ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1260/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 15 tháng 5 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" và Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, xếp loại “cộng đồng học tập" cấp xã, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Nhằm đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong nhân dân, xây dựng thành công xã hội học tập ở địa phương; phấn đấu xây dựng mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư trở thành mô hình "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập".
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến năm 2020:
- 70% gia đình được công nhận "gia đình học tập";
- 50% dòng họ được công nhận "dòng họ học tập";
- 60% cộng đồng, thôn, làng, khu dân cư đăng ký được công nhận "cộng đồng học tập";
- 50% cơ quan, trường học, doanh nghiệp... được công nhận là "đơn vị học tập".
- 50% xã, phường, thị trấn đăng ký được công nhận "cộng đồng học tập" cấp xã (phường, thị trấn)
Các sở, ban ngành và đoàn thể là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập tỉnh Hải Dương đến năm 2020" căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập ở địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đặc điểm và tình hình thực tế xác định mục tiêu, giải pháp xây dựng xã hội học tập phù hợp; đồng thời hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tiếp tục triển khai thực hiện. Trong đó, phải tạo bước đột phá phát huy vai trò của các Trung tâm học tập cộng đồng trong việc thực hiện phương châm "cần gì học nấy" cho người dân; phát huy vai trò của các Trung tâm giáo dục thường xuyên trong việc đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người và vai trò của các thiết chế văn hóa: thư viện, bảo tàng, câu lạc bộ... mạng lưới phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí và mạng Internet trong việc đáp ứng nhu cầu học tập phong phú, đa dạng cho người dân. Kết hợp triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập tỉnh Hải Dương đến năm 2020" với Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" của UBND tỉnh.
2. Phát động phong trào học tập trong các gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư
Hội Khuyến học tỉnh chủ trì phát động phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong toàn dân theo mô hình "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập" (cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang...), "cộng đồng học tập" (thôn, khu dân cư, tổ dân phố). Hàng năm, tổ chức đánh giá, xét công nhận các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đã đăng ký và đạt danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập", "đơn vị học tập". Trên cơ sở đó, các cấp hội khuyến học tỉnh, huyện tham mưu với các cấp chính quyền định kỳ 5 năm tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng "gia đình học tập tiêu biểu", "dòng họ học tập tiêu biểu", "cộng đồng học tập tiêu biểu".
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời đối với mỗi người dân và toàn xã hội; tuyên truyền, cổ vũ phong trào xây dựng mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập; biểu dương kịp thời gương người tốt trong học tập thường xuyên, học tập suốt đời và biểu dương các gia đình, dòng họ, đơn vị và cộng đồng học tập tiêu biểu; tuyên truyền, động viên mỗi người dân, mỗi tập thể và cộng đồng dân cư vừa tích cực tham gia học tập vừa hỗ trợ mọi người học tập nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập tại địa phương.
4. Kết hợp triển khai thực hiện Quyết định số: 281/QĐ-TTg của Chính phủ, Thông tư 44/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
Việc xây dựng các mô hình "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập", "cộng đồng học tập" phải gắn kết với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; trong đó, có các nội dung cụ thể, như: xây dựng "gia đình văn hóa", "làng văn hóa", "tổ dân phố văn hóa", "cơ quan văn hóa" theo quy định tại Thông tư hướng dẫn số: 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; gắn kết hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng với hoạt động của nhà văn hóa, nhà truyền thống, câu lạc bộ của địa phương.
Xây dựng Bộ tiêu chí "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập", "cộng đồng học tập"; cung cấp nội dung các tiêu chí đến các gia đình, dòng họ nền nếp hàng năm của các gia đình, dòng họ, cơ quan đơn vị, thôn, xã đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập"; tổ chức kiểm tra, đánh giá, xét công nhận các danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập" cuối năm kịp thời, đạt hiệu quả. Định kỳ, UBND các cấp từ tỉnh đến huyện tổ chức tốt Hội nghị biểu dương gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng học tập tiêu biểu; có hình thức khen thưởng phù hợp, động viên kịp thời, góp phần tạo động lực cho phong trào học tập trong nhân dân.
1.1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì và phối hợp với các ngành, đoàn thể và các tổ chức tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập tỉnh Hải Dương đến năm 2020"; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách địa phương hỗ trợ hoạt động thường xuyên của Trung tâm học tập cộng đồng và có chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác kiêm nhiệm quản lý Trung tâm học tập cộng đồng; củng cố và đa dạng hóa hoạt động của mạng lưới của giáo dục thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời đa dạng và phong phú cho mọi người dân;
- Chủ trì việc hướng dẫn đăng ký, tổ chức kiểm tra đánh giá, xét công nhận danh hiệu "cộng đồng học tập" đối với phạm vi cộng đồng xã (phường, thị trấn) theo quy định tại Thông tư số: 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xã (phường, thị trấn) đạt danh hiệu "cộng đồng học tập" phù hợp với thực tế địa phương, có tính khả thi;
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xét công nhận xã (phường, thị trấn) đạt danh hiệu "cộng đồng học tập" hàng năm theo đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo sau khi kiểm tra, thẩm định;
- Phối hợp và hỗ trợ Hội Khuyến học tỉnh trong việc triển khai đánh giá xét công nhận các danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập" (làng, khu dân cư), "đơn vị học tập" trong phạm vi toàn tỉnh theo quy định;
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự trù kinh phí hàng năm chi cho các hoạt động tổ chức thực hiện Kế hoạch ở các cấp: tỉnh, huyện, xã để trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc kết hợp thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện Đề án của Chính phủ đã đề ra;
- Chủ trì phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho việc tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch; phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tập huấn "Đề án 281" và kế hoạch thực hiện Đề án... của UBND tỉnh ngày.... tháng 4 năm 2017 về nội dung Bộ tiêu chí, quy trình đăng ký, kiểm tra đánh giá, xét công nhận các danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập", "cộng đồng học tập";
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá "cộng đồng học tập" đối với xã, phường, thị trấn theo quy định tại Thông tư số: 44/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Hội Khuyến học tỉnh
- Quán triệt nội dung Bộ tiêu chí đánh giá để xét công nhận đạt danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập", "cộng đồng học tập" (thôn, làng, khu dân cư...) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 281/2013/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bổ sung cụ thể hoá cho phù hợp với truyền thống hiếu học của tỉnh nhà.
- Chủ trì việc phát động gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập", "cộng đồng học tập" và hướng dẫn quy trình, nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá đề nghị cấp có thẩm quyền xét công nhận hàng năm;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án cho cán bộ Hội khuyến học các huyện, thị xã, thành phố cùng cán bộ phòng giáo dục và đào tạo;
- Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Khuyến học các huyện, thị xã, thành phố chủ trì và phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo trong việc tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án và tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, phường, thị trấn và lãnh đạo Hội khuyến học cơ sở;
- Chủ trì tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương "gia đình học tập tiêu biểu", "dòng họ học tập tiêu biểu", "đơn vị học tập tiêu biểu", ''cộng đồng học tập tiêu biểu" và hướng dẫn cấp huyện (thị xã, thành phố) tổ chức thực hiện theo định kỳ;
1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; đồng thời chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương;
- Tổ chức xét, công nhận các danh hiệu "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "đơn vị học tập", "cộng đồng học tập" đúng quy trình, đủ tiêu chuẩn theo quy định, đảm bảo tính khách quan, khoa học, tránh chạy theo bệnh thành tích và bệnh hình thức để việc xét, công nhận các danh hiệu thực sự có ý nghĩa, tạo động lực học tập cho mỗi người dân, mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng thành công xã hội học tập ở địa phương; định kỳ tổ chức Đại hội biểu dương các gia đình, dòng họ, đơn vị, cộng đồng học tập tiêu biểu đạt kết quả tốt để cổ vũ, động viên toàn xã hội tham gia học tập;
- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể địa phương tích cực tham gia hưởng ứng, tạo điều kiện và hỗ trợ Hội Khuyến học, phòng giáo dục và đào tạo, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Kế hoạch mang lại hiệu quả thiết thực; làm tốt công tác tuyên truyền để Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" và Thông tư 44/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo "Quy định về đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã" được tổ chức thành công tại địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực;
- Bố trí nguồn kinh phí phù hợp từ ngân sách địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
- Năm 2017:
+ Quý I: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện;
+ Quý II: tổ chức tập huấn, phát động đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu theo quy định của Đề án;
+ Quý IV: Kiểm tra đánh giá, xét công nhận, sơ kết đánh giá và rút kinh nghiệm sau một năm thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án.
- Năm 2018 và các năm tiếp theo đến năm 2020.
+ Tháng 1: Phát động và tập hợp đăng ký phấn đấu đạt các danh hiệu theo quy định;
+ Tháng 11: Kiểm tra, đánh giá;
+ Tháng 12: Hoàn thành xét công nhận các danh hiệu và tổng kết.
3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
Kinh phí chi Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" và Thông tư 44/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo "Quy định về đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã" từ nguồn ngân sách địa phương.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh thống nhất nội dung chi, định mức chi cụ thể, chi tiết để trình UBND tỉnh phê duyệt./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.