ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 19 tháng 6 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Thực hiện Quyết định số 643/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản (Quyết định 643/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Quyết định 643/QĐ-TTg để tổ chức thực hiện Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đảm bảo ngành thủy sản phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
- Tổ chức sắp xếp, kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với các quy định góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch số 191/QĐ-UBND ngày 29/11/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Yêu cầu
- Phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương nhằm triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản của Thủ tướng Chính phủ.
- Trên cơ sở nhiệm vụ của Kế hoạch này, các Sở, Ban, Ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Quyết định 643/QĐ-TTg .
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Năng lực quản lý nhà nước về thủy sản được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần đạt được các mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2025
- Thực hiện các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản từ tỉnh đến huyện được kiện toàn, tổ chức, sắp xếp phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, yêu cầu và nhu cầu quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
- Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản giữa các cơ quan, đơn vị ở cấp tỉnh và cấp huyện được thực hiện triệt để, rõ ràng, minh bạch theo hướng một đơn vị chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều nhiệm vụ.
- Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản được tăng cường về số lượng và chất lượng; có kỹ năng và kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản để đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành được thông suốt, kịp thời, hiệu quả.
2.2. Đến năm 2030
- Quản lý nhà nước về thủy sản được tổ chức theo các mô hình tiên tiến, phù hợp với mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị quy mô lớn, công nghiệp hiện đại để thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững.
- Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng đủ số lượng đảm bảo chất lượng; 100% công chức quy hoạch lãnh đạo, trưởng phó phòng và tương đương được cử đi đào tạo lý luận chính trị, ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ theo quy định. Công tác luân chuyển, biệt phái công chức quản lý được tăng cường để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện thực tiễn.
- Quản lý nhà nước về thủy sản dựa trên công nghệ thông tin và chuyển đổi số để đáp ứng với nhu cầu phát triển ngành thủy sản. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản được cập nhật thường xuyên để phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Triển khai thực hiện văn bản pháp lý về thủy sản
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản đến các đối tượng có liên quan để kịp thời phục vụ sản xuất và quản lý nhà nước đúng quy định.
- Triển khai thực hiện kịp thời các Chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã được cấp có thẩm quyền ban hành trên địa bàn tỉnh; thường xuyên theo dõi, giám sát đánh giá kết quả thực hiện.
- Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá sản xuất và công tác quản lý nhà nước về thủy sản nhằm định hướng cho sản xuất thủy sản các năm tiếp theo. Kiến nghị, đề xuất tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định pháp luật không phù hợp, bổ sung những quy định còn thiếu kịp thời phục vụ cho sản xuất và quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Kiện toàn, củng cố cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
- Sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản theo các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, phù hợp với điều kiện của địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả và không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị.
- UBND các huyện/ thành phố có lĩnh vực thủy sản phát triển quan tâm, bố trí, sắp xếp ít nhất 01 cán bộ có chuyên môn về thủy sản tại phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế để thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý nhà nước về thủy sản tại địa phương.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chuyên trách trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tiếp tục duy trì và củng cố tổ chức kiểm ngư. Sắp xếp, bố trí định biên, năng lực cán bộ phù hợp với vị trí việc làm đảm bảo theo Luật Thủy sản 2017 và Đề án tổng thể phát triển lực lượng Kiểm ngư đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Đảm bảo phương tiện kiểm ngư, nhằm tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Tăng cường và đổi mới hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản.
3. Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản
- Rà soát các văn bản phân cấp quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến địa phương trong quản lý thủy sản để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm phát huy hiệu quả quản lý nhà nước ở các cấp.
- Thực hiện phân cấp quản lý phù hợp với điều kiện tỉnh Ninh Bình nhằm tăng cường sự chủ động trong bố trí nguồn lực, kinh phí và triển khai nhiệm vụ. Tăng cường phân cấp gắn liền với thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm và trách nhiệm của người đứng đầu.
4. Phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản
- Xây dựng, bổ sung danh mục vị trí việc làm, biên chế, số người làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện cụ thể tại tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo cung cấp kiến thức toàn diện về quản lý nhà nước và kiến thức chuyên ngành thủy sản. Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý về thủy sản về các kỹ năng tham mưu, xây dựng, tổ chức triển khai, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức thuộc các cơ quan quản lý thủy sản từ cấp tỉnh đến cấp huyện; luân chuyển, biệt phái giữa các cơ quan, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế, năng lực, sở trường của cá nhân và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Gắn đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch, bổ nhiệm. Đảm bảo đủ số lượng lãnh đạo quản lý các cấp để tham mưu, thực thi nhiệm vụ.
- Căn cứ các quy định pháp luật liên quan, điều kiện thực tế của tỉnh để xây dựng cơ chế thu hút cán bộ trẻ có trình độ cao tham gia công tác quản lý thủy sản bằng nhiều hình thức phù hợp quy định pháp luật hiện hành; thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy sản.
- Tăng cường cử cán bộ quản lý tham dự các hội thảo, diễn đàn chuyên ngành do các cấp tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về thủy sản và nâng cao năng lực ngoại ngữ, năng lực hội nhập quốc tế.
- Thực hiện sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành thủy sản theo vị trí việc làm, khung năng lực, đảm bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
5. Áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn tỉnh đầu tư trang thiết bị, phương tiện, áp dụng công nghệ thông tin vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thủy sản trên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành thủy sản.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và hang thiết bị phục vụ quản lý. Áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp các kết quả, khó khăn vướng mắc báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, bổ sung vị trí việc làm, bổ sung biên chế công chức đảm bảo cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ và tính hiệu lực, hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuyển dụng, xét tuyển công chức quản lý thủy sản theo quy định.
- Hàng năm phối hợp Sở Tài chính tham mưu đề xuất kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tại Kế hoạch này.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản theo quy định.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện của các sở, ban, ngành và các địa phương tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trong khả năng cân đối ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Kế hoạch.
4. Các sở, ngành liên quan
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch này.
5. UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân cấp huyện/ thành phố tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
- Tổ chức sắp xếp, kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản tại địa phương theo quy định. Quan tâm, bố trí, sắp xếp ít nhất 01 cán bộ có chuyên môn về thủy sản tại phòng Nông nghiệp và PTNT/phòng Kinh tế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản tại địa phương đối với UBND các huyện/thành phố ven biển hoặc có lĩnh vực thủy sản phát triển.
- Bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
TT |
Tên nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thủy sản; triển khai thực hiện kịp thời các Chương trình, đề án, kế hoạch |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành và địa phương liên quan |
Hàng năm |
2 |
Tổng kết, đánh giá sản xuất và công tác quản lý nhà nước về thủy sản nhằm định hướng cho sản xuất thủy sản các năm sau; kiến nghị, đề xuất, tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định pháp luật không phù hợp, bổ sung những quy định. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành và địa phương liên quan |
Hàng năm |
3 |
Rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản phù hợp với quy định. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Nội vụ |
2024 |
4 |
Nâng cao năng lực cán bộ, bảo đảm tham gia hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá theo từng giai đoạn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
Hàng năm |
5 |
Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ quản lý nhà nước ngành thủy sản |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ngành và địa phương liên quan |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.