ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 5 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (B1), chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) và chỉ số Phá sản doanh nghiệp (A10) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
1. Mục đích.
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 chỉ số về chi phí tuân thủ pháp luật, chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng và chỉ số phá sản doanh nghiệp, Nhằm cắt giảm hiệu quả các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Qua đó giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, góp phần cải thiện nâng xếp hạng chỉ số (B1), chỉ số (A9) và chỉ số (A10), đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh.
b) Cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định, khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.
c) Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh; hạn chế tối đa việc ban hành mới các điều kiện kinh doanh bất hợp lý không cần thiết. Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống thể chế và pháp luật kinh doanh.
2. Yêu cầu
a) Việc thực hiện kế hoạch đảm bảo thống nhất, khả thi, tiết kiệm, nội dung theo kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện đúng thời gian quy định.
b) Thông qua việc cải thiện các Chỉ số B1, A9, A10 các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét, đánh giá đúng thực trạng về các chi phí tuân thủ pháp luật hiện nay; trên cơ sở xem xét lợi ích đạt được, giảm gánh nặng chi phí B1 đối với các doanh nghiệp, đơn giản hóa các trình tự, thủ tục xét xử các vụ tranh chấp hợp đồng, giảm thời gian, chi phí phá sản doanh nghiệp.
c) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ, góp phần cải thiện, nâng cao các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật.
a) Đánh giá đúng thực trạng gánh nặng của các chỉ số.
- Đánh giá đúng thực chất gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật.
- Tổ chức rà soát, lập danh mục các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, của Trung ương liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của sở, ngành, địa phương, đơn vị mình, qua đó đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở điều kiện kinh doanh gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, hoặc mâu thuẫn, chồng chéo. Quan tâm, chú trọng đến việc thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính Phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.
- Cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp (gồm: Chi phí hành chính; chi phí đầu tư để tuân thủ quy định của pháp luật; phí, lệ phí; chi phí rủi ro pháp lý; chi phí không chính thức).
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
b) Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh, kiến nghị hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.
- Các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại kế hoạch, xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022, liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính trên tinh thần quán triệt và tuân thủ triệt để các yêu cầu, tiêu chí đặt ra trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và các văn bản có liên quan. Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các kiến nghị về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật mà qua quá trình triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa phù hợp với mục tiêu giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành trong tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
c) Rà soát, đánh giá các quy định về phí, lệ phí.
Thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, tham mưu giúp HĐND tỉnh đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý những quy định không còn phù hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
d) Tạo sự liên thông giữa hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật với hoạt động tổ chức thực thi pháp luật.
Thường xuyên cập nhật kịp thời các ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để rà soát, cập nhật để nắm bắt, tổng hợp các quy định của pháp luật có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo, khó tuân thủ hoặc thiếu khả thi. Trên cơ sở đó để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
- Cơ quan thực hiện: Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
2. Tổ chức thi hành pháp luật trên tinh thần ngày càng giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật.
a) Thường xuyên cập nhật công bố, công khai các quy định của pháp luật mới ban hành.
- Công bố kịp thời, đầy đủ, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa, các nội dung sửa đổi, bổ sung, các quy định mới trong các lĩnh vực kinh doanh dễ làm phát sinh các chi phí không chính thức trong tuân thủ pháp luật.
- Cơ quan thực hiện: Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
b) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
- Lựa chọn phương thức tuyên truyền, tổ chức phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ các quy định pháp luật, hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Xây dựng và phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng tài liệu về tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong phạm vi quyền hạn cơ quan, đơn vị mình.
- Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc tuyên truyền, giải thích cho doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để doanh nghiệp biết, tự bảo vệ mình trước các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức.
- Tuyên truyền, hướng dẫn các tài liệu về tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, đơn vị mình.
- Cơ quan thực hiện: Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Liên minh Hợp tác xã; Hội doanh nghiệp trẻ và các cơ quan có liên quan. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định về pháp luật đầu tư kinh doanh được kịp thời, có hiệu quả.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo
c) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho công chức, viên chức về những điểm mới của các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới) trong các quy định pháp luật về các điều kiện đầu tư kinh doanh, về cách thức, phương thức, kỹ năng thực thi các quy định nói trên bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời; tập huấn, bồi dưỡng cung cấp thông tin, kiến thức về pháp luật phòng, chống tham nhũng, khiếu nại, tố cáo và chính sách pháp luật của Nhà nước về thi hành công vụ; hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo trong thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp.
- Tổ chức quán triệt, nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cập nhật, bổ sung thông tin, nắm vững các quy định pháp luật mới, các kỹ năng, ứng dụng công nghệ mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiết kiệm, giảm bớt chi phí, tăng tính hiệu quả trong tuân thủ pháp luật, giải quyết tranh chấp hợp đồng và phá sản doanh nghiệp.
- Thường xuyên, kịp thời công khai để doanh nghiệp biết, tạo cơ hội thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận tìm hiểu về các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, giải thích các điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể trong các quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật được đầy đủ, thuận lợi, tiết kiệm chi phí.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ, liên minh Hợp tác xã và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
d) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp.
- Thiết lập các hình thức đa dạng, linh hoạt trong tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp trong thực thi và tuân thủ pháp luật trực tiếp liên quan đến chi phí tuân thủ pháp luật, giải quyết tranh chấp hợp đồng, phá sản doanh nghiệp, bảo đảm thuận lợi, dễ dàng trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, kịp thời ghi nhận, xử lý công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan, đúng thẩm quyền.
- Chủ động tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, câu lạc bộ các doanh nghiệp trẻ... nhằm tăng cường hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với đại diện các doanh nghiệp, hội doanh nghiệp để trao đổi các quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh để có các biện pháp chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị; trường hợp không giải quyết được cũng cần giải thích, thông tin trả lời rõ ràng, minh bạch để doanh nghiệp được biết.
- Thiết lập kênh thông tin đa dạng, thuận lợi, bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo để doanh nghiệp tự giác, kịp thời khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật.
- Tăng cường chỉ đạo việc tổ chức tiếp nhận và tập trung giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp kịp thời, đúng quy định pháp luật. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phải dành thời gian tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, giải quyết hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
- Cơ quan thực hiện: Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
đ) Tích cực tham mưu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
- Văn phòng UBND tỉnh tích cực tham mưu, thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, tập trung vào công khai, cập nhật thường xuyên các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh, bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp. Rà soát, cải tiến quy trình giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo hướng giảm chi phí nộp hồ sơ, nhận kết quả; rút ngắn thời gian giải quyết, giảm thời gian đi lại của doanh nghiệp.
- Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính theo kế hoạch được ban hành năm 2022 của tỉnh, các sở, ban, ngành tập trung thực hiện nghiêm việc công khai các thủ tục hành chính, cập nhật thường xuyên các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, tại trụ sở cơ quan nhà nước, hiệp hội, địa điểm sinh hoạt cộng đồng doanh nghiệp bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp.
- Cải tiến quy trình giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp theo hướng giảm chi phí nộp hồ sơ, nhận kết quả; rút ngắn thời gian; tăng mức độ trả kết quả đúng thời hạn, giảm thời gian đi lại cho doanh nghiệp.
- Thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thường xuyên rà soát, hạn chế tối đa các bất cập, những “lỗ hổng” dễ làm phát sinh tiêu cực đối với doanh nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; lựa chọn thủ tục hành chính đáp ứng đủ điều kiện để tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Cơ quan thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh, Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
e) Các nhiệm vụ, giải pháp khác.
Đề nghị TAND tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh có các giải pháp để triển khai thực hiện, góp phần nâng xếp hạng chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) và chỉ số phá sản doanh nghiệp (A10), cải cách thủ tục hành chính tư pháp, nâng cao hoạt động xét xử và công tác thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Căn cứ nội dung được xác định tại kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.
2. Đề nghị các tổ chức đại diện của doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật, chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng và chỉ số phá sản doanh nghiệp tại Kế hoạch này.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, TAND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; báo cáo năm gửi (trước ngày 30 tháng 11) gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
4. Sở Tư pháp chủ trì theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao xếp hạng các chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1), chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng (chỉ số A9) và chỉ số phá sản doanh nghiệp (chỉ số A10) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Tòa án nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Trong quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết, xử lý hoặc điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.