ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/KH-UBND |
Cà Mau, ngày 03 tháng 9 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 4452/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2020 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phê duyệt Đề án “Chương trình hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030”. Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động của chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biển đảo, ven biển và vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc , làm phong phú thêm truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng đất Cà Mau, góp phần giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
- Huy động các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc sinh sống vùng ven biển, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu
- Triển khai và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả theo yêu cầu của Quyết định số 4452/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030”.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đa dạng, phong phú, phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; có sự thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- Việc triển khai, thực hiện đảm bảo chất lượng các chương trình, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi, tạo được sự đồng thuận trên tinh thần đoàn kết, thụ hưởng và sáng tạo.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi
- Các xã ven biển thuộc các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, U Minh, Trần Văn Thời.
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện: U Minh, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, Năm Căn và thành phố Cà Mau.
- Cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối.
2. Đối tượng
Đối tượng thụ hưởng là cán bộ, chiến sĩ và nhân dân sinh sống vùng sâu, vùng xa, biển đảo, vùng ven biển và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Thời gian
- Thực hiện giai đoạn 2022 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030.
III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
1. Tổ chức khảo sát, điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của đồng bào sinh sống vùng sâu, vùng xa, ven biển, biển đảo và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Căn cứ kết quả khảo sát, điều tra, đề xuất chương trình, mô hình hoạt động văn hóa, văn nghệ phù hợp với thực tế, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
2. Chỉ đạo các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên tổ chức các đợt biểu diễn phục vụ đồng bào sinh sống vùng sâu, vùng xa, ven biển, hải đảo và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp giữa loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của mọi đối tượng.
3. Tổ chức ngày hội, giao lưu liên hoan, hội thi, hội diễn văn hóa, nghệ thuật theo định kỳ: Cấp tỉnh tổ chức 2 năm/lần. Cấp huyện tùy theo tình hình thực tế, do địa phương quyết định quy mô tổ chức phù hợp.
4. Tổ chức các Cuộc vận động sáng tác kịch bản sân khấu (chập cải lương, tiểu phẩm, bài ca vọng cổ); sáng tác tranh, ảnh, ca khúc, tác phẩm văn học… về đ ề tài về các hoạt động lao động sản xuất của đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo, vùng dân tộc thiểu số (ít nhất 2 năm/cuộc). Từ cuộc vận động sáng tác nêu trên, Ban Tổ chức lựa chọn các tác phẩm có chất lượng để phổ biến phục vụ cộng đồng.
5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cho đối tượng là tuyên truyền viên, đối tượng là người dân tộc thiểu số có khả năng, năng khiếu nghệ thuật như đờn, ca, múa, dàn dựng, biên tập chương trình nghệ thuật, phương pháp vận động người dân sống và làm việc tuân thủ pháp luật, tham gia các phong trào ở địa phương nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội (ít nhất 2 năm/lần).
6. Tổ chức hoạt động Thư viện và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng các xã vùng sâu, vùng xa, ven biển, biển đảo, vùng dân tộc thiểu số:
- Hàng năm trang bị, bổ sung sách, báo và ấn phẩm.
- Hàng năm tổ chức ít nhất 01 đợt thi kể chuyện về sách cho đối tượng là đoàn viên, thanh niên.
7. Tổ chức hoạt động triển lãm, trưng bày: Hàng năm tổ chức ít nhất 01 cuộc triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, hiện vật, tư liệu, sách, báo, sản phẩm văn hóa nói chung, văn hoá dân tộc thiểu số nói riêng vào dịp lễ, tết của đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Hỗ trợ trang thiết bị cho các xã vùng sâu, vùng xa, biển đảo, vùng dân tộc thiểu số. Trang thiết bị phù hợp nhằm đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hoạt động văn hoá, văn nghệ của địa phương. Mỗi xã ít nhất được đầu tư 01 bộ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động.
9. Khuyến khích công tác xã hội hoá trong hoạt động hỗ trợ trang thiết bị, hoạt động đưa văn hoá, nghệ thuật đến với đồng bào. Có cơ chế khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có đóng góp trong hoạt động xã hội hoá.
10. Tổ chức hội nghị sơ kết giai đoạn 2022 - 2025
- Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động phục vụ văn hoá, nghệ thuật giai đoạn 2021 - 2025; định hướng hoạt động giai đoạn 2026 - 2030.
- Tôn vinh, khen thưởng: Tại hội nghị sơ kết tổ chức tôn vinh, khen thưởng đối với tác giả có tác phẩm xuất sắc về đề tài biển đảo, dân tộc thiểu số; cho tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; các đối tượng tham mưu triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch và người dân có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện Kế hoạch.
- Thông qua các nội dung cụ thể về các hoạt động văn hoá, nghệ thuật sẽ triển khai cho giai đoạn 2026 - 2030.
IV. ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
1. Nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức, nội dung các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biển đảo, ven biển và vùng dân tộc thiểu số theo nguyên tắc có chọn lọc những kết quả đạt được và cập nhật những giá trị mới phù hợp.
2. Tiếp tục nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, phát huy vai trò làm chủ trong xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; nhân rộng mô hình câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu hoạt động có hiệu quả.
3. Hàng năm duy trì tổ chức liên hoan, giao lưu các câu lạc bộ, đội văn nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
4. Ứng dụng công nghệ số xây dựng các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật (sản phẩm của các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, sản phẩm của các loại hình tranh, ảnh, sách, báo,…) phù hợp và triển khai các giá trị mới phù hợp.
Tăng cường, nâng cao hiệu quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện Kế hoạch. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, nghệ thuật kết hợp chặt chẽ với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của từng đơn vị, địa phương.
2. Về xây dựng nội dung công tác phối hợp hoạt động
Nghiên cứu, xây dựng quy chế, nội dung công tác phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp. Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cụ thể cho từng hoạt động.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân về việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.
4. Về ứng dụng khoa học, công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của chương trình văn hóa, nghệ thuật. Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng tiếp cận cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biển đảo, ven biển. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật có thu âm, quay hình và phát lại trên sóng phát thanh, truyền hình của tỉnh. Các chương trình biểu diễn nghệ thuật thu phát trực tiếp hoặc gián tiếp trên kênh youtube, facebook…
5. Về huy động nguồn lực xã hội hóa
Huy động và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức nhằm đa dạng các hoạt động của chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biển đảo và ven biển.
- Ngân sách tỉnh.
- Kinh phí sự nghiệp của các sở, ban, ngành.
- Kinh phí huy động từ các nguồn xã hội hóa (nếu có).
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, thực hiện Kế hoạch này.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biển đảo và ven biển.
- Theo dõi, tổng hợp, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết quả triển khai, thực hiện Đề án. Chịu trách nhiệm chính trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết kế hoạch triển khai, thực hiện Kế hoạch.
2. Ban Dân tộc tỉnh
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất các chương trình, phần việc đối với hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biển đảo và ven biển.
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biển đảo và ven biển trong tỉnh, tổ chức đoàn khảo sát, cung cấp số liệu thống kê.
- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả đạt được và dự toán kinh phí cho các hoạt động phối hợp triển khai, thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh
Chủ trì tổ chức các cuộc thi tranh, ảnh nghệ thuật về đề tài dân tộc thiểu số nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tạo cơ hội để nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Lựa chọn các tác phẩm có chất lượng nội dung, nghệ thuật tốt để phổ biến, tuyên truyền trong cộng đồng.
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong việc tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm về đề tài dân tộc thiểu số, về biển đảo.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, hệ thống Đài Truyền thanh tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo khả năng cân đối của ngân sách đối với các nội dung, nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp cấp tỉnh quản lý theo phân cấp ngân sách hiện hành.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Triển khai Kế hoạch này, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ điều tra thống kê về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật đồng bào vùng sâu, vùng xa, biển đảo, ven biển và vùng dân tộc thiểu số.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hỗ trợ các hoạt động văn hóa và biểu diễn nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, biển đảo, ven biển và vùng dân tộc thiểu số.
- Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các nội dung, nhiệm vụ sử dụng ngân sách cấp huyện theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.