ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1274/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 5 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030”
Căn cứ Quyết định số 762/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn Quốc tế giai đoạn 2021 - 2030”;
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn Quốc tế giai đoạn 2021 - 2030” (sau đây gọi chung là Đề án).
- Đầu tư, đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học Tin học trong trường phổ thông theo định hướng chuẩn quốc tế; góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung và các năng lực đặc thù của học sinh, giúp các em trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng gia nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khai thác tốt kho tàng tri thức khổng lồ, cập nhật không ngừng của nhân loại.
2. Yêu cầu
- Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, đưa vào các kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm và bổ sung, kết hợp với các chương trình, đề án, dự án đã có một cách kịp thời, đồng bộ, nhằm đạt mục tiêu đề ra của Đề án.
- Đảm bảo đầu tư của Nhà nước phù hợp với điều kiện địa phương, đơn vị; huy động nguồn lực xã hội hoá đầu tư và tham gia thực hiện Kế hoạch này; huy động nguồn lực đội ngũ công chức, viên chức Ngành Giáo dục Thành phố tổ chức thực hiện, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của Đề án.
- Thường xuyên và định kỳ kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo những khó khăn, đề xuất các giải pháp tháo gỡ để Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, tháo gỡ các vướng mắc, đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện Đề án.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
- Đối với các trường Tiên tiến - hội nhập: 90% học sinh được học và 40% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 40% nhu cầu học sinh và 20% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Về đội ngũ giáo viên: 80% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.
- Về cơ sở vật chất: Rà soát, tiến hành trang bị, đảm bảo 100% các trường phổ thông có phòng máy vi tính và 50% đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.
2. Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025
- Đối với các trường Tiên tiến - hội nhập: 100% học sinh được học và 50% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 50% nhu cầu học sinh và 30% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Về đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.
- Về cơ sở vật chất: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, đảm bảo 100% các trường phổ thông có phòng máy vi tính và 80% đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.
3. Giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030
- Đối với các trường Tiên tiến - hội nhập: 100% học sinh được học và 80% đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Đối với các trường phổ thông khác: đáp ứng 80% nhu cầu học sinh và 50% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Về đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên dạy Tin học được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu dạy Chương trình Tin học quốc tế theo cấp học.
- Về cơ sở vật chất: tiếp tục đầu tư nâng cấp, đảm bảo 100% nhà trường có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy vi tính đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chương trình chuẩn quốc tế.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức về vai trò của kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho xã hội, đội ngũ quản lý giáo dục, nhà giáo, phụ huynh và học sinh
- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong cán bộ, giáo viên, học sinh, toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh về vai trò của kỹ năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin của nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong quá trình hội nhập; sự cần thiết và những lợi ích thiết thực trong việc nâng cao kỹ năng ứng dụng Tin học khi học sinh được học một cách hệ thống và đạt các Chứng chỉ Tin học quốc tế. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, là cơ sở đề triển khai xã hội hóa, tạo nguồn lực cho việc thực hiện Đề án.
- Tổ chức các Hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết Đề án; các Hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn về những nhiệm vụ, nội dung của Đề án.
2. Tiếp tục đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý
- Từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố theo Kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của Ngành, đồng bộ và đảm bảo tính kết nối, nhất là về cơ sở dữ liệu đối với hệ thống của Thành phố.
- Rà soát tổng thể, nâng cấp đồng bộ hệ thống đường truyền internet cáp quang tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu quản lí, điều hành của Ngành và đảm bảo điều kiện dạy - học Tin học trong nhà trường; tăng cường đầu tư, đảm bảo 100% các đơn vị, cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố có đủ về số lượng phòng máy, máy vi tính; cấu hình đủ mạnh đáp ứng yêu cầu dạy - học Tin học theo chuẩn quốc tế; xây dựng chuẩn về phòng máy, máy vi tính đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chuẩn quốc tế;
- Đầu tư hệ thống thiết bị, các phần mềm dùng cho việc dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, họp trực tuyến; hoàn thiện hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tập trung; xây dựng hệ thống quản lý thi, kiểm tra, quản lý văn bằng chứng chỉ tập trung.
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, giới thiệu các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến áp dụng, triển khai trong lĩnh vực giáo dục.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên Tin học, có những chính sách thu hút, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng để đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo các chuẩn quốc tế
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tin học trường phổ thông đáp ứng yêu cầu Đề án. Đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên và đẩy mạnh hợp tác tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Tin học đủ năng lực dạy theo các chuẩn quốc tế.
- Tuyển dụng giáo viên Tin học cho trường phổ thông; nhất là ở cấp Tiểu học, sẵn sàng triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đúng tiến độ.
- Rà soát, xây dựng chế độ, chính sách nhằm thu hút giáo viên Tin học giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu dạy học Tin học trong trường phổ thông theo chuẩn quốc tế.
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện dự thi, cấp chứng chỉ về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Khuyến khích tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo chuẩn Quốc tế tại các đơn vị đủ điều kiện.
4. Đẩy mạnh đưa các chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế vào trường phổ thông; định hướng, khuyến khích học sinh học và thi đạt các chứng chỉ Tin học quốc tế
- Mở rộng triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế, khuyến khích các trường phổ thông thực hiện theo hình thức dạy học tăng cường, trong chương trình dạy nghề, ngoại khóa, dạy buổi 2 trên cơ sở nhu cầu của học sinh và sự tự nguyện, đồng thuận của phụ huynh. Khuyến khích mô hình câu lạc bộ Tin học trong trường phổ thông theo mô hình câu lạc bộ học thuật, gắn với định hướng nghề nghiệp của học sinh.
- Xây dựng Kế hoạch, hướng dẫn cụ thể các nhà trường giảng dạy, tạo điều kiện, khuyến khích học sinh đạt các chứng chỉ Certiport1, ICDL2. Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các chuẩn quốc tế khác khi đã có đầy đủ pháp lí.
- Nghiên cứu, đưa Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế tích hợp trong giảng dạy Tin học. Khuyến khích việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học Tin học ở Tiểu học, Trung học cơ sở và chương trình Tin học nhà trường, học nghề Tin học đối với cấp Trung học phổ thông, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng các chứng chỉ quốc tế.
- Phối hợp với các đơn vị được ủy quyền tổ chức thi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông Thành phố tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế. Xây dựng chế độ khuyến khích trong tuyển sinh cho các em đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế nói riêng.
- Triển khai hệ thống học tập trực tuyến; lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của phù hợp với điều kiện thành phố. Tích cực triển khai hiệu quả các mô hình học và kiểm tra qua mạng.
5. Tăng cường công tác quản lý dạy và học Tin học
- Tăng cường quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động dạy, học Tin học trong nhà trường phổ thông. Hàng năm, trong các đợt sinh hoạt chuyên môn, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung và phương pháp tổ chức dạy học đáp ứng mục tiêu của Đề án.
- Xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên và học sinh phổ thông Thành phố phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Xây dựng các hướng dẫn, quy định nhằm đảm bảo công tác quản lý chuyên môn đối với việc thực hiện các chương trình Tin học quốc tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng nhà trường.
- Tăng cường phối hợp nhằm quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học, tổ chức ôn luyện và tổ chức thi, đảm bảo cho học sinh phổ thông có kiến thức, kỹ năng đáp ứng các tiêu chuẩn của Chứng chỉ quốc tế.
6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong dạy học Tin học
- Hướng dẫn, tạo cơ chế khuyến khích các trường phổ thông đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế một cách căn bản và có hệ thống từ Tiểu học đến Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
- Vận động sự đồng hành của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng giáo viên Tin học và hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học và thi đạt các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Từng bước nâng cấp hệ thống phòng máy, máy vi tính của các nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình chuẩn quốc tế.
- Vận động cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho các em tham gia thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể nhằm triển khai, tổ chức thực hiện Đề án phù hợp với tình hình của địa phương; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang bị phòng máy, máy vi tính, trang thiết bị, tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên dạy Tin học theo lộ trình thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc triển khai thực hiện Chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế đáp ứng mục tiêu của Đề án; kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng, tiến độ tổ chức thực hiện Đề án.
2. Các cơ sở giáo dục
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để tổ chức thực hiện Đề án phù hợp với đặc điểm, tình hình nhà trường. Trong đó, chú ý nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của các Trường Tiên tiến, hội nhập.
- Có kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo viên Tin học (kết hợp nguồn kinh phí ngân sách bồi dưỡng thường xuyên và công tác xã hội hóa) và hỗ trợ “học bổng”, tạo điều kiện cho học sinh học và thi đạt các chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Có kế hoạch, giải pháp, lộ trình cụ thể nâng cấp hệ thống phòng máy, máy vi tính, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình chuẩn quốc tế.
- Phát triển các mô hình dạy buổi 2, ngoại khóa và câu lạc bộ về Tin học theo chuẩn quốc tế, phù hợp định hướng nghề nghiệp của học sinh. Vận động phụ huynh tạo điều kiện cho học sinh tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Khen thưởng các giáo viên, nhân viên trong việc triển khai Chương trình Tin học quốc tế và học sinh có thành tích cao khi tham dự các cuộc thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.
3. Các Phòng, Trung tâm thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
3.1. Phòng Giáo dục Trung học
- Chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch, giám sát kết quả thực hiện, tham mưu tổ chức đánh giá, hàng năm sơ kết, tổng kết việc triển khai Đề án; kịp thời tham mưu các giải pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, mở rộng triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế ở cấp Trung học, khuyến khích học sinh đạt các chứng chỉ quốc tế phù hợp với lứa tuổi. Khuyến khích các trường Trung học trên địa bàn Thành phố dạy Tin học theo chuẩn quốc tế phù hợp quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đạt mục tiêu theo tiến độ của Đề án.
- Phối hợp với các đơn vị được ủy quyền tham mưu tổ chức thi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông Thành phố tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
3.2. Phòng Giáo dục Tiểu học
- Chỉ đạo, hướng dẫn, mở rộng triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế ở cấp Tiểu học, khuyến khích học sinh đạt các chứng chỉ quốc tế phù hợp với lứa tuổi. Khuyến khích các trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố dạy Tin học theo chuẩn quốc tế phù hợp quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đạt mục tiêu theo tiến độ của Đề án.
- Phối hợp với các đơn vị được ủy quyền tham mưu tổ chức thi nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông Thành phố tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế.
3.3. Phòng Tổ chức cán bộ
- Phối hợp tham mưu các chế độ, chính sách nhằm thu hút và động viên giáo viên Tin học đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạt chuẩn quốc tế.
- Phối hợp, thực hiện công tác định biên, tuyển dụng,... nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên Tin học, đáp ứng yêu cầu dạy và học Tin học theo chuẩn Quốc tế trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên Tin học đạt chuẩn và đáp ứng được yêu cầu giảng dạy các chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế theo tiến độ Đề án.
3.4. Phòng Kế hoạch tài chính
- Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đảm bảo nguồn kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án. Rà soát, trang bị phòng máy vi tính đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, cấu hình máy đáp ứng yêu cầu giảng dạy Tin học theo chuẩn quốc tế.
- Phối hợp hướng dẫn hoạt động xã hội hóa để triển khai các chương trình dạy học Tin học theo chuẩn quốc tế; tạo cơ chế để các trường phổ thông đẩy mạnh công tác xã hội hóa.
3.5. Phòng Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục
- Nghiên cứu, đề xuất chính sách điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đối với những học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế.
- Tham khảo các tiêu chí, tiêu chuẩn của công tác kiểm định chất lượng để thực hiện việc tích hợp, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án khi thực hiện hướng dẫn, tập huấn đánh giá theo chuẩn.
3.6. Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác triển khai Chương trình Tin học quốc tế và có thành tích cao khi tham dự các Kỳ thi Tin học quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Phối hợp tăng cường công tác truyền thông Đề án; phối hợp tổ chức các Hội nghị Sơ kết, Tổng kết Đề án.
3.7. Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục
- Phối hợp xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học của giáo viên, học sinh và Chuẩn cấu hình máy tính, các trang thiết bị phòng máy vi tính của trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu dạy - học Tin học theo các chuẩn Quốc tế.
- Xây dựng, triển khai và giới thiệu các công cụ dạy học qua Internet, các công cụ mô phỏng đánh giá, kiểm tra hỗ trợ hoạt động dạy Tin học theo chuẩn Quốc tế.
3.8. Trung tâm Ngoại ngữ Tin học
- Phối hợp với các đơn vị được ủy quyền tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phổ thông Thành phố tham gia các kỳ thi chứng chỉ Tin học quốc tế. Thống kê, đánh giá kết quả thực hiện nhằm phục vụ công tác chỉ đạo về chuyên môn./.
|
GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
STT |
Nội dung |
Phụ trách |
Thời hạn |
Ghi chú |
1. Triển khai Kế hoạch |
||||
1. |
Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án |
P.Giáo dục Trung học |
Tháng 4 năm 2021 |
|
2. |
Ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai dạy - học Tin học theo chuẩn Quốc tế |
P.Giáo dục Tiểu học P.Giáo dục Trung học |
Đầu mỗi năm học |
|
3. |
Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án |
Văn phòng Sở Các Phòng thuộc Sở |
Tháng 4 năm 2021 |
|
4. |
Báo cáo Sơ kết hàng năm |
Các phòng chuyên môn |
Cuối mỗi năm học |
|
2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất |
||||
5. |
Xây dựng Kế hoạch tăng cường CSVC đáp ứng yêu cầu Đề án |
P.Kế hoạch tài chính |
Quý 2/2021 |
|
6. |
Xây dựng chuẩn về phòng máy, máy vi tính đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chuẩn quốc tế |
Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục |
Quý 3/2021 |
|
7. |
Rà soát, đảm bảo đường truyền, hạ tầng CNTT&TT tại các trường |
Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục |
Quý 3/2021 |
|
8. |
Xây dựng dự án đầu tư, bảo đảm 100% trường phổ thông có phòng máy đạt tiêu chuẩn |
P.Kế hoạch tài chính |
Quý 3/2023 |
|
9. |
Hoàn chỉnh hệ thống CSDL dùng chung Ngành GD&ĐT |
Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục |
Quý 2/2021 |
|
3. Đảm bảo về đội ngũ giáo viên Tin học |
||||
10. |
Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tin học phổ thông đáp ứng yêu cầu Đề án. |
P.Tổ chức cán bộ |
Quý 2/2021 |
|
11. |
Tuyển dụng, đảm bảo 100% trường phổ thông đủ giáo viên Tin học đạt chuẩn quy định. |
P.Tổ chức cán bộ |
Thường xuyên |
|
12. |
Tham mưu chế độ, chính sách thu hút giáo viên Tin học |
P.Tổ chức cán bộ |
Quý 4/2021 |
|
13. |
Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng giáo viên Tin học theo chuẩn. |
P.Tổ chức cán bộ |
Thường xuyên |
|
4. Đẩy mạnh các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế trong trường phổ thông |
||||
14. |
Xây dựng Kế hoạch, lộ trình triển khai các Chương trình Tin học theo chuẩn quốc tế phù hợp các quy định về chương trình phổ thông theo từng cấp học |
P.Giáo dục Tiểu học P.Giáo dục Trung học |
Quý 2/2021 |
|
15. |
Tập huấn đội ngũ giáo viên Tin học thực hiện chương trình |
P.Tổ chức cán bộ (các phòng chuyên môn triển khai trực tiếp) |
Quý 3 |
|
16. |
Văn bản hướng dẫn thu phí các chương trình Tin học chuẩn quốc tế trong trường phổ thông |
P.Kế hoạch tổ chức |
Đầu mỗi năm học |
|
17. |
Phối hợp tổ chức các Hội thi, các kỳ thi chứng chỉ Tin học theo chuẩn quốc tế |
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học |
Thường xuyên |
|
5. Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học Tin học trong trường phổ thông |
||||
18. |
Xây dựng Chuẩn kiến thức, kỹ năng Tin học đối với giáo viên và học sinh Thành phố phù hợp yêu cầu thực tiễn |
Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục |
Quý 3/2021 |
|
19. |
Sơ kết việc thực hiện Đề án |
UBND tp.Thủ Đức và các quận, huyện |
Năm 2023 Năm 2028 |
|
20. |
Văn phòng Sở Các Phòng thuộc Sở |
Năm 2025 |
|
|
21. |
Tổng kết việc thực hiện Đề án |
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh |
Năm 2030 |
|
1 Certiport là tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá và chứng nhận kỹ năng tin học, là đơn vị sáng lập và phân phối toàn cầu các chương trình đánh giá kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia như Microsoft, Adobe, Autodesk, Apple,... chịu trách nhiệm quản lý và triển khai những chương trình đánh giá và cấp chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu như: MOS, IC3, IC3 Spark, ACA, ACU, MTA... Có trụ sở tại American Fork, Utah, Hoa Kỳ, ngày nay Certiport có mạng lưới gồm 12,000 trung tâm, tổ chức thi trên 142 quốc gia, các bài thi của Certiport được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ. Công ty IIG Việt Nam chính thức trở thành đại diện quốc gia của tổ chức Certiport kể từ tháng 3 năm 2010.
2 ICDL là từ viết tắt của “International Computer Driving Licence” - Bộ chứng chỉ kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) quốc tế - tên gọi trên phạm vi quốc tế của bộ chứng chỉ chuẩn châu Âu ECDL (European Computer Driving Licence), sau khi ECDL được phổ biến và công nhận rộng rãi ở các nước châu Âu. ICDL là chứng chỉ tin học phổ cập nhất thế giới, được công nhận và đã sử dụng tại: 170 quốc gia, 41 ngôn ngữ, 24.000 trung tâm khảo thí (ATC), và trên 15 triệu thí sinh tham dự. ICDL Việt Nam là một thành viên trực thuộc Tổ chức ECDL có chức năng kiểm định, quản lý và tổ chức các Trung tâm khảo thí ICDL tại Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.