ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1408/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 05 tháng 4 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH NINH THUẬN NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025,
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 2351/KH-UBND ngày 14/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Thuận năm 2022, như sau:
Phát huy thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong phát triển thương mại điện tử (gọi tắt là TMĐT); đưa mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng; từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng khu vực thương mại dịch vụ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm của tỉnh xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu trực tuyến gồm website, hệ thống email, fanpage trên Facebook, Landing page phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh trực tuyến.
Cung cấp kiến thức pháp luật về thương mại điện tử nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ về TMĐT cho cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; khởi nghiệp kinh doanh từ TMĐT.
1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử:
- Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới và chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực TMĐT; hồ sơ, thủ tục và quy trình thông báo, đăng ký Website; Mô hình hoạt động TMĐT; tình hình thực thi, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động TMĐT; các mô hình kinh doanh TMĐT; Chính phủ điện tử.
- Đối tượng tham dự: khoảng 70 đại biểu gồm công chức, viên chức tại các Sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian dự kiến: 02 ngày, Quý II năm 2022
- Kinh phí dự kiến: 55.700.000 đồng (Năm mươi lăm triệu, bảy trăm nghìn đồng).
2. Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử
a) Duy trì vận hành, phát triển sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (sanphamninhthuan.com)
- Duy trì sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (sanphamninhthuan.com):
+ Gia hạn tên miền sanphamdacthu.com: 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng).
+ Sao lưu (backup) dữ liệu sàn giao dịch thương mại điện tử: 15.500.000 đồng (Mười lăm triệu, năm trăm nghìn đồng).
- Vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (sanphamninhthuan.com):
+ Tổ chức công bố, khai trương sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh: 12.150.000 đồng (mười hai triệu, một trăm năm mươi nghìn đồng).
+ Thực hiện các nhiệm vụ, chức năng vận hành sàn giao dịch thương mại điện tử: 186.600.000 đồng (Một trăm tám mươi sáu triệu, sáu trăm nghìn đồng).
b) Hỗ trợ xây dựng 07 bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm OCOP, đặc thủ của tỉnh Ninh Thuận cho 07 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở bán hàng trực tuyến.
- Nội dung: Hỗ trợ 07 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh xây dựng 07 bộ thương hiệu trực tuyến gồm website, hệ thống email, fanpage trên Facebook, Landing page phục vụ cho hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh trực tuyến, tạo sự tin tưởng ổn định đối với khách hàng truyền thống đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng.
- Đối tượng: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: Năm 2022
- Kinh phí: 252.000.000 đồng (hai trăm năm mươi hai triệu đồng).
c) Hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng TMĐT tham gia/duy trì trên sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và nước ngoài để xuất khẩu sang thị trường các nước ký kết các FTA và thị trường Halal (Alibaba, Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, Voso, Postmart,…)
- Nội dung: Tạo gian hàng của tỉnh trên các sàn thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh được công nhận sản phẩm OCOP và đặc thù của tỉnh, sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu gia hạn gian hàng, tham gia các chương trình như flash sale, tuần hàng, tuần lễ bán hàng, sự kiện bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Kinh phí: 92.510.000 đồng (Chín mươi hai triệu, năm trăm mười nghìn đồng).
3. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử
- Nội dung: Khảo sát, thu thập, công bố hệ thống chỉ tiêu thống kê về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng: Thực hiện điều tra 300 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: Năm 2022
- Kinh phí thực hiện: 101.440.000 đồng (Một trăm lẻ một triệu, bốn trăm bốn mươi nghìn đồng).
1. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện: 716.4000.000 đồng (Bảy trăm mười sáu triệu, bốn trăm nghìn đồng); trong đó:
- Ngân sách trung ương: 176.400.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm bảy mươi sáu triệu, bốn trăm nghìn đồng).
- Ngân sách tỉnh: 540.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi triệu đồng).
2. Quyết định giao kinh phí:
- Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 15/12/2021 của UBND tỉnh về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 cho các Sở, ban, ngành, cơ quan Đảng, đoàn thể, các hội đặc thù và các đơn vị dự toán cấp I thuộc tỉnh.
- Quyết định số 2951/QĐ-BCT ngày 27/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công thương Phê duyệt các đề án thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2022.
3. Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan, đơn vị liên quan lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện đảm bảo đúng quy định.
1. Sở Công Thương làm đầu mối chủ trì thực hiện nội dung kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương và các sở ngành chức năng địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch trên đảm bảo hiệu quả, đúng quy định; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả tình hình triển khai thực hiện.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử. Tham mưu triển khai các giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến người dân và doanh nghiệp góp phần thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính.
3. Sở Tài chính phối hợp, hỗ trợ Sở Công Thương trong việc thực hiện dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử năm 2022 theo quy định của pháp luật.
4. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung kế hoạch có liên quan, phối hợp với Sở Công Thương trong triển khai thực hiện kế hoạch; tuyên truyền phổ biến đến cán bộ công chức và người dân, doanh nghiệp tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử của tỉnh
5. Đài phát thanh và truyền hình, Báo Ninh Thuận phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục đưa tin về các hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh để phổ biến, tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp.
6. Các cơ sở kinh doanh, Hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia, cộng tác với các chương trình dự án của Nhà nước trong hoạt động phát triển TMĐT; chủ động triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Căn cứ nội dung kế hoạch, các sở, ngành chức năng, liên quan theo nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, phản ánh kịp thời, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.