ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/KH-UBND-NC |
Nghệ An, ngày 09 tháng 03 năm 2016 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người (gọi tắt là Chương trình 130/CP) giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP về triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình 130/CP và Kế hoạch số 15/KH-BCĐ ngày 19/01/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP về triển khai thực hiện Chương trình 130/CP cho cán bộ, đảng viên và nhân dân từ tỉnh đến cơ sở nhằm tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động về phòng, chống mua bán người, góp phần làm giảm nguy cơ mua bán người, giảm tội phạm mua bán người, thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, chính trị - xã hội và toàn dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp, thống nhất, toàn diện trong phòng, chống mua bán người trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ vào nội dung Chương trình, xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện một cách quyết liệt, thiết thực và có hiệu quả.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Công tác chỉ đạo triển khai
- Hàng năm, ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 130/CP, trọng tâm là tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các đề án 1, 2 và 3 nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông phòng ngừa tội phạm; đấu tranh ngăn chặn, làm giảm tội phạm mua bán người; tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng; phân công thực hiện theo đúng mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, cơ quan thực hiện và kinh phí đảm bảo nêu tại Chương trình 130/CP, chậm nhất vào cuối quý II/2016 phải tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo kết quả theo quy định.
- Nghiên cứu áp dụng và triển khai Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện từng đề án và toàn bộ Chương trình 130/CP giai đoạn 2016 - 2020 và phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống mua bán người” theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 138/CP.
- Hàng năm, thành lập các đoàn liên ngành tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 130/CP tại một số đơn vị, địa phương.
- Định kỳ 06 tháng, một năm, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tổ chức họp để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và xác định chương trình, kế hoạch công tác cho thời gian tiếp theo.
2. Công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người
- Xây dựng, duy trì và thực hiện chuyên trang, chuyên mục trên báo chí ở Trung ương và địa phương; xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, bài viết, tăng thời lượng phát sóng, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở về công tác phòng, chống mua bán người, nhất là cách thức giải quyết, ứng phó giúp cho người dân nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình.
- Tổ chức Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trên phạm vi toàn tỉnh, nhất là tại các địa phương trọng điểm, trọng tâm là: Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng, các chiến dịch truyền thông, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các tỉnh, thành trong nước; hướng dẫn cấp cơ sở tổ chức thực hiện Bộ tài liệu truyền thông chung về phòng, chống mua bán người theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 138/CP; tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tại địa phương; khảo sát, xây dựng, duy trì, nhân rộng các mô hình phòng ngừa mua bán người; tư vấn, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có nguy cơ cao, nạn nhân, gia đình, cộng đồng về phòng, chống mua bán người.
- Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng; giám sát, phản biện xã hội pháp luật về phòng, chống mua bán người.
- Xây dựng, hướng dẫn công tác phòng, chống mua bán người, tập trung vào việc cung cấp thông tin, giám sát phát hiện và thông báo các trường hợp có nghi vấn mua bán người, khuyến khích đưa vào áp dụng tại các đơn vị làm dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài hoặc đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.
- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là Luật phòng, chống mua bán người, Bộ luật hình sự (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và người dân chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
3. Công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người
- Tổ chức điều tra cơ bản, chủ động nắm tình hình về hoạt động của tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tội phạm mua bán người.
- Điều tra, khám phá các vụ án, đường dây tội phạm mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và bảo vệ nạn nhân. Hàng năm, căn cứ và tình hình hoạt động tội phạm và nội dung ưu tiên phối hợp thực hiện hiệp định, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc, trọng tâm trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là tuyến biên giới giáp Lào.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ trong công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự vụ án mua bán người; lựa chọn án điểm và tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án mua bán người; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt với nạn nhân là trẻ em.
- Thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp và thống kê số liệu tội phạm mua bán người.
4. Công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
- Tổng điều tra, rà soát nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2011 - 2015, bao gồm: tự trở về, giải cứu, trao trả và số chưa được giải cứu, tiếp nhận; số nghi là nạn nhân (xuất khẩu lao động, lao động thời vụ, đi du lịch, kết hôn, cho nhận con nuôi với người nước ngoài, số bỏ đi khỏi địa phương... không rõ lý do).
- Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xác định, thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện quy chế phối hợp liên ngành theo quy định; sơ kết, tổng kết, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Nghiên cứu, xây dựng, hình thành mạng lưới hỗ trợ nạn nhân và thực hiện quy trình chuẩn về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng theo hướng bình đẳng giới, chú ý nhu cầu và đặc điểm của nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em; đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hỗ trợ nạn nhân thành công tại cộng đồng.
- Nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ; tổ chức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách hỗ trợ nạn nhân; quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập các cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã hội.
- Theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án hình sự và dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực thi hành.
5. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và theo dõi thi hành chính sách pháp luật
- Xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan, trọng tâm là tuyên truyền phổ biến Luật, nhất là những nội dung liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Tổ chức đánh giá tác động của Luật phòng, chống tội phạm mua bán người, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành; tiến hành sơ kết, tổng kết, từ đó rà soát, đề xuất cấp cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính nhất quán và tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.
6. Công tác hợp tác quốc tế về phòng chống mua bán người
- Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các điều ước, thỏa thuận quốc tế, nhất là các hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc về phòng, chống mua bán người, trọng tâm là thực hiện các hoạt động ưu tiên hợp tác đã được các cơ quan chức năng hai nước thống nhất thông qua trong giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch thường niên theo chỉ đạo của Trung ương.
- Phối hợp với cơ quan chức năng các nước, nhất là với các nước có chung đường biên giới để nắm tình hình, xác lập đường dây nóng, kịp thời phát hiện bắt giữ các vụ án mua bán người và giải cứu nạn nhân; bảo vệ quyền lợi hợp pháp và hồi hương công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán trở về nước; tiếp tục duy trì đầu mối cung cấp thông tin chính thức với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan để trao đổi chính xác, kịp thời về nỗ lực, kết quả của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán người.
7. Công tác đào tạo, nghiên cứu
- Tổ chức nghiên cứu các tài liệu tập huấn liên ngành về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người. Tổ chức các lớp tập huấn liên ngành, chuyên sâu theo từng chuyên đề đối với các ngành, đoàn thể (Công an, Biên phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Phụ nữ...) nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Chỉ đạo tổ chức việc lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người trong các chương trình học tập nội khóa, ngoại khóa tại các trường học trên địa bàn, nhất là tại các địa phương trọng điểm về tội phạm mua bán người.
- Tăng cường nghiên cứu các đề tài, công trình liên quan đến tình hình tội phạm mua bán người trên địa bàn để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới.
8. Công tác tổ chức và hậu cần đảm bảo
- Các lực lượng chức năng (Công an, Biên phòng) bố trí lực lượng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán thường xuyên của tỉnh; đồng thời, tranh thủ huy động nguồn viện trợ, đóng góp từ các nguồn khác trong nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn.
III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Chủ trì Đề án 2, Đề án 4, Đề án 5; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tiểu đề án 1 thuộc Đề án 2, tiểu đề án 1 thuộc Đề án 3 của Chương trình 130/CP; phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các đề án còn lại theo quy định và thực hiện các nội dung tại mục 1, 3, 6 kế hoạch này.
- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại mục 2 kế hoạch này; thường xuyên thông báo về phương thức, thủ đoạn mới của bọn tội phạm, những chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Chủ trì, phối hợp làm tốt công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ nạn nhân bị mua bán và các nội dung tại tiết 1, 2, 3 mục 4 kế hoạch này. Phối hợp trong công tác điều tra, rà soát nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2011 - 2015 để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn tiếp theo. Bố trí tốt lực lượng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì tham mưu, triển khai thực hiện tiểu đề án 2 thuộc Đề án 2 Chương trình 130/CP; phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các đề án còn lại thuộc địa bàn biên giới, hải đảo và theo quy định.
- Tiến hành tốt các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới, tuyến biển tại mục 3 kế hoạch này; phối hợp tổ chức tiếp nhận nạn nhân bị mua bán được trao trả ở khu vực biên giới.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ các nạn nhân bị mua bán.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện đồng bộ các giải pháp đấu tranh, phòng, chống tội phạm mua bán người tại khu vực biên giới.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu thực hiện Đề án 3 và triển khai thực hiện tiểu đề án 2 thuộc Đề án 3, Chương trình 130/CP; phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các đề án còn lại về hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
- Chủ trì thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại tiết 1, 4, 5 và 6 mục 4 kế hoạch này; đồng thời, đẩy mạnh triển khai các chính sách và dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về theo quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn để nạn nhân sớm ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì tham mưu và triển khai thực hiện Đề án 1; phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện tiểu đề án 2 thuộc Đề án 1 của Chương trình 130/CP.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông phòng, chống tội phạm mua bán người thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương dưới nhiều hình thức. Trong đó, chú trọng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục và tăng thời lượng phát sóng các tin, bài tuyên truyền về công tác phòng chống mua bán người, đặc biệt là địa bàn trọng điểm; các gương điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay về phòng, chống tội phạm mua bán người.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong quá trình triển khai các nội dung Đề án 1, Chương trình 130/CP.
- Chỉ đạo các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, kinh doanh dịch vụ tuyên truyền các nội dung liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh chủ động lập dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm và trích nguồn kinh phí hỗ trợ các đơn vị liên quan phục vụ công tác phòng, chống mua bán người theo quy định. Đồng thời, tham mưu các giải pháp tranh thủ huy động nguồn viện trợ, đóng góp từ các nguồn khác trong nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn
- Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu triển khai thi hành Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến Luật, hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó có phần liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán. Tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật về mua bán người và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân; chú trọng tuyên truyền, tư vấn trong các trường hợp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài hoặc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Tổ chức đánh giá tác động của Luật phòng, chống tội phạm mua bán người, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành; tiến hành sơ kết, tổng kết, từ đó rà soát, đề xuất cấp cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính nhất quán và tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc công tác thi hành án hình sự và dân sự sau khi bản án mua bán người có hiệu lực pháp luật.
Phối hợp với các ngành liên quan, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp thông qua các hoạt động nội khóa, ngoại khóa và các diễn đàn cho học sinh, sinh viên để phổ biến, giáo dục pháp luật về những vấn đề liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người.
9. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Chủ trì tham mưu và triển khai thực hiện tiểu đề án 3 của Đề án 2, Chương trình 130/CP và phối hợp thực hiện các tiểu đề án, đề án khác theo quy định.
- Triển khai thực hiện tốt các hoạt động tương trợ tư pháp và thống kê số liệu tội phạm mua bán người. Tiến hành tốt các biện pháp tố tụng liên quan đến tội phạm mua bán người theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi).
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham gia thực hiện Đề án 2 và các đề án, tiểu đề án khác theo quy định.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án mua bán người. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nạn nhân trong quá trình truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; chỉ đạo xét xử các vụ án điểm xét xử lưu động để phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe tội phạm.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng của mình tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng ngừa, lồng ghép, xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Đồng thời, phối hợp tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng; giám sát, phản biện xã hội pháp luật về phòng, chống mua bán người.
- Chủ trì tham mưu và triển khai thực hiện tiểu đề án 2 của Đề án 1, Chương trình 130/CP và tham gia phối hợp, thực hiện các tiểu đề án, đề án còn lại theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp tuyên truyền về phòng chống mua bán người một cách sâu rộng trong hội viên và nhân dân. Triển khai có hiệu quả Chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng theo nội dung tại tiết 2, mục 2 kế hoạch này.
- Xây dựng, củng cố và mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Chú ý bồi dưỡng những nạn nhân bị mua bán trở về làm cộng tác viên tích cực, phục vụ công tác tuyên truyền.
12. Các sở, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai các biện pháp tuyên truyền, phòng, chống nạn mua bán người, trước hết là nâng cao nhận thức, ý thức tự phòng của cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch này; lồng ghép thực hiện nhiệm vụ phòng chống mua bán người với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác phòng, chống mua bán người tại địa phương mình.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở ngành, địa phương mình một cách nghiêm túc, hiệu quả, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên.
Định kỳ 06 tháng, 01 năm và đột xuất các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình 130/CP về Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (qua Công an tỉnh Nghệ An) để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Bộ Công an theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện trích từ kinh phí chi thường xuyên của các ngành, địa phương.
3. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo kế hoạch thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Ban chỉ đạo 138/CP các bộ, ngành ở Trung ương và Tỉnh ủy theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.