ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 26 tháng 07 năm 2017 |
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 ĐẠT MỤC TIÊU ĐÔ THỊ HÓA 35%
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; Quyết định số 3975/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030.
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35%, như sau:
1. Mục tiêu
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030. Đảm bảo đúng mục tiêu, quy mô, nội dung và lộ trình đề ra.
Hoàn chỉnh hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; có sắc thái kiến trúc đô thị riêng và môi trường, chất lượng sống tốt; có vị thế và tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế, đưa Thanh Hóa thành tỉnh khá của cả nước vào năm 2020, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại;
Xác lập các giải pháp, cơ chế, chính sách, kế hoạch hành động và các biện pháp triển khai thực hiện.
2. Nhiệm vụ
Đến năm 2020, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa sẽ gồm 39 đô thị, trong đó:
- 30 đô thị phát triển từ nhóm đô thị hiện có:
+ 01 đô thị loại I: Thành phố Thanh Hóa;
+ 02 đô thị loại III: Thành phố Sầm Sơn, thành phố Bỉm Sơn;
+ 05 đô thị loại IV: Thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn, thị trấn Ngọc Lặc và khu vực dự kiến mở rộng, thị trấn Lam Sơn - Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng, thị trấn Hà Trung, thị trấn Quảng Xương.
+ 22 đô thị loại V: 1.Rừng Thông, 2.Thọ Xuân, 3.Nông Cống, 4.Triệu Sơn, 5.Nga Sơn, 6.Quán Lào, 7.Thống Nhất, 8.Vạn Hà, 9.Bút Sơn, 10.Hậu Lộc, 11.Bến Sung, 12.Vĩnh Lộc, 13.Kim Tân, 14.Vân Du, 15.Cẩm Thủy, 16.Lang Chánh, 17.Yên Cát, 18.Thường Xuân, 19.Cành Nàng, 20.Quan Hóa, 21.Quan Sơn, 22.Mường Lát.
- 09 đô thị thành lập mới:
+ 09 đô thị loại V: 1.Quảng Lợi (Quảng Xương), 2.Nưa (Tân Ninh - Triệu Sơn), 3.Yên Mỹ (Nông Cống), 4.Xuân Lai (Thọ Xuân), 5.Kiểu (Yên Định), 6.Định Tân (Yên Định), 7.Hải Tiến (Hoằng Hóa), 8.Diêm Phố (Hậu Lộc), 9.Đông Khê (Đông Sơn).
* 15 khu vực được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V: 1.Ba Si, 2.Phố Châu (Ngọc Lặc); 3.Cống Trúc, 4.Quảng Nham (Quảng Xương); 5.Đầm - Xuân Thiên, 6 .Neo - Nam Giang, 7.Tứ Trụ - Thọ Diên, 8.Xuân Lập, 9. Vạn Lại - Xuân Châu (Thọ Xuân), 10.Hà Long (Hà Trung), 11.Quý Lộc (Yên Định), 12.Hậu Hiền (Thiệu Hóa), 13.Trường Sơn, 14.Cầu Quan (Nông Cống); 15.Thạch Quảng (Thạch Thành).
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Các nội dung công việc
a) Thành lập phường tại các thành phố, thị xã
(1) Thành phố Thanh Hóa
Thành lập thêm 10 phường trên cơ sở diện tích các xã: Quảng Thịnh, Quảng Phú, Quảng Tâm, Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Thiệu Dương, Đông Tân, Đông Vinh, Đông Hưng.
(2) Thành phố Bỉm Sơn
Mở rộng, thành lập thành phố và thành lập thêm phường trên cơ sở diện tích xã Quang Trung và các xã thuộc khu vực dự kiến mở rộng.
b) Nâng loại các đô thị
- Công nhận toàn bộ diện tích huyện Tĩnh Gia đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV. Thành lập thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn và thành lập các phường khu vực nội thị trên cơ sở khu vực thị trấn mở rộng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại III.
- Mở rộng thị trấn Ngọc Lặc căn cứ theo khu vực đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
- Công nhận thị trấn Hà Trung và thị trấn Quảng Xương đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
c) Mở rộng địa giới hành chính các đô thị hiện có
Mở rộng địa giới hành chính các thị trấn: (1)Thị trấn Hà Trung, (2)Thị trấn Quảng Xương, (3)Thị trấn Thọ Xuân, (4)Thị trấn Nga Sơn, (5)Thị trấn Triệu Sơn, (6)Thị trấn Quán Lào, (7)Thị trấn Vạn Hà, (8)Thị trấn Bút Sơn, (9)Thị trấn Hậu Lộc, (10)Thị trấn Vĩnh Lộc, (11)Thị trấn Bến Sung, (12)Thị trấn Cẩm Thủy, (13)Thị trấn Kim Tân, (14)Thị trấn Lang Chánh, (15)Thị trấn Yên Cát, (16)Thị trấn Thường Xuân, (17)Thị trấn Cành Nàng, (18)Thị trấn Quan Hóa, (19)Thị trấn Quan Sơn, (20)Thị trấn Mường Lát.
d) Thành lập các đô thị mới
Thành lập các thị trấn (đô thị loại V) mới trên cơ sở các khu vực đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V, các khu vực đã có Quy hoạch chung hoặc nhiệm vụ Quy hoạch chung được duyệt, có tính khả thi cao, bao gồm 09 đô thị:
06 đô thị trên cơ sở các khu vực đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V: Quảng Lợi (Quảng Xương), Nưa (Tân Ninh, Triệu Sơn), Yên Mỹ (Nông Cống), Xuân Lai (Thọ Xuân), Kiểu (Yên Định), Định Tân (Yên Định).
02 đô thị trên cơ sở các khu vực đã có quy hoạch chung được duyệt: Hải Tiến (Hoằng Hóa), Diêm Phố (Ngư Lộc);
01 đô thị trên cơ sở khu vực đã có nhiệm vụ Quy hoạch chung được duyệt: Đông Khê (Đông Sơn).
e) Phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu hút dịch chuyển dân cư tại các đô thị
- Đầu tư các lĩnh vực trọng điểm phát triển đô thị trên địa bàn toàn tỉnh như du lịch, công nghiệp,... nhằm thu hút dịch chuyển dân cư vào các đô thị, tăng dân số tạm trú quy đổi tại khu vực nội thị các đô thị.
- Phát triển đô thị phải đi đôi với phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch. Theo định hướng, quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Dân số tạm trú quy đổi được tính toán từ các nguồn: Khách du lịch, dự hội nghị hội thảo; Lao động trong các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; Lực lượng công an, bộ đội; Bệnh nhân ngoài khu vực đến khám chữa bệnh và người chăm sóc tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Dự báo quy mô dân số toàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 3.634.000 người, tổng dân số nội thị đạt khoảng 1.316.600 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 36,2%.
2. Kế hoạch thực hiện
(1) Thành phố Thanh Hóa
- Lập Đề án thành lập thêm 10 phường; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2018.
- Lập điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018 (trong bước lập nhiệm vụ Quy hoạch chung, cần nghiên cứu mở rộng thành phố về phía huyện Đông Sơn).
(2) Thành phố Sầm Sơn
- Trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn năm 2017.
(3) Thị xã Bỉm Sơn
- Lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Bỉm Sơn; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2018.
- Lập Đề án công nhận thị xã Bỉm Sơn và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại III; trình cấp có thẩm quyền công nhận năm 2018.
- Lập Đề án mở rộng thị xã Bỉm Sơn; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
- Lập Đề án thành lập thành phố Bỉm Sơn và thành lập các phường; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
(4) Huyện Tĩnh Gia
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Nghi Sơn năm 2018.
- Lập Đề án công nhận toàn bộ diện tích huyện Tĩnh Gia đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2017-2018.
- Lập Đề án thành lập thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn và thành lập các phường khu vực nội thị trên cơ sở khu vực thị trấn mở rộng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại III; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2018.
(5) Huyện Ngọc Lặc
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Ngọc Lặc căn cứ theo khu vực đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV (tại Quyết định số 136/QĐ-BXD ngày 15/3/2017 của Bộ Xây dựng). Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2018.
- Lập Quy hoạch chung đô thị Phố Châu và đô thị Ba Si; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2019.
- Lập Đề án công nhận khu vực đô thị Phố Châu và Ba Si (theo Quy hoạch chung đã được phê duyệt) đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019.
(6) Huyện Thọ Xuân
- Lập Đề án công nhận thị trấn Thọ Xuân và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Thọ Xuân; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
- Lập Đề án thành lập thị trấn Xuân Lai; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
- Lập Đề án công nhận khu vực thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2017.
- Lập Quy hoạch chung các đô thị Đầm (xã Xuân Thiên), Neo (xã Nam Giang), Tứ Trụ (xã Thọ Diên), Xuân Lập (xã Xuân Lập), Vạn Lại (xã Xuân Châu). Trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2017, 2018. Lập Đề án công nhận các khu vực đô thị đã được phê duyệt Quy hoạch chung trên đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018, 2019.
(7) Huyện Đông Sơn
- Trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch chung đã được phê duyệt, lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Đông Khê; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2017.
- Lập Đề án công nhận khu vực xã Đông Khê (theo quy hoạch chung đã được phê duyệt) đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2017.
- Lập Đề án thành lập thị trấn Đông Khê; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2018.
(8) Huyện Hà Trung
- Lập Đề án công nhận thị trấn Hà Trung và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV; trình duyệt năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Hà Trung; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
- Lập Quy hoạch chung các đô thị Cầu Cừ, đô thị Gũ; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2018 - 2020.
(9) Huyện Quảng Xương
- Lập Đề án công nhận thị trấn Quảng Xương và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, trình duyệt năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Quảng Xương; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
- Lập Đề án thành lập thị trấn Quảng Lợi trên diện tích toàn bộ xã Quảng Lợi (khu vực đã được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V); trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2018.
- Lập Quy hoạch chung đô thị Quảng Nham; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Đề án công nhận khu vực đô thị Cống Trúc, khu vực đô thị Quảng Nham đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
(10) Huyện Nga Sơn
- Lập Đề án công nhận thị trấn Nga Sơn và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Nga Sơn; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2020.
(11) Huyện Triệu Sơn
- Lập Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Triệu Sơn, trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2017.
- Lập Đề án công nhận thị trấn Triệu Sơn và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Triệu Sơn; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
- Lập Đề án thành lập thị trấn Nưa trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
(12) Huyện Yên Định
- Lập Đề án công nhận thị trấn Quán Lào và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Quán Lào; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2020.
- Lập Đề án công nhận khu vực xã Yên Trường và một phần xã Yên Phong (đô thị Kiểu), khu vực xã Định Tân, khu vực xã Quý Lộc đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án thành lập thị trấn Kiểu và thị trấn Định Tân; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2020.
(13) Huyện Thiệu Hóa
- Lập Đề án công nhận thị trấn Vạn Hà và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Vạn Hà; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2019.
- Lập Đề án công nhận khu vực đô thị Hậu Hiền đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập đề án thành lập thị trấn Hậu Hiền trình UBTVQH thông qua năm 2020.
(14) Huyện Hoằng Hóa
- Lập Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bút Sơn; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2018. Lập Đề án công nhận thị trấn Bút Sơn và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019. Lập Đề án mở rộng thị trấn Bút Sơn; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
- Lập Đề án công nhận đô thị Hải Tiến đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2019. Lập Đề án thành lập thị trấn Hải Tiến; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(15) Huyện Hậu Lộc
- Lập Đề án công nhận thị trấn Hậu Lộc và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V. Trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Hậu Lộc; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
- Lập Đề án công nhận khu vực đô thị Diêm Phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019. Lập Đề án thành lập thị trấn Diêm Phố; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(16) Huyện Vĩnh Lộc
- Trên cơ sở Nhiệm vụ đã được phê duyệt, lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Vĩnh Lộc; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2017. Lập Đề án công nhận thị trấn Vĩnh Lộc và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Vĩnh Lộc; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2020.
(17) Huyện Nông Cống
- Lập Đề án thành lập thị trấn Yên Mỹ; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định năm 2018.
- Lập Đề án công nhận khu vực đô thị Trường Sơn đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Quy hoạch chung xây dựng đô thị Cầu Quan, đô thị Trầu; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2018. Lập Đề án công nhận khu vực đô thị Cầu Quan đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2020.
(18) Huyện Như Thanh
- Lập Đề án công nhận thị trấn Bến Sung và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Bến Sung; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
(19) Huyện Như Xuân
- Lập Đề án công nhận thị trấn Yên Cát và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Yên Cát; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(20) Huyện Cẩm Thủy
- Lập Đề án công nhận thị trấn Cẩm Thủy và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Cẩm Thủy; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(21) Huyện Thạch Thành
- Lập Đề án công nhận thị trấn Kim Tân và khu vực dự kiến mở rộng, thị trấn Vân Du và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019. Lập Đề án mở rộng thị trấn Kim Tân và Đề án mở rộng thị trấn Vân Du; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
(22) Huyện Thường Xuân
- Lập Đề án công nhận thị trấn Thường Xuân và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Thường Xuân; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
(23) Huyện Lang Chánh
- Lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Lang Chánh; trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2017.
- Lập Đề án công nhận thị trấn Lang Chánh và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018. Lập Đề án mở rộng thị trấn Lang Chánh; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(24) Huyện Bá Thước
- Lập Đề án công nhận thị trấn Cành Nàng và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Cành Nàng; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(25) Huyện Quan Hóa
- Lập Đề án công nhận thị trấn Quan Hóa và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Quan Hóa; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
(26) Huyện Quan Sơn
- Lập Đề án công nhận thị trấn Quan Sơn và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2018.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Quan Sơn; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2019.
(27) Huyện Mường Lát
- Lập Đề án công nhận thị trấn Mường Lát và khu vực dự kiến mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V; trình UBND tỉnh quyết định năm 2019.
- Lập Đề án mở rộng thị trấn Mường Lát; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 2020.
III. KHÁI TOÁN KINH PHÍ VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ
1. Khái toán kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện lập các loại hồ sơ phát triển đô thị giai đoạn 2017-2020 khoảng 84,30 tỷ đồng. Trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: khoảng 55,35 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa phương, nguồn huy động khác: khoảng 28,95 tỷ đồng.
Cụ thể kinh phí thực hiện từng loại hồ sơ như sau:
- Kinh phí lập Đề án công nhận loại đô thị: khoảng 35,90 tỷ đồng;
- Kinh phí lập Đề án mở rộng địa giới hành chính các đô thị hiện có: khoảng 23,40 tỷ đồng;
- Kinh phí lập Đề án thành lập đô thị mới: khoảng 9,00 tỷ đồng;
- Kinh phí lập Đề án nâng cấp đơn vị hành chính: khoảng 11,00 tỷ đồng;
- Kinh phí lập Đề án thành lập Phường: khoảng 5,00 tỷ đồng.
2. Phân kỳ nguồn vốn đầu tư
- Năm 2017: 3,60 tỷ đồng.
- Năm 2018: 33,60 tỷ đồng.
- Năm 2019: 20,30 tỷ đồng.
- Năm 2020: 26,80 tỷ đồng.
1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị: Lựa chọn các đơn vị tư vấn có năng lực, thực hiện việc thiết kế các đồ án quy hoạch đạt chất lượng tốt, có tầm nhìn đảm bảo việc phát triển đô thị trước mắt và lâu dài. Là cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng.
2. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư: Tập trung xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ để phát triển đô thị đồng thời có kế hoạch để thu hút đầu tư vào các khu đô thị lớn tại các thành phố, thị xã theo định hướng khu vực phát triển đô thị.
3. Nhóm giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch và quản lý đô thị, đặc biệt là các thiết chế quản lý, bộ máy nhân sự, nguồn nhân lực, cơ chế vận hành cho các cơ quan quản lý quy hoạch, tăng cường năng lực quản lý của chính quyền đô thị.
4. Giải pháp về nguồn vốn
Để phát triển đô thị cần huy động cả 3 nguồn vốn sau: nguồn vốn ngân sách tỉnh và Trung ương, nguồn vốn đầu tư thu hút nước ngoài và nguồn vốn của dân. Để huy động, tạo nguồn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này, đề xuất một số giải pháp:
- Tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm có sức lan tỏa lớn;
- Về nguồn vốn từ kêu gọi đầu tư: Việc gia tăng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước phụ thuộc các yếu tố: Quy trình tốt, cơ chế tốt, hạ tầng tốt, môi trường sạch, nguồn nhân lực tốt;
- Về nguồn vốn huy động từ dân: Huy động tối đa về nguồn vốn phát triển đô thị từ người dân đô thị bằng cơ chế chính sách xã hội hóa và xem trọng vai trò của cộng đồng trong phát triển đô thị.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Chính sách ưu đãi đầu tư (với các dự án xã hội hóa):
+ Ưu đãi về giá cho thuê, xây dựng cơ sở vật chất;
+ Giao, cho thuê đất sạch để xây dựng công trình xã hội hóa.
- Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng công trình hạ tầng như:
+ Quy định cụ thể danh mục khuyến khích đầu tư công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng xã hội đô thị;
+ Chính sách ưu đãi về tài chính: ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn giảm trong thời gian nhất định, mức thuế thấp), thuế xuất nhập khẩu (miễn hoặc giảm). Chính sách hỗ trợ liên quan đến đất đai (miễn giảm tiền thuế đất, tiền sử dụng đất); Chính sách cho vay tín dụng đối với một số dự án cụ thể;
+ Khuyến khích lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín, năng lực; nghiên cứu quy chế quản lý thu hút, khuyến khích đầu tư để tạo sự minh bạch, cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững;
+ Khuyến khích thực hiện các dự án theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP.
V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Xây dựng
- Là cơ quan đầu mối; chủ đầu tư tổ chức việc lập bổ sung các Quy hoạch chung đô thị mới; lập Hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị.
- Có trách nhiệm đôn đốc theo dõi, giám sát, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch hành động phát triển đô thị của từng địa phương theo các nội dung của Kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đã được xác định.
b) Sở Nội vụ
Là cơ quan đầu mối tổ chức việc lập Đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính và Đề án thành lập thành phố, thị xã, phường, thị trấn.
c) Các Sở, ngành liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách; lập kế hoạch, bố trí nguồn lực, ngân sách và quỹ đất để thực hiện phát triển đô thị theo mục tiêu của Kế hoạch.
d) Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch.
- Là cơ quan tư vấn chủ đạo của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh, lập mới các Đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; các Chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị và các Đề án công nhận loại đô thị hoặc thành lập đô thị mới.
- Cập nhật, quản lý các cơ sở dữ liệu liên quan đến quy hoạch và phát triển đô thị; trưng bày, giới thiệu và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ xúc tiến đầu tư phát triển đô thị.
e) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng. Lập đề án công nhận loại đô thị, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập đô thị trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
- Đề xuất các dự án trọng điểm đưa vào chương trình Nghị quyết Hội đồng nhân dân hàng năm, làm cơ sở thực hiện kế hoạch phân loại, nâng cấp đô thị theo từng giai đoạn đề ra. Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị hiện có và các khu vực dự kiến phát triển đô thị trên địa bàn mình quản lý.
2. Tổ chức thực hiện
a) Cơ chế triển khai
Các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp, tích cực chủ động triển khai xây dựng dự án và kế hoạch chi tiết của đơn vị để triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo kế hoạch đề ra; kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Kế hoạch.
b) Chỉ đạo, điều hành
Cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố ban hành nghị quyết về Triển khai thực hiện chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35%.
Các địa phương được giao nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết có nội dung và thời gian cụ thể làm cơ sở để triển khai thực hiện.
c) Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ hàng quý, năm (vào ngày 25 của tháng cuối quý và ngày 15 của tháng 12) các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ theo kế hoạch, có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, gửi về Sở Xây dựng, Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về việc lập quy hoạch chung, công nhận phân loại đô thị
Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về việc thành lập phường, mở rộng đô thị, thành lập đô thị mới, nâng cấp đơn vị hành chính.
d) Trong quá trình triển khai kế hoạch, nếu có những khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản, gửi về Sở Xây dựng, Sở Nội vụ để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Căn cứ nội dung kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 đạt mục tiêu đô thị hóa 35% và nhiệm vụ được phân công, các ngành, đơn vị, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện theo quy định./.
|
CHỦ
TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.