệu đồng/Km.
d) Xây dựng cầu dân sinh theo các Chương trình MTQG: Xây dựng khoảng 50 cái/800m dài cầu (gồm cầu treo, cầu cứng, cầu bản...).
e) Đảm bảo 100% số km đường GTNT đã được đầu tư hoàn chỉnh được tổ chức quản lý, bảo trì theo quy định để duy trì tốt nhất khả năng khai thác của tuyến đường.
a) Biểu kế hoạch đầu tư xây dựng các mục tiêu chủ yếu của Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2022-2025:
Huyện, thành phố |
Khối lượng |
Kinh phí (triệu đồng) |
||||||
Đường huyện (km) |
Đường xã (km) |
Đường thôn xóm, nội đồng (km) |
Cầu dân sinh (md) |
Đường huyện |
Đường xã |
Đường thôn xóm, nội đồng |
Cầu dân sinh |
|
Trùng Khánh |
65,4 |
36,8 |
98,5 |
288,0 |
185.931 |
90.997 |
14.734 |
16.097 |
Quảng Hòa |
91,5 |
74,3 |
103,2 |
60,0 |
260.123 |
183.725 |
15.437 |
3.232 |
Nguyên Bình |
26,1 |
83,6 |
72,8 |
48,0 |
74.192 |
206.722 |
10.889 |
2.683 |
Hà Quảng |
29,6 |
71,7 |
68,7 |
96,0 |
84.144 |
177.296 |
10.276 |
5.268 |
Hạ Lang |
27,4 |
21,6 |
37,2 |
28,0 |
77.811 |
53.411 |
5.564 |
1.565 |
Bảo Lâm |
109,6 |
104,6 |
78,5 |
64,0 |
311.695 |
258.650 |
11.742 |
3.577 |
TP. Cao Bằng |
11,6 |
- |
32,5 |
- |
33.024 |
- |
4.861 |
- |
Thạch An |
58,1 |
113,1 |
98,4 |
176,0 |
165.121 |
279.668 |
14.719 |
9.837 |
Hòa An |
81,1 |
22,2 |
149,5 |
84,0 |
230.718 |
54.895 |
22.362 |
4.609 |
Bảo Lạc |
60,9 |
78,7 |
263,5 |
56,0 |
177.242 |
194.635 |
39.415 |
3.133 |
Tổng cộng |
561,3 |
606,6 |
1.002,8 |
900,0 |
1.600.000 |
1.500.000 |
150.00 |
50.000 |
b) Biểu kế hoạch bảo trì đường bộ giai đoạn 2022-2025:
TT |
Loại đường |
Đơn vị tính |
Chiều dài |
Đơn giá BDTX/hỗ trợ công kỹ thuật, vật tư |
Thành tiền (triệu đồng) |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đường huyện |
Km |
1.544,675 |
28 tr/Km/năm |
173.003,600 |
|
Đường Võ Nguyên Giáp |
Km |
5,900 |
56 tr/Km/năm |
1.321,600 |
2 |
Đường xã |
Km |
3.687,775 |
3,0 tr/Km/năm |
44.253,300 |
3 |
Cầu trên đường GTNT |
md |
13.934,130 |
1,0 tr/md/năm |
55.736,520 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
274.315,020 |
Kinh phí bảo trì nêu trên được tính toán theo định mức quy định tại Nghị quyết số 95/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
III. CƠ CHẾ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các nguồn lực đầu tư để thực hiện Đề án phát triển GTNT
Bao gồm nguồn Ngân sách nhà nước, UBND các huyện, thành phố bố trí lồng ghép từ các chương trình MTQG; nguồn ủng hộ đóng góp, xã hội hóa; nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước.
2. Phương thức huy động các nguồn lực
- Huy động vốn cho đầu tư xây dựng đường huyện, đường xã, thôn xóm, ngõ xóm, cầu dân sinh: Bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác; tiếp tục thực hiện theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời, tiếp tục kêu gọi xã hội hóa nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm, tổ chức trong và ngoài nước, doanh nghiệp; khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tự nguyện xây dựng đường giao thông, hiến đất xây dựng....
- Huy động vốn cho công tác quản lý và bảo trì: Kinh phí cho công tác quản lý và bảo trì đường huyện được huy động từ vốn Ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý. Đối với hệ thống đường xã, đường thôn bản chủ yếu huy động sự đóng góp từ nhân dân, nguồn vốn Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần.
3. Giải pháp thực hiện chủ yếu
a) Đối với xây dựng đường huyện:
- Nguồn Ngân sách Nhà nước: Đầu tư 100% từ Ngân sách Nhà nước.
- Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA: Đầu tư theo cơ chế của chương trình, nếu chương trình không có quy định cơ chế vốn cụ thể thì áp dụng theo cơ chế như đối với Ngân sách Nhà nước.
b) Đối với đường đến trung tâm xã, liên thôn, xóm, nội đồng:
- Đầu tư từ Ngân sách Nhà nước và Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn xóm, đường giao thông nội đồng.
- Những tuyến đường cần sử dụng cát, đá, sỏi với khối lượng nhỏ và nhân dân có thể tự khai thác (hay thu gom) tại khu vực lân cận được thì huy động nhân dân khai thác (thu gom) vật liệu để làm đường và thực hiện theo Đề án khai thác vật liệu tại chỗ.
- Những tuyến đường cần sử dụng cát, đá, sỏi với khối lượng lớn và nhân dân không thể tự khai thác thì các loại vật liệu xây dựng chính (xi măng, cát, đá hoặc sỏi, sắt thép, xi măng, vật liệu nổ...) được mua từ nguồn kinh phí huy động được từ các khoản đóng góp của xã hội và các nguồn vốn hợp pháp khác, hoặc đóng góp bằng vật liệu của doanh nghiệp hợp tác xã, nhân dân đóng góp ngày công lao động.
- Những tuyến đường nhân dân tự mở mới, mở rộng, nếu cần đào phá đá thì Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức thực hiện việc phá đá nổ mìn khi có đề nghị của chính quyền địa phương đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân để nổ, phá đá theo quy định để thực hiện công việc này.
- Đối với địa bàn có các doanh nghiệp, tổ chức (nhất là các doanh nghiệp khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản) sử dụng phương tiện vận tải lưu thông trên tuyến đường dân đóng góp đầu tư, có trách nhiệm đóng góp để thực hiện công trình, khoản đóng góp này được tính vào phần đóng góp của dân.
c) Đối với cầu dân sinh:
Thực hiện theo các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, nhân dân hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án, tham gia đóng góp ngày công xây dựng các hạng mục phụ trợ hoặc thực hiện theo cơ chế thực hiện của dự án.
- Đường huyện: Tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định hiện hành. Kinh phí do Ngân sách Nhà nước đảm bảo.
- Đường xã, thôn, xóm: Chủ yếu do nhân dân tự thực hiện, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí và thực hiện theo cơ chế của các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Khuyến khích tự nguyện hiến đất, giải phóng mặt bằng, đóng góp tiền và tổ chức thi công xây dựng công trình (thi công nền đường, đắp lề đường, rãnh thoát nước và đổ bê tông mặt đường, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT).
Việc huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư để xây dựng đường GTNT phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận cao của người dân, không bắt buộc nhân dân đóng góp, không huy động quá sức dân, không yêu cầu những hộ nghèo, hộ khó khăn, gia đình chính sách đóng góp.
- Tỷ lệ đóng góp của nhân dân phù hợp với cơ chế thực hiện của các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và khả năng hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước.
Thực hiện các quy định về giám sát đầu tư của cộng đồng, các công trình đường GTNT đảm bảo sự giám sát của cộng đồng, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đảm bảo các điều kiện để nhân dân giám sát.
3.5. Thủ tục đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán
a) Lập thủ tục đầu tư:
- Đối với các tuyến đường huyện, đường xã, liên xã: Lập thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Đối với các tuyến đường liên thôn, xóm, ngõ xóm: Trên cơ sở đề nghị của tổ nhân dân thôn, xóm về đầu tư các tuyến đường GTNT và đường bê tông ngõ xóm, UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành kiểm tra, lập danh sách danh mục các tuyến cần đầu tư, tổ chức triển khai khảo sát, lập hồ sơ bản vẽ thi công, dự toán cho từng tuyến đường, đồng thời phối hợp với tổ nhân dân thôn, xóm để tổng hợp khả năng huy động đóng góp của nhân dân, sau đó trình UBND các huyện, thành phố xem xét, trình UBND tỉnh quyết định danh mục đầu tư và hình thức hỗ trợ kinh phí đầu tư.
b) Nghiệm thu, thanh quyết toán:
- Nghiệm thu hạng mục, hoàn thành công trình: Theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
- Thanh, quyết toán vốn đầu tư, vốn bảo trì cho phát triển đường GTNT theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật các huyện, thành phố trong thực hiện công tác quản lý chất lượng xây dựng và quản lý, bảo trì công trình GTNT; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác GTNT các huyện, thành phố.
- Hằng năm, tham mưu cho UBND tỉnh phương án phân bổ kinh phí mua vật liệu xây dựng (xi măng, cát, đá, sỏi) để các địa phương làm đường BTXM; tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác phát triển GTNT toàn tỉnh. Tổng hợp, đề xuất thi đua khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong trong phong trào xây dựng và phát triển GTNT.
Trên cơ sở danh mục các tuyến đường cần được ưu tiên đầu tư của từng huyện, thành phố, tiến hành tổng hợp, đề xuất và trình UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, đưa danh mục các dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và tham mưu giao kế hoạch vốn hàng năm cho từng huyện, thành phố trong phạm vi nguồn vốn được giao quản lý.
Chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đối với danh mục các dự án giao thông cần ưu tiên đầu tư của từng huyện, thành phố trong giai đoạn 2022-2023.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu phân bổ nguồn vốn để hỗ trợ đầu tư xây dựng đường GTNT.
- Tham mưu phân bổ kinh phí bảo trì đường bộ theo định mức phân bổ chi thường xuyên.
- Hướng dẫn các huyện, thành phố, đơn vị thực hiện thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thanh toán, quyết toán kinh phí do tỉnh hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo thuận lợi cho các chủ đầu tư trong quá trình thanh toán và triển khai dự án. Thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời khi dự án có đủ điều kiện tạm ứng hoặc thanh toán theo đúng chế độ quy định.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để thực hiện các mục tiêu của Đề án phát triển GTNT.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, hướng dẫn thực hiện các chính sách, thủ tục có liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng đường GTNT.
- Chủ trì xây dựng Đề án chính sách khai thác vật liệu tại chỗ cho các công trình, dự án thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đối với các dự án, công trình GTNT.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nội dung về công tác rà phá bom mìn, vật nổ, phá đá nổ mìn các tuyến đường mở mới, cải tạo, nâng cấp theo quy định của pháp luật.
8. Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án phát triển GTNT nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình triển khai thực hiện; tham gia tích cực việc giám sát cộng đồng đối với hoạt động xây dựng các dự án, công trình GTNT.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các sở, ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh niên tham gia triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án; tổ chức các đợt thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng các công trình làm đường GTNT.
- Xây dựng Kế hoạch huy động lực lượng thanh niên tham gia phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các huyện, thành phố thực hiện các công trình GTNT phù hợp với điều kiện, tình hình của các địa phương.
- Phát huy vai trò các Đội Thanh niên xung kích tham gia bảo trì các tuyến đường giao thông cấp xã, thôn xóm và các tuyến nội đồng.
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện để quán triệt, phổ biến các nội dung và xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phát triển GTNT của từng địa phương gắn với việc thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 theo từng năm bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu của địa phương đề ra; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và ưu tiên hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án phát triển GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch hàng năm; chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tích cực chỉ đạo các phòng nghiệp vụ của huyện, thành phố rà soát, lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư hàng năm phù hợp với nhu cầu thực tế trên địa bàn để báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
- Khi có kế hoạch giao vốn của UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã, phường, thị trấn trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán, hồ sơ thanh, quyết toán công trình.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý kinh phí hỗ trợ và chất lượng công trình; nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành được đầu tư theo đúng quy định và kịp thời. Tổ chức quyết toán các nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ với cơ quan chức năng của tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn để chỉ đạo, quán triệt các nội dung của Đề án phát triển GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới tới các bộ chủ chốt cấp xã và các thôn; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn xã, nhân dân các thôn nhằm huy động tối đa nguồn lực của cấp xã cho xây dựng phát triển GTNT gắn với xây dựng nông thôn mới và các chương trình MTQG.
Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để tổ chức thực hiện Đề án phát triển GTNT phù hợp với kế hoạch triển khai của cấp huyện, thành phố, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của cấp huyện đề ra.
Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phát triển đường GTNT; quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng các tuyến đường và các công trình trên địa bàn được giao quản lý.
- Chủ trì triển khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý mọi mặt công tác phát triển đường GTNT và mở mới các tuyến đường thôn bản trên địa bàn.
- Tổ chức họp dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, lập danh sách các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp xây dựng công trình công khai minh bạch.
- Tổ chức lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán theo thiết kế mẫu được UBND tỉnh ban hành và các hướng dẫn của các sở chuyên môn.
- Theo phân cấp, tổ chức nghiệm thu bàn giao các tuyến đường đã xây dựng xong cho tổ nhân dân, thôn, xóm, bản, sử dụng và bảo trì; quyết toán nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ với UBND các huyện, thành phố.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định, kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Ban chỉ đạo cấp huyện để có biện pháp hướng dẫn, xử lý.
12. Tổ nhân dân, thôn, xóm, bản
- Cùng với UBND xã, phường, thị trấn tổ chức họp nhân dân và lập văn bản đề nghị xây dựng các tuyến đường, phối hợp với UBND xã, phường trong việc lập hồ sơ thi công, hồ sơ dự toán xây dựng công trình.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng đường GTNT; tự nguyện đóng góp vật liệu, kinh phí để xây dựng đường; tham gia thi công, quản lý, bảo vệ các tuyến đường GTNT trên địa bàn.
Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022-2025. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung, đề nghị các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan chủ động gửi văn bản về UBND tỉnh Cao Bằng để xem xét, quyết định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.