ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 18 tháng 04 năm 2018 |
CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) TỈNH LÀO CAI NĂM 2018
Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID), năm 2017 Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lào Cai xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố (giảm 06 bậc so với năm 2016) với 64,98 điểm đạt được (tăng 1,49 điểm so với năm 2016), trong đó có 05 chỉ số thành phần tăng điểm và 05 chỉ số thành phần giảm điểm (Chi tiết theo Phụ lục số 1 kèm theo). Tỉnh Lào Cai vẫn duy trì được vị trí đứng đầu trong nhóm 14 tỉnh miền núi phía bắc (chi tiết theo Phụ lục số 2 kèm theo).
Để tiếp tục duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lào Cai năm 2018, như sau:
1. Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, quyết liệt cải cách hành chính nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, thuận lợi, tạo điều kiện và động lực thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu chỉ số PCI năm 2018 tỉnh Lào Cai xếp trong TOP 10 tỉnh/thành phố, có chất lượng điều hành “tốt”; tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu trong khu vực miền núi phía bắc.
- Duy trì và tiếp tục nâng cao các chỉ số thành phần tăng điểm: “Tiếp cận đất đai”, “Chi phí không chính thức”, “Tính năng động của chính quyền tỉnh”, “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”, “Đào tạo lao động”.
- Cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số thành phần bị giảm trong năm 2017: “Gia nhập thị trường”, “Tính minh bạch”, “Chi phí thời gian”, “Cạnh tranh bình đẳng”, “Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự”.
3. Yêu cầu:
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc duy trì, cải thiện và nâng cao chất lượng các chỉ số thành phần của PCI.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, địa phương, báo cáo kết quả định kỳ và theo yêu cầu của UBND tỉnh (Sở Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan đầu mối chủ trì tham mưu các nội dung về chỉ số PCI).
- Tập trung đẩy mạnh khai thác, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, giải quyết thủ tục hành chính với nhà đầu tư và doanh nghiệp để giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh về thời gian và tài chính cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính tại tỉnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Duy trì và tiếp tục nâng cao nhóm 05 chỉ số thành phần tăng điểm:
1.1. Chỉ số “tính năng động của chính quyền tỉnh”;
- Năm 2017, chỉ số “tính năng động của chính quyền tỉnh” đạt 6,80 điểm (tăng 0,41 điểm so với năm 2016), xếp thứ 4 toàn quốc1. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cộng đồng Doanh nghiệp (DN) cho thấy một số hạn chế của Chỉ số này gồm: Lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng, song chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện2; Thái độ tích cực của chính quyền tỉnh với khu vực kinh tế tư nhân còn chưa cao3.
- Mục tiêu: Phấn đấu năm 2018 nâng cao chỉ số “tính năng động của chính quyền tỉnh” đạt từ 6,95 điểm trở lên (tăng 0,15 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Các cơ quan, đơn vị, địa phương:
+ Thực hiện nghiêm và có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 03/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc quyết liệt cải cách hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
+ Chủ động gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với DN thông qua nhiều kênh giao tiếp nhằm lắng nghe ý kiến phản ánh, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN.
+ Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 164-CTr/TU ngày 16/10/2017 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 20/3/2017 về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
(2) Văn phòng UBND tỉnh: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, cơ quan, địa phương.
(3) Sở Nội vụ: Chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác cải cách hành chính, việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
(4) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh.
1.2. Chỉ số “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”:
- Năm 2017 chỉ số “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” đạt 7,35 điểm (tăng 1,36 điểm so với năm 2016, mức tăng cao nhất trong nhóm 05 chỉ số tăng điểm). Tuy nhiên, theo đánh giá của DN thì một số tiêu chí dịch vụ hỗ trợ còn thấp, cần được cải thiện, nhất là tiêu chí: dịch vụ cung cấp thông tin thị trường4 tiếp tục sử dụng dịch vụ XTTM5; sử dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và quản trị kinh doanh6.
- Mục tiêu: Phấn đấu năm 2018 chỉ số “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” đạt từ 7,65 điểm trở lên (tăng 0,30 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Giao Sở Công thương:
+ Tiếp tục tham mưu, tổ chức hiệu quả các cuộc hội chợ, xúc tiến thương mại (ít nhất trên 20 cuộc/năm) trên địa bàn tỉnh; tăng cường cung cấp thông tin thị trường cho DN.
+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan: Tham mưu xây dựng các quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh; tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, các dịch vụ tư vấn pháp lý và cung cấp thông tin pháp luật, thông tin thị trường, dịch vụ đào tạo về kế toán và quản trị kinh doanh...; cụ thể hóa và lồng ghép các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp về các lĩnh vực như: Thông tin thị trường, tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, quảng bá sản phẩm...
(2) Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh: Nghiên cứu, khảo sát nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện cung ứng các dịch vụ hỗ trợ đào tạo kế toán, quản trị doanh nghiệp, khởi nghiệp phù hợp nhu cầu.
1.3. Chỉ số “đào tạo lao động”:
- Năm 2017 đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp tăng điểm chỉ số “đào tạo lao động” đạt 6,56 điểm (tăng 0,35 điểm so năm 2016; tăng 0,72 điểm so năm 2015). Mặc dù có sự cải thiện liên tục, song mức độ cải thiện còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do: Tỷ lệ DN đánh giá chất lượng dạy nghề của tỉnh mức độ “tốt” còn chưa cao (chỉ đạt 46%); mạng lưới giới thiệu việc làm còn chưa thật sự thu hút được DN (có 69% doanh nghiệp được hỏi từng sử dụng dịch vụ này); tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại DN thấp (57%).
- Mục tiêu: Phấn đấu năm 2018 chỉ số “đào tạo lao động” đạt từ 7,1 điểm trở lên (tăng 0,54 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
+ Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu, thực hiện nâng cao hiệu quả công tác giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm nhằm tạo cầu nối giữa DN, nhà đầu tư với người lao động. Tăng cường liên hệ với các cơ sở đào tạo để thống kê số lao động đã qua đào tạo, ngành nghề, giới tính... để cung cấp cho các các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu biết, tuyển dụng.
+ Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề phù hợp theo cơ cấu, trình độ, số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của DN và xã hội, trong đó bám sát vào các ngành nghề lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh.
(2) Sở Nội vụ: Chủ trì tham mưu đề xuất công tác đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, hệ thống dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung, tinh gọn, hiệu quả.
1.4. Chỉ số “chi phí không chính thức (CPKCT)”:
- Đây cũng là chỉ số đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp tăng điểm, năm 2017 đạt 5,57 điểm (tăng 0,22 điểm so với năm 2016, tăng 1,06 điểm so với năm 2015). Song, mức tăng điểm số còn thấp, khả năng cải thiện điểm số còn nhiều, đặc biệt theo đánh giá của cộng đồng DN có một số xu hướng nổi lên đáng quan ngại là: 26% DN lo ngại tình trạng “chạy án” là phổ biến; 40% DN cho rằng trả CPKCT là bắt buộc để đảm bảo trúng thầu; 59% DN cho rằng phải trả CPKCT cho cán bộ thanh kiểm tra và 59% doanh nghiệp cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC cho doanh nghiệp là phổ biến.
- Mục tiêu: Phấn đấu chỉ số CPKCT năm 2018 đạt 6,1 điểm trở lên (tăng 0,53 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Các sở, ngành, địa phương:
+ Thường xuyên kiểm tra, kịp thời xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng vị trí làm việc gây khó khăn cho doanh nghiệp; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người trực tiếp giải quyết các thủ tục cho DN.
+ Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 03/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh.
(2) Giao Thanh tra tỉnh: Chủ trì tham mưu nội dung nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng tại các cấp, các ngành, trong quản lý kinh tế xã hội, đất đai, chi tiêu ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý vốn, tài sản của nhà nước.
(3) Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phấn đấu giải quyết cơ bản các vụ án có liên quan đến DN đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật.
1.5. Chỉ số “tiếp cận đất đai”:
- Năm 2017 chỉ số “tiếp cận đất đai” đạt 6,41 điểm (tăng 0,75 điểm so với năm 2016), là năm đạt điểm cao nhất từ năm 2013 trở lại đây, song một số nội dung cần tập trung giải quyết để nâng cao chỉ số này, như: chỉ có 48% DN có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận QSDĐ; có 76% DN cho rằng gặp khó khăn về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh - đây cũng là xu hướng chung của cả nước trong năm 2017; 29% DN cho rằng việc cung cấp thông tin về đất đai không thuận lợi; 75% DN cho rằng việc thực hiện TTHC đất đai trong vòng 2 năm qua vẫn gặp khó khăn.
- Mục tiêu: Phấn đấu năm 2018 chỉ số “tiếp cận đất đai” đạt từ 7,1 điểm trở lên (tăng 0,69 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường cải cách thủ tục hành chính về đất đai; minh bạch hóa thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; tham mưu xử lý, giải quyết dứt điểm các đơn thư, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai kéo dài, gây bức xúc ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp.
(2) Sở Xây dựng: Chủ trì tiếp tục rà soát, công khai công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng.
(3) Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh: Công bố công khai thông tin quy hoạch, tình hình thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu để các DN, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thông tin, thuận lợi trong việc đề xuất bố trí, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh.
2. Khắc phục và cải thiện nhóm 05 chỉ số thành phần có điểm số giảm:
2.1. Chỉ số “gia nhập thị trường”:
- Đây là chỉ số có mức độ giảm điểm lớn nhất trong nhóm 05 chỉ số giảm điểm, năm 2017 chỉ đạt 7,37 điểm (giảm 1,28 điểm so với năm 2016) thấp nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do: số ngày ĐKDN, thay đổi ĐKDN cao (05 ngày); tỷ lệ DN làm thủ tục ĐKDN qua phương thức mới (trực tuyến, bưu điện, TTHCC) còn thấp (13%); chỉ có 66% DN cho rằng cán bộ làm công tác ĐKDN am hiểu chuyên môn; chỉ 50% DN cho rằng ứng dụng CNTT trong ĐKDN là tốt.
- Mục tiêu: Năm 2018 chỉ số “gia nhập thị trường” đạt từ 7,9 điểm trở lên (tăng 0,53 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, chỉ đạo bộ phận chuyên môn liên quan khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, kiểm soát thời gian cấp, thay đổi nội dung ĐKDN chỉ tối đa 02 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ); đẩy mạnh tuyên truyền cộng đồng DN thực hiện thủ tục ĐKDN qua phương thức mới (trực tuyến, bưu điện, TTHCC); tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công, tác ĐKDN từ bước nhận hồ sơ, xử lý và trả kết quả; nghiêm túc xử lý, điều chuyển công tác đối với cán bộ vi phạm, nhũng nhiễu, thiếu nhiệt tình, bị người dân và DN phản ánh; tăng cường thực hiện công tác hậu kiểm sau ĐKDN.
2.2. Chỉ số “tính minh bạch”:
- Đây cũng là chỉ số có điểm số thấp nhất từ trước đến nay, năm 2017 chỉ đạt 6,34 điểm (giảm 0,68 điểm so với năm 2016), trong đó xu hướng đáng lo ngại về giảm tính minh bạch của tỉnh Lào Cai cũng là xu hướng chung của cả nước, nhất là: DN cho rằng việc tiếp cận tài liệu quy hoạch và tài liệu pháp lý của tỉnh rất khó khăn; chỉ 46% DN có thể tiếp cận thông tin đấu thầu qua các kênh công khai; 69% DN cho rằng phải có “mối quan hệ” để có được các tài liệu của tỉnh.
- Mục tiêu: Năm 2018 chỉ số “tính minh bạch” đạt từ 6,80 điểm trở lên (tăng 0,46 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Các sở, ngành, địa phương có liên quan quyết liệt đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công khai hóa, minh bạch tài liệu quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, lĩnh vực; thực hiện lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(2) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan, lập Danh mục các tài liệu, quy hoạch cần cung cấp, minh bạch hóa, phương thức công khai, minh bạch hóa trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trong tháng 5/2018; đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, định kỳ hàng, quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện của các cơ quan liên quan; chủ trì tham mưu UBND tỉnh các giải pháp nâng cao chất lượng, độ mở trang web của tỉnh.
(3) Văn phòng UBND tỉnh: Định kỳ hàng quý, tham mưu tổ chức buổi làm việc giữa UBND tỉnh và các cơ quan liên quan với các Hội, Hiệp hội để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN.
(4) Cục thuế tỉnh, Cục hải quan tỉnh: Chủ trì, tiếp tục quán triệt tinh thần “phục vụ DN” đến từng bộ phận, cán bộ; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ gây khó khăn, có biểu hiện tiêu cực; thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo quy định, nhất là những vị trí thường xuyên tiếp xúc với DN, dễ phát sinh tiêu cực.
2.3. Chỉ số “chi phí thời gian”:
- Năm 2017 chỉ số “chi phí thời gian” đạt 6,12 điểm (giảm nhẹ so với năm 2016 là 0,3 điểm), song là năm thứ 2 liên tiếp giảm điểm, nguyên nhân chủ yếu là do: 33% DN dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật; 49% DN cho rằng phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục; chỉ có 55% DN cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản; số giờ trung vị cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế còn cao (40 giờ).
- Mục tiêu: Năm 2018 chỉ số “chi phí thời gian” đạt từ 6,50 điểm trở lên (tăng 0,38 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Các sở, ngành, địa phương có liên quan tiếp tục chủ động nghiên cứu, đổi mới phương pháp, hình thức hướng dẫn DN, người dân thực hiện các quy định pháp luật theo hướng dễ hiểu, trực quan (sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh), dễ áp dụng, thiết thực; hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác; trường hợp phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung một lần.
(2) Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai để đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công; giải quyết nhanh chóng, thuận tiện các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định.
(3) Cục thuế tỉnh: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế, nâng cao hiệu quả, hiện đại hóa hệ thống thông tin về người nộp thuế để rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra thuế đối với DN và người dân.
2.4. Chỉ số “cạnh tranh bình đẳng”:
- Năm 2017, chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” tỉnh Lào Cai chỉ đạt 4,80 điểm (giảm 0,63 điểm so với năm 2016) thấp nhất trong các năm kể từ năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do: 76% DN cho rằng nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai ...) chủ yếu rơi vào các DN thân quen của cán bộ chính quyền; và 49% DN cho rằng ưu đãi cho DN lớn là trở ngại.
- Mục tiêu: Năm 2018 chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” đạt từ 5,20 điểm trở lên (tăng 0,40 điểm so với năm 2017), cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng trong lĩnh vực đấu thầu, đất đai, ưu đãi.
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Các sở, ngành, địa phương có liên quan tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao khả năng tiếp cận bình đẳng cho cộng đồng DN.
(2) Văn phòng UBND tỉnh: Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Hệ thống hiện tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của Chính phủ; tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động đường dây nóng phản ánh kiến nghị của cộng đồng DN trực tiếp với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời khuyến khích các DN sử dụng kênh đối thoại này để góp ý, khuyến nghị mang tính xây dựng nhằm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh.
(3) Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch, tăng cường phổ biến Luật Cạnh tranh sâu rộng, thiết thực, hiệu quả đến cộng đồng DN, thúc đẩy DN dùng Luật cạnh tranh để tự bảo vệ mình, mạnh dạn phản ánh tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng.
2.5. Chỉ số “thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”:
- Năm 2016 Chỉ số thiết chế pháp lý tỉnh Lào Cai đạt 6,86 điểm cao nhất cả nước, tuy nhiên năm 2017 điểm chỉ số này giảm 0,54 điểm xuống còn 6,32 điểm, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do: chỉ có 33% DN cho rằng hệ thống pháp luật có cơ chế giúp DN tố cáo cán bộ tham nhũng; 39% DN sẵn sàng sử dụng tòa án để giải quyết tranh chấp - tiêu chí này giảm mạnh so với năm 2016 (55,67%) phản ánh tâm lý quan ngại, thiếu tin tưởng hệ thống tòa án, tư pháp tỉnh của DN; đặc biệt 2% DN được khảo sát cho rằng phải trả tiền “bảo kê” cho băng nhóm côn đồ, xã hội đen để yên ổn làm ăn.
- Mục tiêu: Năm 2018 chỉ số “thiết chế pháp lý và an ninh trật tự” đạt từ 7,10 điểm trở lên (tăng 0,78 điểm so với năm 2017).
- Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, doanh nghiệp.
(2) Tòa án nhân dân tỉnh đổi mới công tác xét xử đảm bảo đúng pháp luật, nhanh chóng, không ngừng nâng cao uy tín, tin tưởng đối với nhân dân và DN.
(3) Công an tỉnh mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời không để hình thành các băng nhóm tội phạm, “bảo kê” trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.
1. Yêu cầu các sở, ngành, địa phương có liên quan căn cứ chức năng, quyền hạn được phân công, bám sát các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch này khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 28/4/2018 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong kế hoạch của từng cơ quan, đơn vị cần phân công, phân nhiệm rõ trách nhiệm vai trò người đứng đầu và giữa các phòng/đơn vị trực thuộc để có cơ sở kiểm tra, đôn đốc kết quả thực hiện của các đơn vị.
2. Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện để có giải pháp xử lý kịp thời, phù hợp, linh hoạt và kiến nghị UBND tỉnh các giải pháp điều hành hiệu quả.
3. Đề nghị các Hội, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ trên địa bàn tỉnh tích cực hợp tác, tăng cường đối thoại với các cấp chính quyền, tạo cơ chế thông tin hiệu quả, góp phần xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tỉnh Lào Cai thân thiện và đồng hành cùng DN.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lào Cai tích cực tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này trong các cấp, các ngành, cộng đồng DN và người dân.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, đầu mối theo dõi, tổng hợp báo cáo chung; chủ động, kịp thời đề xuất UBND tỉnh các giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện Kế hoạch này hiệu quả, thiết thực.
Trên đây là Kế hoạch cải thiện Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lào Cai năm 2018, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao, nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT
QUẢ CHỈ SỐ PCI TỈNH LÀO CAI NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số:
139/KH-UBND ngày 18 tháng 04 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
1. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI:
Stt |
Năm |
Điểm tổng hợp |
Kết quả xếp hạng (trên 63 tỉnh/thành) |
Nhóm điều hành * |
1 |
2016 |
63,49 |
5 |
3 |
2 |
2017 |
64,98 |
11 |
3 |
* Phân nhóm theo độ lệch chuẩn của điểm số PCI so với giá trị trung bình trong giai đoạn đánh giá (1: Rất tốt; 2: Tốt; 3: Khá; 4: Trung bình; 5: Tương đối thấp; 6: Thấp).
2. Kết quả 10 chỉ số thành phần PCI:
STT |
Tên các chỉ số thành phần |
Điểm số |
|||
Năm 2016 |
Năm 2017 |
So sánh năm 2017 với năm 2016 |
|||
Tăng |
Giảm |
||||
I |
Các chỉ số tăng điểm |
29.60 |
32.69 |
3.09 |
|
1 |
Tính năng động của chính quyền tỉnh |
6.39 |
6.80 |
0.41 |
|
2 |
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp |
5.99 |
7.35 |
1.36 |
|
3 |
Đào tạo lao động |
621 |
6.56 |
0.35 |
|
4 |
Chi phí không chính thức |
5.35 |
5.57 |
0.22 |
|
5 |
Tiếp cận đất đai |
5.66 |
6.41 |
0.75 |
|
II |
Các chỉ số giảm điểm |
34.38 |
30.95 |
|
3.43 |
1 |
Gia nhập thị trường |
8.65 |
7.37 |
|
1.28 |
2 |
Tính minh bạch |
7.02 |
6.34 |
|
0.68 |
3 |
Chi phí thời gian |
6.42 |
6.12 |
|
0.30 |
4 |
Cạnh tranh bình đẳng |
5.43 |
4.80 |
|
0.63 |
5 |
Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự |
6.86 |
6.32 |
|
0.54 |
KẾT
QUẢ CHỈ SỐ PCI CỦA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(Kèm theo kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 18 tháng 04 năm 2018 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lào Cai)
1. Biểu đồ Chỉ số PCI một số tỉnh miền núi phía bắn qua các năm:
Biểu đồ chỉ số điểm số PCI
2. Kết quả xếp hạng chỉ số PCI năm 2017 - Khu vực miền núi phía bắc:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.