ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 18 tháng 10 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2018 - 2030 tại tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Đề án), cụ thể như sau:
Nhằm huy động các nguồn lực triển khai các hoạt động phát triển thể lực, tầm vóc con người Hòa Bình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình; tùng bước nâng cao sức khỏe, tuổi thọ của người dân các dân tộc Hòa Bình, góp phần phát triển thể lực, tầm vóc của người Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tăng cường sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội trong công tác phát triển thể lực, tầm vóc người dân giai đoạn 2018 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Bám sát các mục tiêu, nội dung của Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 để tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu, đề án, kế hoạch, dự án liên quan đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Nêu cao vai trò trách nhiệm và chủ động của các cấp, các ngành và các đoàn thể xã hội từ đó tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Chương trình của Đề án.
Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em dưới 5 tuổi và đảm bảo các tiêu chí phát triển thể lực, tầm vóc của thanh niên Hòa Bình trong lứa tuổi trưởng thành.
2.1. Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên tỉnh Hòa Bình, đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định theo các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi: Năm 2025 chiều cao trung bình đạt 167 cm; đến năm 2030 chiều cao trung bình đạt 168,5 cm.
- Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2025 chiều cao trung bình đạt 156 cm; năm 2030 chiều cao trung bình đạt 157,5 cm.
2.2. Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của thanh niên tỉnh Hòa Bình có bước phát triển theo các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi:
+ Chạy tùy sức 5 phút, tính quãng đường trung bình đạt 1.050 m vào năm 2020; đạt 1.150 m vào năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận, đạt trung bình 45 kg năm 2020; đạt 48 kg năm 2030.
- Đối với nữ 18 tuổi:
+ Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 850m vào năm 2020; đạt 1.000m vào năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 30kg năm 2020; đạt 34kg năm 2030
- Giảm tỷ lệ người dân thiếu vận động thể lực:
+ Người 18 - 69 tuổi, năm 2025 còn 25%; đến 2030 còn 20%.
+ Trẻ em 13 - 17 tuổi, năm 2025 còn 60%; đến 2030 còn 40%.
2.3. Hình thành phong trào chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người dân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018 - 2030:
Huy động các cấp, các ngành và toàn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Hòa Bình; tăng cường và mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, giúp con người Hòa Bình phát triển hài hòa cả về thể lực, trí lực, tâm lực.
2.4. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe
Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây mất bình thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phạm vi: Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, trong đó chỉ đạo làm điểm tại 08 trường trên địa bàn tỉnh bao gồm: 02 trường mẫu giáo, 02 trường tiểu học, 02 trường Trung học cơ sở, 02 trường Trung học phổ thông.
- Đối tượng: Là các bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Thời gian thực hiện kế hoạch là 12 năm, được chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2018 đến năm 2023, trong giai đoạn này thực hiện thí điểm các giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục, thể thao.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2024 đến năm 2030, sơ kết đánh giá những kết quả của giai đoạn I, tổ chức triển khai thực hiện mở rộng trong phạm vi toàn tỉnh và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.
4. Các Chương trình thực hiện Đề án
4.1. Chương trình 1: Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc của người Hòa Bình theo tiêu chí chung của người Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Xây dựng các chỉ số sinh học và các tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển thể lực, tầm vóc; đề xuất khả năng can thiệp cải thiện thể lực, tầm vóc của người Hòa Bình.
- Nội dung chủ yếu:
+ Khảo sát thống kê các chỉ số sinh học và tổng hợp các tiêu chí đánh giá thể lực, tầm vóc người Hòa Bình.
+ Khảo sát thống kê số liệu về yếu tố di truyền và môi trường chi phối phát triển chiều cao đúng của người Hòa Bình.
+ Điều tra, tổng hợp và xác định tần số bệnh tật gây bất thường về tầm vóc thân thể, thể lực, đề xuất các biện pháp can thiệp phát triển chiều cao của người Hòa Bình.
- Thí điểm triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Hòa Bình từ 03 tuổi đến 18 tuổi ở 25% số trường Mẫu giáo và Phổ thông trong toàn tỉnh.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4.2. Chương trình 2: Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi.
- Nội dung chủ yếu:
+ Tiếp tục chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Ứng dụng, đề xuất thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với các đối tượng của Đề án.
+ Thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
+ Xây dựng và triển Khai chương trình sữa học đường đối với học sinh Mẫu giáo và Tiểu học.
+ Tổ chức đánh giá hiệu quả về dinh dưỡng đối với trẻ em và học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi.
+ Đánh giá hiệu quả của việc lồng ghép Đề án này với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số.
- Đến năm 2020 thí điểm hướng dẫn, chăm sóc dinh dưỡng cho 55% số trường Mẫu giáo và Phổ thông; thí điểm triển khai chương trình sữa học đường cho 45 - 50% số trường Mẫu giáo và Tiểu học; đến năm 2025 mở rộng diện hướng dẫn, chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho 100% số trường Mẫu giáo và Phổ thông, triển khai chương trình sữa học đường đối với toàn bộ các trường Mẫu giáo và Tiểu học.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4.3. Chương trình 3: Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi.
- Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động thể dục ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự tập luyện thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể.
- Nội dung chủ yếu:
+ Khảo sát thực trạng thể dục, thể thao trường học, thể chất và sức khỏe học sinh là đối tượng của Đề án.
+ Cải thiện và tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động thể dục, thể thao trong trường học bao gồm: cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ tập luyện thể thao.
+ Chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất đối với các trường thực hiện thí điểm.
+ Tận dụng các công trình thể dục thể thao trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất trong trường học (cả chính khóa và ngoại khóa).
+ Đảm bảo chất lượng giờ dạy thể dục chính khóa và các hoạt động thể dục ngoại khóa cho học sinh; xây dựng chương trình giáo dục thể chất hợp lý, có kết hợp với giáo dục quốc phòng, triển khai đồng bộ với công tác y tế học đường và dinh dưỡng học đường.
+ Xây dựng thích hợp một hệ thống các lớp năng khiếu thể thao ban đầu ở trường học đặc biệt là các trường Trung học trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2020 cơ bản các trường phổ thông, các cấp học có câu lạc bộ thể dục thể thao; có cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao; có đủ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện dạy thể dục nội khóa kết hợp với hoạt động thể thao ngoại khóa chiếm 55% tổng số trường. Đến năm 2030 đạt định mức tiêu chí đánh giá nêu trên đối với 90% tổng số trường học trên địa bàn tỉnh.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4.4. Chương trình 4: Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam nói chung và người Hòa Bình nói riêng.
- Nhiệm vụ: Thông tin, giáo dục, truyền thông, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động thực hiện các chương trình của Đề án.
- Nội dung chủ yếu:
+ Xác định rõ đối tượng, nội dung và các biện pháp tuyên truyền giáo dục.
+ Phổ cập thông tin, kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên và thanh niên; các biện pháp tập luyện thể dục thể thao xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
+ Kết hợp các biện pháp truyền thông trực tiếp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia hệ thống thông tin của ngành văn hóa thể thao, giáo dục, y tế và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và các biện pháp tiếp thị xã hội.
- Đến năm 2023 tuyên truyền giáo dục hình thành phong trào toàn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc đối với 55% các trường Mẫu giáo, Phổ thông; đến năm 2030 đối với 90% các trường Mẫu giáo, Phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
5.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác triển khai kế hoạch. Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới chăm sóc sức khỏe của nhân dân, phát triển giáo dục thể chất về thể thao trường học.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất về thể dục thể thao, bổ sung chức năng hỗ trợ giáo dục thể chất trường học đối với các cơ sở tập luyện, thi đấu của lĩnh vực thể dục thể thao các cấp. Có kế hoạch phục vụ cho giáo dục thể chất trong trường học trên từng địa bàn.
- Ban hành quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, đầu tư xây dựng công trình thể dục thể thao trường học, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, tham gia tài trợ, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của từng chương trình và các mục tiêu của kế hoạch này.
- Có chính sách hỗ trợ vốn, cơ chế thích hợp nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhà trường, doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm, thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là sữa, trứng cho trẻ em có đủ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc.
- Tổ chức mở các lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông.
- Thực hiện kế hoạch này lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Đề án, Kế hoạch của tỉnh có liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2016 - 2030 nhưng không trùng lặp về nội dung.
- Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện các mục tiêu của kế hoạch và các nhiệm vụ từng chương trình của Đề án.
5.2 Nhóm giải pháp huy động nguồn lực
- Tăng cường đầu tư các nguồn lực kết hợp với huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa, các nguồn viện trợ chính thức, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi... đề thực hiện kế hoạch. Trong đó, ngân sách nhà nước ưu tiên cho các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
- Huy động nguồn nhân lực phục vụ kế hoạch từ các Sở: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ và các Sở, ngành có liên quan. Sự ủng hộ, tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư và liên doanh, liên kết trong việc triển khai các hoạt động có liên quan tới kế hoạch này. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động; sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và toàn xã hội.
- Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học về thể chất, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị nghiên cứu phục vụ các nội dung của kế hoạch.
5.3 Nhóm giải pháp giáo dục, truyền thông
- Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết và nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội về kế hoạch để hình thành phong trào của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Hòa Bình.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân biết tự chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường.
- Huy động các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và xây dựng mạng lưới cộng tác viên thực hiện tuyên truyền, vận động trực tiếp tới từng gia đình về phát triển thể lực, tầm vóc người Hòa Bình.
6. Nguồn kinh phí và cơ chế quản lý điều hành
6.1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện kế hoạch gồm: Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương); kinh phí từ nguồn xã hội hóa, các nguồn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu hợp pháp khác.
- Ngân sách Trung ương: Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; thí điểm kết hợp biện pháp dinh dưỡng và phát triển thể dục thể thao trường học; khuyến khích và thực hiện chương trình sữa học đường; thông tin, truyền thông; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao cho các địa phương trong tỉnh.
- Ngân sách của tỉnh và các huyện, thành phố: Thực hiện chế độ dinh dưỡng, đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao và các điều kiện phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học; chăm sóc dinh dưỡng học đường, thực hiện chương trình sữa học đường.
- Nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa và các nguồn thu khác: Thực hiện chế độ dinh dưỡng; đầu tư cơ sở vật chất tập luyện thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao cho học sinh trong các trường học.
6.2. Nguyên tắc phân bổ kinh phí
- Kinh phí thực hiện kế hoạch này được phân bổ theo từng giai đoạn 05 năm và phân bổ trực tiếp đối với từng chương trình cụ thể hàng năm.
- Hàng năm và trước khi kết thúc từng giai đoạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch của năm và giai đoạn tiếp theo, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.
- Đảm bảo nguyên tắc xây dựng, phê duyệt và phương thức phối hợp lồng ghép thực hiện các chương trình của kế hoạch trong triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan.
6.3. Cơ chế quản lý điều hành
Thực hiện sơ kết kế hoạch mỗi năm một lần, tổng kết kế hoạch theo giai đoạn 05 năm một lần.
1. Ban Chỉ đạo tỉnh
Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Đề án lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nan: trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng Chương trình trong Đề án, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng Kế hoạch và các chương trình thành phần của Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chương trình của Đề án; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 3, Chương trình 4 của Đề án. Tổng hợp tình hình thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo, Ban điều phối Đề án của Trung ương.
Trường hợp có phát sinh các vấn đề mới cần điều chỉnh so với mục tiêu, nội dung của Đề án đã được duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan có liên quan xin ý kiến chỉ đạo, báo cáo với các cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Pháp luật.
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình 3, Chương trình 4 của Đề án.
3. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 1, Chương trình 2 của Đề án. Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kết quả thực hiện 02 Chương trình của Đề án được giao chủ trì.
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình 1, Chương trình 2 của Đề án.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Phối hợp thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong các chương trình được phân công; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các nội dung của Kế hoạch thực hiện Đề án.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách chi thường xuyên để triển khai kế hoạch thực hiện Đề án; hướng dẫn quản lý tài chính; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện Đề án.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách đầu tư xây dựng các công trình, thiết chế văn hóa, thể thao; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đề thực hiện Đề án.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch tuyên truyền về các nội dung chương trình thực hiện Đề án.
- Phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức của người dân và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và các biện pháp tiếp thị xã hội về các nội dung, chương trình của Đề án.
8. Các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chủ trì các chương trình để triển khai, thực hiện kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch đề ra.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch trên địa bàn;
- Bố trí kinh phí để thực hiện các Chương trình trong Kế hoạch này tại địa phương.
Quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.