ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/KH-UBND |
Tiền Giang, ngày 18 tháng 5 năm 2018 |
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018
Thực hiện Công văn số 7236/BYT-UBQG50 ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế - Cơ quan Thường trực phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020 và năm 2018; Quyết định số 2114/QĐ-BYT ngày 30/3/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2018 của Dự án 5 - Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 với các nội dung, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hướng đến mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền) vào năm 2020; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Giảm 13% số nhiễm HIV phát hiện mới qua tiêm chích ma túy; giảm 12% số nhiễm HIV phát hiện mới qua quan hệ tình dục so với năm 2015.
- Mục tiêu 2: 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
- Mục tiêu 3: 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV).
- Mục tiêu 4: 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.
- Mục tiêu 5: 80% bệnh nhân tham gia điều trị ARV được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS từ nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế.
II. NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
1. Mục tiêu 1: Giảm 13% số nhiễm HIV phát hiện mới qua tiêm chích ma túy; giảm 12% số nhiễm HIV phát hiện mới qua quan hệ tình dục so với năm 2015.
Chỉ tiêu thực hiện:
- 80% người nghiện chích ma túy tiếp cận với chương trình bơm kim tiêm.
- 80% tỷ lệ gái mại dâm tiếp cận với chương trình bao cao su.
- 65% người quan hệ tình dục đồng giới tiếp cận với chương trình bao cao su.
- 350 người nghiện chích ma túy được điều trị Methadone.
- 80% người dân trong độ tuổi từ 15-49 có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS; và 80% người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
a) Phân phát bơm kim tiêm:
- Vận động lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp ủng hộ chương trình bơm kim tiêm.
- Củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến và đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên. Mở rộng hoạt động phân phát và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm thông qua mạng lưới cộng tác viên tuyến xã.
- Tạo sự sẵn có của bơm kim tiêm và duy trì hoạt động phân phát bơm kim tiêm sạch thông qua các kênh phân phát khác nhau: lực lượng cộng tác viên, các hộp bơm kim tiêm cố định.
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
- Thiết kế, sản xuất và nhân bản các tài liệu truyền thông về chương trình bơm kim tiêm.
- Truyền thông trực tiếp cho nhóm nghiện chích ma túy.
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch.
- Thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng thông qua mạng lưới cộng tác viên, cơ sở y tế.
- Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và chương trình can thiệp giảm tác hại cho học viên tại cơ sở cai nghiện, phạm nhân tại các trại giam, trại tạm giam của ngành LĐ-TB&XH và ngành Công an.
- Triển khai các đánh giá về ước tính số lượng người nghiện chích ma túy và xây dựng mô hình phân phát, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm, bao cao su phù hợp với đặc thù của đối tượng can thiệp.
b) Phân phát bao cao su cho gái mại dâm:
- Vận động sự ủng hộ, tạo sự đồng thuận của chính quyền địa phương các cấp, chủ các nhà nghỉ, khách sạn và cộng đồng dân cư cho việc triển khai chương trình.
- Tiếp tục củng cố mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS các tuyến và đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên tuyến xã. Mở rộng hoạt động phân phát và hướng dẫn sử dụng bao cao su thông qua mạng lưới cộng tác viên và cơ sở y tế.
- Tạo sự sẵn có của bao cao su và duy trì hoạt động phân phát bao cao su thông qua các kênh phân phát khác nhau.
- Truyền thông trực tiếp về dự phòng lây nhiễm HIV, chương trình phân phát bao cao su, khuyến khích sử dụng, hướng dẫn sử dụng bao cao su, giới thiệu các dịch vụ khám chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.
- Tổ chức nói chuyện với nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nhân viên, tiếp viên nhà hàng, khách sạn và chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, bến bãi đậu xe, cơ sở kinh doanh du lịch hoặc dịch vụ văn hóa, xã hội khác.
- Tổ chức sinh hoạt nhóm định kỳ giữa các đối tượng để cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp cận được với các dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như các dịch vụ khác có liên quan.
- Xây dựng, in ấn và phân phát các tờ rơi về chương trình bao cao su.
- Triển khai các nghiên cứu về ước tính số lượng người bán dâm và xây dựng mô hình phân phát, hướng dẫn sử dụng bao cao su phù hợp với đặc thù của đối tượng can thiệp.
c) Phân phát bao cao su cho nam quan hệ tình dục đồng giới:
- Tạo sự sẵn có của bao cao su cho nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Phân phát bao cao su cho nhóm đối tượng này thông qua các mô hình: cộng tác viên, các cơ sở y tế, cơ sở lưu trú, dịch vụ giải trí...
- Duy trì hoạt động tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
- Triển khai các đánh giá về ước tính số lượng đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới và xây dựng mô hình phân phát, hướng dẫn sử dụng bao cao su phù hợp với đặc thù của đối tượng can thiệp.
d) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho 350 người nghiện chích ma túy
- Vận động chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng dân cư nơi triển khai điều trị thay thế ủng hộ và tạo điều kiện cho việc triển khai chương trình.
- Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại nơi đặt điểm điều trị Methadone và qua mạng lưới cộng tác viên, cơ sở y tế... để người nghiện chích ma túy hiểu và tham gia chương trình.
- Xây dựng, in ấn và phân phát các tờ rơi, sách mỏng về chương trình Methadone.
- Đầu tư, mở rộng điều trị theo chỉ tiêu được giao:
+ Đào tạo cho cán bộ làm việc tại cơ sở điều trị Methadone: bác sĩ, dược sĩ, tư vấn viên.
+ Kết nối các cơ sở điều trị, cơ chế chuyển gửi bệnh nhân giữa các cơ sở điều trị Methadone và các cơ sở y tế khác.
+ Cung cấp thuốc Methadone cho các cơ sở điều trị;
+ Triển khai thu phí dịch vụ điều trị Methadone.
+ Định kỳ kiểm tra, giám sát hoạt động tại các cơ sở điều trị.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều trị bệnh nhân bằng thuốc Methadone.
đ) Truyền thông và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Cung cấp thông tin định kỳ cho đội ngũ phóng viên viết về HIV; hỗ trợ kinh phí cho Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh theo hình thức hợp đồng có định hướng nội dung. Tổ chức các hoạt động truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội...
- Phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến HIV/AIDS cho cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tuyến xã và cộng tác viên phòng, chống HIV/AIDS khu phố, ấp.
- Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện, đặc biệt là Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động cộng đồng dân cư phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, trường học và tác động đến các nhóm dễ bị tổn thương.
- Thực hiện phong trào toàn dân phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư và các mô hình dựa vào cộng đồng.
2. Mục tiêu 2: 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình.
Chỉ tiêu thực hiện:
- 100% tuyến huyện triển khai giám sát phát hiện HIV/AIDS, tử vong theo đúng hướng dẫn tại Thông tư 09/2012/TT-BYT của Bộ Y tế.
- 100% tuyến huyện thực hiện thu thập và báo số liệu theo đúng quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.
- 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV (PCR) và kết nối với điều trị khi trẻ có kết quả PCR dương tính.
a) Tăng cường phát hiện mới người nhiễm HIV và kết nối với điều trị
- Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV theo quy định tại Nghị định số 75/2016/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV, hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm HIV, Thông tư số 01/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế.
- Triển khai các hoạt động truyền thông trên báo chí và truyền thông trực tiếp về lợi ích của xét nghiệm sớm HIV.
- Triển khai công tác tư vấn, xét nghiệm HIV trong cơ sở khám chữa bệnh theo các quy định hiện hành, đặc biệt chú trọng phát hiện mới người nhiễm HIV, chuyển gửi thành công người nhiễm HIV phát hiện trong cơ sở khám chữa bệnh tham gia điều trị ARV.
- Phối hợp với các dự án, tổ chức cộng đồng, cơ sở y tế các cấp triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Tập huấn nâng cao năng lực, giám sát hỗ trợ kỹ thuật về tư vấn, xét nghiệm HIV chuyển gửi người nhiễm HIV.
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyển gửi người nhiễm HIV đến các cơ sở khám, điều trị HIV.
- Phối hợp tìm kiếm những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao tham gia tư vấn xét nghiệm HIV sớm theo hướng dẫn chuyên môn.
- Hỗ trợ kỹ thuật về tư vấn, xét nghiệm HIV.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chuyển gửi người nhiễm HIV.
- Khuyến khích cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV trong hệ thống y tế tư nhân.
- Phân phối tài liệu truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm, xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng và tự xét nghiệm HIV.
- Quản lý các trường hợp trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV, tư vấn, hỗ trợ trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm. Chuyển gửi các trường hợp trẻ có xét nghiệm PCR dương tính tham gia điều trị HIV/AIDS.
b) Cải thiện chất lượng xét nghiệm
- Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm cho trẻ dưới 18 tháng tuổi, đảm bảo 100% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm chẩn đoán sớm.
- Mở rộng thêm phòng xét nghiệm khẳng định HIV tại tuyến tỉnh và các huyện có nhu cầu xét nghiệm khẳng định lớn hoặc xa trung tâm.
- Cải cách rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm HIV. Thực hiện các quy trình chuẩn từ lấy mẫu, vận chuyển, thực hiện, thông báo và báo cáo. Tổ chức thực hiện các chương trình ngoại kiểm, nội kiểm về đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm HIV.
c) Tăng cường thông tin phòng xét nghiệm
Tham gia hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử giữa các hệ thống quản lý thông tin khác nhau gồm: phần mềm phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), Prevent HIV, phần mềm phòng khám và điều trị ngoại trú (OPC) và hệ thống thông tin bệnh viện.
d) Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS
- Triển khai đánh giá nhanh tình hình dịch.
- Cập nhật quy trình báo cáo đảm bảo giảm trùng lặp và thông tin ca bệnh được thu thập đầy đủ.
- Triển khai báo cáo qua hệ thống phần mềm trực tuyến xuống tuyến huyện.
- Ước tính dự báo kích thước quần thể nguy cơ cao làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và triển khai các can thiệp.
3. Mục tiêu 3: 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV)
Chỉ tiêu thực hiện:
- 1.720 người nhiễm HIV đang điều trị ARV.
- 85% người bệnh HIV/AIDS tiếp tục duy trì điều trị sau 12 tháng.
- 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV và con của họ được dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV.
- 85% người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị được dự phòng mắc lao bằng INH và 85% người bệnh HIV mắc lao được điều trị thuốc ARV.
a) Điều trị ARV
- Kiện toàn và củng cố mạng lưới điều trị HIV/AIDS đáp ứng điều kiện khám chữa bệnh HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế.
- Thực hiện điều trị ARV cho người nhiễm HIV theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi và phản hồi giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV với phòng khám HIV/AIDS và theo dõi quản lý ca bệnh nhằm đảm bảo tất cả người nhiễm HIV được phát hiện đều được chuyển tiếp thành công đến phòng khám HIV/AIDS.
- Điều trị ARV sớm cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện. Điều trị ARV cho người nhiễm HIV trong trại giam và các phòng khám Methadone.
- Triển khai các mô hình điều trị HIV/AIDS phù hợp với đặc điểm tình hình dịch và điều kiện địa lý của địa phương nhằm tăng số người nhiễm HIV được tiếp cận với điều trị thuốc ARV.
- Lồng ghép điều trị và tư vấn HIV/AIDS trẻ em tại phòng khám HIV/AIDS. Xây dựng lộ trình và từng bước chuyển trẻ tiếp cận với khám bệnh, chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế.
- Tư vấn và thông báo cho người bệnh về việc cung cấp thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế từ năm 2019.
- Thực hiện bảo quản, báo cáo và cấp phát thuốc ARV theo hướng dẫn.
- Thông tin, truyền thông về điều trị ARV sớm, tập trung cho quần thể có hành vi nguy cơ cao và người nhiễm HIV chưa tiếp cận được với điều trị.
- Truyền thông về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV; quảng bá các dịch vụ HIV bao gồm cả dự phòng, xét nghiệm và điều trị HIV, lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế...
- Triển khai các chiến dịch truyền thông kết hợp với cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc và điều trị cho vùng sâu, vùng xa.
- Triển khai quy trình kết nối giữa các cơ sở điều trị, theo dõi quản lý ca bệnh tại từng cơ sở và giữa các cơ sở khi người bệnh được chuyển tiếp điều trị.
- Đánh giá việc thực hiện tuân thủ điều trị bằng thuốc ARV của người bệnh và triển khai các hoạt động hỗ trợ tuân thủ điều trị cho các trường hợp có biểu hiện tuân thủ điều trị kém.
- Quản lý, theo dõi tuân thủ điều trị của người bệnh điều trị ARV bậc 1, đặc biệt trong vòng 12 tháng sau điều trị và khi có các biểu hiện nghi ngờ thất bại điều trị.
b) Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ
- Triển khai Quy chế phối hợp giữa hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản với hệ thống điều trị HIV/AIDS.
- Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi, phản hồi giữa các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản với phòng khám HIV/AIDS và theo dõi quản lý ca bệnh, cặp mẹ - con nhằm đảm bảo tất cả phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ sau sinh đều được chuyển tiếp thành công đến phòng khám HIV/AIDS.
- Giao nhiệm vụ cụ thể trong việc theo dõi, quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV và cặp mẹ - con sau sinh đảm bảo các trường hợp này được điều trị ARV sớm.
- Hướng dẫn các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản về lợi ích và kỹ thuật triển khai các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Triển khai các mô hình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với đặc điểm tình hình dịch và điều kiện của địa phương nhằm tăng cường phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV và điều trị ARV ngay cho các trường hợp này.
- Triển khai Tháng hành động quốc gia về dự phòng lây truyền HIV, tập trung vào việc phát hiện và điều trị ARV sớm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ.
- Thông tin, truyền thông về lợi ích của việc điều trị ARV sớm cho phụ nữ mang thai trong việc phòng trẻ nhiễm HIV từ mẹ, tập trung cho quần thể hành vi nguy cơ cao.
c) Điều trị dự phòng lao bằng INH cho người nhiễm HIV mới đăng ký và điều trị thuốc ARV người bệnh HIV mắc lao.
- Hướng dẫn các cơ sở điều trị HIV/AIDS về phát hiện lao tích cực, dự phòng mắc lao ở người nhiễm HIV và điều trị ARV, điều trị lao cho người nhiễm HIV/lao.
- Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi, phản hồi giữa các cơ sở phòng, chống lao với phòng khám HIV/AIDS và theo dõi quản lý ca bệnh HIV/lao nhằm đảm bảo tất cả các trường hợp lao phát hiện nhiễm HIV đều được chuyển tiếp thành công đến phòng khám HIV/AIDS ngay khi bắt đầu điều trị lao.
- Tổng hợp số liệu theo dõi các trường hợp mắc lao phát hiện nhiễm HIV và nhiễm HIV mắc lao tại phòng khám HIV và cơ sở điều trị lao.
- Thông tin phản hồi về tình hình điều trị ARV, điều trị lao cho người bệnh HIV/lao trong các cuộc giao ban điều phối lao/HIV các tuyến.
- Truyền thông về lợi ích của điều trị đồng nhiễm HIV và mắc lao cũng như lợi ích của điều trị dự phòng mắc lao bằng INH.
4. Mục tiêu 4: 90% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng HIV thấp dưới ngưỡng ức chế
Chỉ tiêu: 90% người bệnh HIV/AIDS được xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị ARV.
a) Xét nghiệm tải lượng HIV theo dõi điều trị ARV
- Thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV tại phòng khám điều trị HIV, quy trình điều phối, kết nối giữa phòng khám HIV với cơ sở xét nghiệm tải lượng HIV.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ phòng khám HIV/AIDS về sự cần thiết, quy trình thực hiện, kỹ năng tư vấn cho bệnh nhân về xét nghiệm tải lượng HIV.
- Tư vấn về sự cần thiết của xét nghiệm tải lượng HIV cho người bệnh điều trị ARV.
- Tổng hợp, theo dõi số liệu về tiến độ thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV và xử trí đối với xét nghiệm tải lượng HIV.
b) Xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm và nghi nhiễm HIV
- Tiếp tục mở rộng phòng tư vấn xét nghiệm HIV; tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ phòng xét nghiệm; quản lý nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
5. Mục tiêu 5: 80% bệnh nhân tham gia điều trị ARV được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV/AIDS từ nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế.
Chỉ tiêu: 90% bệnh nhân điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế.
a) Thực hiện thanh toán dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV từ nguồn bảo hiểm y tế
- Truyền thông, tư vấn cho người bệnh về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế.
- Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế trong tất cả các lần người bệnh đến khám, bao gồm xét nghiệm tải lượng HIV và xét nghiệm CD4.
- Tổng hợp số liệu, theo dõi tình hình tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế tại phòng khám HIV/AIDS.
- Rà soát, phân loại các trường hợp bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế đang điều trị ARV. Tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân được khám chữa bệnh HIV qua bảo hiểm y tế đúng tuyến.
- Tư vấn, vận động, hỗ trợ các trường hợp đang tham gia bảo hiểm y tế tiếp tục tham gia trong năm tiếp theo, các trường hợp chưa tham gia cần tham gia bảo hiểm y tế.
- Phòng khám điều trị ARV ký hợp đồng và được thanh toán dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ Bảo hiểm y tế.
Kinh phí phòng chống HIV/AIDS năm 2018 bao gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn thu phí dịch vụ và nguồn tài trợ của các dự án.
(Phụ lục dự toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 kèm theo)
1. Ngân sách Trung ương:
Từ nguồn Dự án 5 - Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2017 (cấp bổ sung) và 2018: 1.540.000.000 đồng.
2. Ngân sách địa phương:
Được phê duyệt theo Nghị quyết số 113/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh: 800.000.000 đồng.
3. Từ Quỹ Bảo hiểm y tế và thu phí dịch vụ: Ước tính 600.000.000 đồng.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 8/10/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Y tế hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 và các quy định về kinh phí của ngân sách địa phương, Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính triển khai thực hiện, thanh quyết toán theo các quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức triển khai thực hiện. Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, triển khai thực hiện các nội dung công việc, tổng hợp báo cáo định kỳ và theo yêu cầu. Quá trình triển khai thực hiện có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương báo cáo đề xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Y tế) để được hướng dẫn thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
DỰ TOÁN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 129/KH-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2018)
TT |
NỘI DUNG |
TỔNG |
ĐP (NQ 113/HĐND) |
TW 2017 (cấp bổ sung) |
TW 2018 |
I.1 |
Hoạt động Dự phòng và Can thiệp giảm tác hại |
1,334,090,000 |
560,890,000 |
450,000,000 |
323,200,000 |
1 |
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Tiền Giang |
272,490,000 |
184,890,000 |
54,000,000 |
33,600,000 |
|
* Mua báo AIDS & Cộng đồng cho các Sở, BNĐT cấp tỉnh; TTYT cấp huyện, các trung tâm & trại giam có tập trung người nhiễm HIV/AIDS: 8.000đ x 4.200 cuốn (12 số/năm) |
33,600,000 |
|
|
33,600,000 |
|
* Chi xăng xe và công tác phí 02 đợt chiến dịch truyền thông (Tháng 6 và ngày 1/12): - Xăng: 350 lít x 21.000 đ = 7.350.000đ. - Công tác phí: 4 người x 5 ngày /đợt x 2 đợt x …… |
9,750,000 |
9,750,000 |
|
|
|
*Chi tiền photo, mua giấy, hộp mực, in ấn...tài liệu truyền thông |
17,160,000 |
17,160,000 |
|
|
|
* Tổ chức tuyên truyền nhóm Ma túy, Mại dâm: - Tuyên truyền nhóm Ma túy tại 6 điểm uống Methadone và TT. Cai nghiện: 1.000.000 đ x 7 điểm = 7.000.000đ |
7,000,000 |
7,000,000 |
|
|
|
* Hội nghị tổng kết, sơ kết, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ ngoài tỉnh (gồm xăng, tiền tàu xe + phụ cấp lưu trú + tiền thuê phòng nghỉ) |
40,000,000 |
40,000,000 |
|
|
|
* In 03 loại tờ rơi: 75.000 tờ x 700đ = 52.500.000đ |
52,500,000 |
52,500,000 |
|
|
|
* Chi phí làm mới, sửa chữa hệ thống Hộp Bơm kim tiêm cố định tại các xã phường trọng điểm |
28,480,000 |
28,480,000 |
|
|
|
* Mua Bao cao su hoạt động CTGTH: 720 đ x 50.000 cái |
36,000,000 |
|
36,000,000 |
|
|
* Mua Bơm kim tiêm hoạt động CTGTH: 600đ x 30.000 cái |
18,000,000 |
|
18,000,000 |
|
|
* Tập huấn giảm kỳ thị -PBĐX cho tuyến tỉnh huyện xã |
30,000,000 |
30,000,000 |
|
|
2 |
Các Cơ quan, Ban, ngành, đoàn thể |
245,600,000 |
|
|
245,600,000 |
|
Đài PTTH (chi theo HĐ thực tế): - Tọa đàm: 15.000.000 đ/cuộc x 02 = 30.000.000 đ - Phát sóng post cổ động: 30 lần x 220.000đ= 6.600.000đ |
36,600,000 |
|
|
36,600,000 |
|
Sở GD & ĐT (40 điểm mit-ting ngày 1/12) |
80,000,000 |
|
|
80,000,000 |
|
Tỉnh Đoàn Thanh niên (mit-ting ngày 1/12) |
20,000,000 |
|
|
20,000,000 |
|
Báo Ấp Bắc (2 kỳ đăng bài tuyên truyền) |
8,000,000 |
|
|
8,000,000 |
|
Trung tâm Truyền thông - GDSK (2 số báo chuyên đề) |
30,000,000 |
|
|
30,000,000 |
|
Trung tâm Văn hóa Tỉnh TG (cụm pano) |
71,000,000 |
|
|
71,000,000 |
3 |
Chi cho tuyến huyện, xã, phường |
816,000,000 |
376,000,000 |
396,000,000 |
44,000,000 |
|
a. Tuyến Huyện |
88,000,000 |
|
44,000,000 |
44,000,000 |
|
* Chi hoạt động tuyên truyền của huyện: 4.000.000đ/huyện x 11 Huyện |
88,000,000 |
|
44,000,000 |
44,000,000 |
|
b. Xã, phường |
728,000,000 |
376,000,000 |
352,000,000 |
|
|
* Tuyên truyền, thông tin, tổ chức triển khai Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng dân cư cho người nguy cơ 1.000.000 đ/xã x 6 xã = 6.000.000 đ (TPMT:3, CT:3) |
6,000,000 |
|
6,000,000 |
|
|
* Tuyên truyền HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư cho xã, phường tại 11 Huyện Thị Thành 1.000.000 đ/xã x 173 xã = 173.000.000 đ |
173,000,000 |
|
173,000,000 |
|
|
Tuyên truyền phòng, chống HIV cho xã, phường tại các tụ điểm nguy cơ: 1.000.000 đ/xã x 173 xã = 173.000.000đ |
173,000,000 |
|
173,000,000 |
|
|
* Tuyên truyền tháng Dự phòng lây truyền mẹ con (tháng 6/2018): 1.000.000đ/xã x 173 xã= 173.000.000đ |
173,000,000 |
173,000,000 |
|
|
|
* Tuyên truyền tháng Chiến dịch 1/12: 1.000.000 đ/xã x 173 xã= 121.100.000 đ |
173,000,000 |
173,000,000 |
|
|
|
Chi thù lao cộng tác viên các xã phường trọng điểm: 50 xã phường trọng điểm |
30,000,000 |
30,000,000 |
|
|
I.2 |
Hoạt động Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS |
713,120,000 |
130,060,000 |
156,260,000 |
426,800,000 |
1 |
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Tiền Giang |
650,480,000 |
108,940,000 |
114,740,000 |
426,800,000 |
|
* Mua sinh phẩm xét nghiệm HIV: |
195,520,000 |
|
|
195,520,000 |
|
+ Test nhanh 1 (sàng lọc): 4.200 test x 28.000 đ/test |
117,600,000 |
|
|
117,600,000 |
|
+ Test nhanh 2 (khẳng định): 400 test x 39.000 đ/test |
15,600,000 |
|
|
15,600,000 |
|
+Test nhanh 3 (khẳng định): 400 test x 31.000 đ/test |
12,400,000 |
|
|
12,400,000 |
|
+Test ELISA I (sàng lọc): 960 test x 52.000 đ/test |
49,920,000 |
|
|
49,920,000 |
|
Mua sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm tế bào CD4 |
196,840,000 |
|
35,000,000 |
161,840,000 |
|
- Mua hóa chất xét nghiệm đếm tế bào CD4 (bệnh không có BHYT): 14 hộp (50 test) x 11.560.000 |
161,840,000 |
|
|
161,840,000 |
|
- Mua các hóa chất khác (chuẩn máy, dung dịch đệm, dung dịch rửa, tráng máy, giấy in..,) |
35,000,000 |
|
35,000,000 |
|
|
Mua sinh phẩm xét nghiệm sinh hóa, huyết học (bệnh nhân không có BHYT) |
26,900,000 |
|
|
26,900,000 |
|
* Chi công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, chi phí ngoại kiểm... |
11,260,000 |
|
11,260,000 |
|
|
* Mua y dụng cụ |
25,000,000 |
25,000,000 |
|
|
|
* Vận chuyển, xử lý rác thải y tế |
12,000,000 |
12,000,000 |
|
|
|
* Giám sát, kiểm tra hoạt động chương trình/quý (các BNĐT, tuyến huyện thị thành, Trung tâm Cai nghiện, trại giam..): - Công tác phí: 4 người x 15 ngày x 60.000đ = 3.600.000đ - Xăng xe: 260 lít x 21.000đ = 5.460.000đ |
9,060,000 |
9,060,000 |
|
|
|
* Sửa chữa, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị y tế, chi phí ngoại kiểm... |
10,000,000 |
10,000,000 |
|
|
|
* Chi lấy mẫu (5.000đ/mẫu); làm mẫu (5.000đ/mẫu): 2.000 mẫu x 10.000đ |
20,000,000 |
20,000,000 |
|
|
|
* Chi vận chuyển máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, điều trị, xét nghiệm... |
21,040,000 |
|
|
21,040,000 |
|
* Chi thù lao tư vấn xét nghiệm HIV (5 người) |
30,000,000 |
30,000,000 |
|
|
|
* Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ của TT.AIDS: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 03 người x 12 tháng |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
|
* Tổng kết - khen thưởng: |
21,500,000 |
|
|
21,500,000 |
|
+ Thuê hội trường, thiết bị, máy móc phục vụ hội nghị |
3.000,000 |
|
|
3,000,000 |
|
+ Tài liệu: 10.000 đ x 100 quyển |
1,000,000 |
|
|
1,000,000 |
|
+ Bánh nước: 15.000 đ/buổi x 100 người |
1,500,000 |
|
|
1,500,000 |
|
+ Khen thưởng của Sở Y tế cho 10 đơn vị và 20 cá nhân |
16,000,000 |
|
|
16,000,000 |
|
* Điều tra, vận động người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV (thực hiện tại 173 xã, phường) |
43,300,000 |
|
43,300,000 |
|
|
Phiếu điều tra: 2000 bộ x 600 đồng = 1.200.000 đồng |
1,200,000 |
|
1,200,000 |
|
|
Xăng xe: 550 lít x 21.000 đồng= 11.550.000 đồng |
11,550,000 |
|
11,550,000 |
|
|
Phỏng vấn viên + giám sát |
10,200,000 |
|
10,200,000 |
|
|
Cộng tác viên dẫn đường: 173 người x 70.000 đồng = 12.110.000 đồng |
12,110,000 |
|
12,110,000 |
|
|
Nhập và xử lý số liệu: 5.000.000 đồng |
5,000,000 |
|
5,000,000 |
|
|
Chi phí khác (bộ mã số, bìa đựng phiếu điều tra, viết,...) |
3,240,000 |
|
3,240,000 |
|
|
* Tập huấn TVXNTN và Giám sát HIV/AIDS cho CBYT |
25,180,000 |
|
25,180,000 |
|
2 |
Chi cho tuyến huyện |
62,640,000 |
21,120,000 |
41,520,000 |
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 02 người x 12 tháng x 11 huyện |
21,120,000 |
21,120,000 |
|
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ (xã+huyện) đi điều tra và vận động người nhiễm tham gia điều trị ARV: 60.000đ/người/2 ngày x 173 xã |
41,520,000 |
|
41,520,000 |
|
I.3 |
Hoạt động hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con |
292,790,000 |
109,050,000 |
163,740,000 |
20,000,000 |
1 |
Bệnh viện đa khoa Trung Tâm |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ và điều trị HIV/AIDS: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 03 người x 12 tháng |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
2 |
Tiểu Ban STDs (TT Da Liễu) |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 03 người x 12 tháng |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
3 |
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 03 người x 12 tháng |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
4 |
Bệnh viện Phụ sản |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 03 người x 12 tháng |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
5 |
Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
|
- Chi hỗ trợ cán bộ giám sát dịch tễ: 40.000 đ/người/ngày x 02 ngày/tháng x 03 người x 12 tháng |
2,880,000 |
2,880,000 |
|
|
6 |
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Tiền Giang |
278,390,000 |
94,650,000 |
163,740,000 |
20,000,000 |
6.1 |
* Mua thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân HIV/AIDS |
25,340,000 |
|
25,340,000 |
|
6.2 |
* Chi phí văn phòng, photo bệnh án, phiếu xét nghiệm, mộc, tài liệu... |
25,000,000 |
|
25,000,000 |
|
6.3 |
* Chi xét nghiệm cơ bản cho BN không có BHYT trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS |
70,000,000 |
|
70,000,000 |
|
6.4 |
* Chi phí điều trị bệnh nhân trại giam (xăng xe, thuê xe, công tác phí) |
43,400,000 |
|
43,400,000 |
|
6.5 |
* Mua thẻ BHYT cho BN có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 75 người x 750,000đ |
52,650,000 |
52,650,000 |
|
|
6.6 |
* Thù lao người thực hiện tư vấn phòng khám ARV và Methadone (7 người) |
42,000,000 |
42,000,000 |
|
|
6.6 |
* Hỗ trợ người nhiễm HIV tại trường, trung tâm cai nghiện, trại giam điều trị nhiễm trùng cơ hội |
20,000,000 |
|
|
20,000,000 |
|
TỔNG CỘNG (I.1+I.2 +I.3) |
2,340,000,000 |
800,000,000 |
770,000,000 |
770,000,000 |
Ghi chú: Kinh phí TW 2017 (Chi cho tuyến huyện và xã phường 396.000.000đ và 41.520.000đ) đã chuyển cho Huyện cuối năm 2017 theo KH số 27/KH-AIDS ngày 15/12/2017.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.