BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1391/KH-BNN-TCLN |
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2014 |
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được phê duyệt tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi sản giá trị phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020, cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH TẾ HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM TRONG LÂM NGHIỆP
1. Tình hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp
a) Về các hợp tác xã có hoạt động lâm nghiệp
Đây là loại hình hợp tác kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động theo đăng ký sản xuất, kinh doanh và điều lệ hợp tác xã. Ở địa phương hiện nay có các loại hình hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực: Nông - lâm - ngư nghiệp, Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Giao thông vận tải, Thương mại, Xây dựng và Tín dụng. Trong đó, nhóm các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 80% tổng số HTX của cả nước). Tuy nhiên, có rất ít, thậm chí tại phần lớn các tỉnh không có các hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp chuyên biệt. Hầu hết các hợp tác xã có hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp là các hợp tác xã nông - lâm nghiệp tổng hợp có các hoạt động chủ yếu là sản xuất, cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp, thu mua và chế biến lâm sản; mặc dù vậy tỷ trọng về số lượng và quy mô vốn của các hợp tác xã này cũng rất nhỏ (dưới 5% tổng số HTX).
b) Về các tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp
Đây là loại hình hợp tác kinh tế có quy mô nhỏ được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thành viên trong các tổ hợp tác là các hộ gia đình, cá nhân góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản (quy ra tiền) hoặc không góp vốn mà chỉ góp công lao động (đây là cách thức chủ yếu) để cùng nhau tham gia các hoạt động quản lý, sản xuất và phân chia lợi nhuận dựa trên số tỷ lệ góp vốn và công lao động đã bỏ ra.
Các tổ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp thực chất là các hộ gia đình có đất lâm nghiệp tự liên kết với nhau để trồng và bảo vệ rừng, hình thành nên các trang trại lâm nghiệp hoặc các hộ gia đình có cùng hoạt động góp vốn để thu mua và chế biến lâm sản (trung bình từ 5 - 7 hộ). Lợi ích của các thành viên tham gia tổ hợp tác thể hiện thông qua các hoạt động cùng đóng góp tiền để mua giống cây trồng, vật liệu đầu vào cho trồng rừng, khai thác và lưu thông lâm sản nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuê máy móc phục vụ sản xuất, nhân công bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại và cháy rừng.
Theo kết quả điều tra, hầu hết các tổ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay đều có quy mô sản xuất, kinh doanh rất nhỏ, ít vốn (dưới 1 tỷ đồng), trình độ quản lý thấp (không có kế toán theo dõi và kế hoạch sản xuất, kinh doanh), hoạt động theo thời vụ (trung bình 6 tháng/năm), địa bàn hoạt động hẹp chủ yếu trong phạm vi xã, huyện, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các tổ hợp tác chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương về hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ kinh phí đăng ký thành lập hoặc kinh phí chuyển đổi sang hình thức tổ chức mới, chính vì vậy tỷ lệ các tổ hợp tác thực hiện chuyển đổi sang loại hình hợp tác xã chỉ chiếm tỷ lệ dưới 0,1% tổng số tổ hợp tác đã đăng ký tại các địa phương.
c) Về các tổ tự nguyện lâm nghiệp cộng đồng thôn
Đây là các tổ hợp tác được thành lập dựa trên sự hỗ trợ của các dự án giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng (dự án FLICH) tại một số tỉnh trên cả nước thực hiện thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý. Hầu hết các hoạt động của các tổ hợp tác này là quản lý bảo vệ rừng và trồng mới rừng theo kế hoạch hỗ trợ của dự án và sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. Các thành viên trong tổ hợp tác là đại diện các hộ dân sinh sống trong cộng đồng, giá trị hưởng lợi trực tiếp của các thành viên là nguồn gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ, tuy nhiên mức độ hưởng lợi của người dân còn rất ít do hầu hết diện tích rừng cộng đồng được giao là rừng tự nhiên, nghèo kiệt hoặc diện tích rừng trồng còn non chưa đến tuổi khai thác.
Tóm lại, các hình thức kinh tế hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp hiện nay còn đơn giản về hình thức và nhỏ lẻ về quy mô; chất lượng mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên rất lỏng lẻo, thiếu tính bền vững do thiếu động lực.
2. Tình hình hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp
Chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp (đối với trồng rừng sản xuất) bao gồm từ khâu sản xuất và cung cấp giống cây trồng - Trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng - Khai thác, vận xuất, vận chuyển - Chế biến và tiêu thụ (bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước).
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp thời gian qua đã xuất hiện các mô hình hợp tác và liên kết theo chuỗi hiệu quả tại các vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ, như tại Tổng công ty Giấy Việt Nam liên kết giữa hộ trồng rừng, các tổ chức trồng rừng với Nhà máy giấy Bãi Bằng trong sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu giấy; tại Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, liên kết giữa hộ trồng rừng, các tổ chức trồng rừng với Nhà máy MDF Gia Lai về việc cung cấp và tiêu thụ gỗ rừng trồng.
Tuy vậy, việc hợp tác và liên kết còn nhiều tồn tại làm hạn chế hiệu quả của việc nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của các cá nhân và thành phần tham gia, làm giảm động lực hợp tác, liên kết, đó là: Các hộ gia đình, cá nhân chưa được hợp tác với nhau để tạo ra sức mạnh về đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định cung cấp theo hợp đồng (liên kết ngang). Mối liên hệ giữa sản xuất và nơi tiêu thụ thường thông qua trung gian, đầu nậu nên thường không ổn định, thiếu minh bạch và bị ép giá, ép cấp làm thiệt hại cho người sản xuất (liên kết dọc). Nhiều hợp đồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu giữa người sản xuất với nhà máy cũng có thể không được thực hiện do sự tranh mua, tranh bán. Trong phân phối thu nhập (thông qua giá) cho từng khâu trong chuỗi sản xuất thiếu minh bạch, công bằng. Việc bảo hiểm rủi ro do sản xuất chưa được quan tâm.
3. Nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế
a) Về nhận thức: Mặc dù Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi trọng vấn đề phát triển kinh tế tập thể và hợp tác, xong nhận thức của chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh tế và người dân còn chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tư duy về kiểu hợp tác xã của thời kỳ bao cấp còn nặng nề, ám ảnh.
b) Về luật pháp và cơ chế, chính sách: Khung pháp lý để phát triển kinh tế hợp tác đã được Nhà nước ban hành, nhưng việc tuyên truyền, phổ biến và ban hành các cơ chế chính sách khả thi, khuyến khích phát triển còn thiếu đồng bộ và hạn chế.
c) Tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở và cơ quan chuyên môn vừa thiếu quan tâm chú trọng, vừa lúng túng đối phó. Chưa quy định bổ sung chức năng nhiệm vụ phát triển kinh tế hợp tác và liên kết cho các cơ quan lâm nghiệp ở địa phương.
a) Mục tiêu chung: Góp phần thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 của cả nước và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020 tăng 200% số hợp tác xã trong lâm nghiệp so với năm 2011 có mô hình chuyển đổi tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Đến năm 2020 có 100% số hợp tác xã, tổ hợp tác được chuyển đổi theo mô hình tái cơ cấu có liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp với các công ty lâm nghiệp và nhà máy chế biến gắn với thị trường tiêu thụ ổn định.
a) Liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế, trong nội bộ các thành phần kinh tế, đặc biệt là liên kết, liên doanh giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình để trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
b) Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp và các tác nhân trong các khâu trồng rừng, khai thác, chế biến và dịch vụ để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
c) Tổ chức các hộ nông dân liên kết hợp tác trồng rừng theo kế hoạch quản lý rừng chung của tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ trên cơ sở hài hòa giữa kế hoạch sản xuất của hộ gia đình và kế hoạch chung của tổ hợp tác, hợp tác xã, nhằm có được diện tích đủ lớn và ổn định để có thể cung cấp khối lượng gỗ đủ lớn hàng năm cho thị trường.
a) Tổ chức điều tra, thống kê tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch là đất rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân gắn với quy hoạch sản xuất lâm nghiệp và chế biến đối với từng địa phương (cấp tỉnh), làm cơ sở cho việc xây dựng phương án xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh. Tổng cục Lâm nghiệp sẽ chọn và cùng với một số địa phương đại diện các vùng sinh thái, kinh tế lâm nghiệp trong cả nước để thực hiện điều tra, khảo sát, lựa chọn điểm xây dựng mô hình chuyển đổi để rút kinh nghiệm, tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng diện.
b) Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng rừng thông qua các Kế hoạch hành động về nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020. Thâm canh rừng bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm lâm nghiệp.
c) Hỗ trợ đầu tư đường giao thông trục chính của vùng nguyên liệu tập trung bằng ngân sách nhà nước thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm nhằm giảm chi phí sản xuất cho tổ chức và hộ gia đình; đề xuất việc miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập đối với hợp tác xã và tổ hợp tác.
d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành mới cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo động lực và khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và liên kết giá trị sản phẩm theo chuỗi bền vững trong lâm nghiệp.
TT |
Nội dung công việc |
Thời gian bắt đầu |
Thời gian hoàn thành |
Cơ quan chủ trì/ Phối hợp |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
Điều tra, khảo sát tại các tỉnh Sơn La, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đắk Nông và Cà Mau để lựa chọn, lập phương án xây dựng mô hình điểm |
01/4/2014 |
30/6/2014 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Ban Chính sách)/ Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục PTNT) |
2 |
Triển khai xây dựng mô hình điểm (05 mô hình tại 5 tỉnh) |
01/7/2014 |
31/12/2015 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Ban Chính sách)/ Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục PTNT) |
3 |
Tổ chức điều tra, thống kê tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch là đất rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân gắn với quy hoạch sản xuất lâm nghiệp và chế biến đối với từng địa phương (cấp tỉnh) |
01/7/2014 |
30/6/2015 |
- Chi cục Kiểm lâm/ Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục PTNT thuộc các Sở; - Tổng cục Lâm nghiệp (Ban Chính sách) phối hợp, hướng dẫn. |
4 |
Lập phương án xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác gắn với liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp của tỉnh |
01/7/2015 |
31/12/2015 |
- Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm)/ Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục PTNT thuộc các Sở; - Tổng cục Lâm nghiệp (Ban Chính sách) phối hợp, hướng dẫn. |
5 |
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành mới cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo động lực và khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và liên kết giá trị sản phẩm theo chuỗi bền vững trong lâm nghiệp. |
01/5/2014 |
31/12/2015 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Ban Chính sách)/ Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục PTNT) |
6 |
Tổng kết, đánh giá mô hình điểm, tuyên truyền, phổ biến nhân diện rộng |
01/01/2016 |
31/3/2016 |
Tổng cục Lâm nghiệp (Ban Chính sách)/ Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục PTNT) |
7 |
Các địa phương triển khai thực hiện phương án được duyệt của địa phương mình đạt mục tiêu đề ra |
|
31/12/2020 |
Sở Nông nghiệp và PTNT (Chi cục Kiểm lâm)/ Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục PTNT thuộc các Sở |
a) Ở Trung ương: Do ngân sách Nhà nước đảm bảo thông qua Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm; lồng ghép với chương trình khuyến lâm quốc gia và huy động các chương trình, dự án quốc tế liên quan hỗ trợ.
b) Ở địa phương: Do ngân sách địa phương đảm bảo.
a) Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ, các Bộ, ngành liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện kế hoạch này và phân công bộ phận, cán bộ chuyên trách thực hiện.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh giao trách nhiệm cho Chi cục Kiểm lâm chủ trì cùng với Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Phát triển nông thôn thuộc sở triển khai thực hiện kế hoạch thuộc phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Các công ty lâm nghiệp, nhà máy, cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc nhà nước chi phối vốn điều lệ có trách nhiệm chủ động liên kết với vai trò là trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp trên địa bàn, địa phương hoặc vùng.
d) Định kỳ hàng năm các đơn vị, địa phương tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện gửi về Tổng cục Lâm nghiệp để tổng hợp báo cáo và chỉ đạo./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.