ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 14 tháng 09 năm 2012 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2020, cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRỢ GIÚP NGƯỜI TÀN TẬT GIAI ĐOẠN 2006-2011
1. Thực trạng người tàn tật trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu điều tra về người tàn tật trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang có 8.547 đối tượng, trong đó có 1.192 người tàn tật là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, 3.314 trẻ em. Tập trung chủ yếu ở các dạng tật như vận động, thị giác, thính giác, ngôn ngữ, thần kinh, thiểu năng trí tuệ... Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tàn tật là do bẩm sinh, bệnh tật, hậu quả của chiến tranh và tai nạn giao thông, kết hôn cận huyết, tai nạn lao động, di truyền... Đời sống của người tàn tật trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, 90% số người tàn tật là người dân tộc thiểu số, 90% số người tàn tật sống ở nông thôn và có 31.58% số người tàn tật sống trong hộ nghèo, ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Trình độ học vấn của người tàn tật rất thấp, có khoảng 20% số người tàn tật từ 6 tuổi trở lên biết chữ, khoảng dưới 10% tốt nghiệp phổ thông cơ sở, hầu hết người tàn tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ người tàn tật có việc làm và tham gia làm việc của tỉnh Hà Giang thấp, số người có việc làm chủ yếu thuộc khu vực nông thôn, có thu nhập rất thấp, đa phần dưới mức lương tối thiểu.
2. Kết quả thực hiện trợ giúp người tàn tật
2.1. Công tác chỉ đạo, triển khai
Thực hiện Quyết định số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006 - 2010, trên cơ sở chính sách của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương về chính sách trợ giúp đối với người tàn tật, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ chính sách đối với người tàn tật trên địa bàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng, tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đối với người tàn tật, vào dịp kỷ niệm ngày người tàn tật Việt Nam 18/4, ngày quốc tế người tàn tật 3/12 hàng năm...
2.2. Về chính sách trợ cấp
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, Hà Giang rất chú trọng thực hiện chính sách trợ cấp đối với người tàn tật, đặc biệt là chính sách trợ cấp đối với người có công, thương binh, bệnh binh, chính sách trợ cấp xã hội đối với người tàn tật, từng bước cải thiện cuộc sống cho người tàn tật. Tính đến thời điểm năm 2011 toàn tỉnh có 6.142 người tàn tật được hưởng trợ cấp, trong đó: 1.192 người tàn tật là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; 1.019 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả chất độc hóa học được hưởng chế độ; 98 người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Quỹ BHXH chi trả; 3.833 người tàn tật thuộc đối tượng xã hội, được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên hàng tháng tại cộng đồng. Mức trợ cấp đối với các đối tượng người tàn tật thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh cao hơn 1,33 lần mức trợ cấp tối thiểu do Chính phủ quy định, đời sống các đối tượng tàn tật được hưởng trợ cấp cơ bản ổn định.
2.3. Chỉnh hình phục hồi chức năng, chăm sóc sức khoẻ
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Nhà nước ban hành Quyết định 139 và luật Bảo hiểm y tế, 100% người tàn tật trên địa bàn tỉnh được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí. Đồng thời, với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và các tổ chức xã hội, Sở Lao động - TBXH đã phối hợp với Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, hội chữ thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh (2006-2011) tổ chức khám, điều trị phục hồi chức năng cho hơn 3.000 lượt trẻ tàn tật; cung cấp, hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 142 thương binh và 24 trẻ em, cấp 222 xe lăn, trợ giúp y tế cho 8.547 người. Phẫu thuật mắt, phẫu thuật tim, phẫu thuật vận động, phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho 704 em.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có riêng một cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người tàn tật và một Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật chuyên phục vụ nhu cầu phục hồi chức năng cho nhóm đối tượng tàn tật là trẻ em.
2.4. Học văn hóa, học nghề
Năm 2008, được sự trợ giúp của tổ chức Caritas - Thụy Điển, tỉnh đã triển khai thực hiện dự án hỗ trợ trẻ khiếm thính trên địa bàn các huyện Quản Bạ, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang, đào tạo tập huấn đội ngũ giáo viên then chốt dạy các lớp hòa nhập cho một số trường trên địa bàn tỉnh, các kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao năng lực về phương pháp kiểm tra, đánh giá trẻ tàn tật, đặc biệt là phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tàn tật, đồng thời triển khai điều tra phân loại 3.314 trẻ em tàn tật trong độ tuổi đi học trên địa bàn toàn tỉnh; Tổ chức các buổi truyền thông, hội thảo, tập huấn phụ huynh bằng các tài liệu như áp phích, tờ rơi, sách hướng dẫn; các văn bản mang tính quy phạm pháp luật đối với giáo dục trẻ tàn tật, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh, qua đó đẩy mạnh việc chăm sóc hỗ trợ trẻ tàn tật ở trường và ở gia đình. Phê duyệt phương án giáo dục chuyên biệt trẻ em tàn tật, mở 6 lớp giáo dục tiền hòa nhập cho 56 trẻ tàn tật: 27 trẻ thiểu năng trí tuệ, 20 trẻ khó khăn về nghe, nói và 09 trẻ khiếm thính, tổ chức học tập tại Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh. Theo số liệu điều tra số trẻ em tàn tật trong độ tuổi đi học, hòa nhập tại cộng đồng 1.988 em; tổ chức đào tạo nghề được cho 239 người tàn tật, công tác đào tạo nghề gắn với việc làm cho người tàn tật còn rất khó khăn, sau khi học nghề, các đối tượng rất khó tìm được việc làm phù hợp.
2.5. Lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao
Tỉnh đã quan tâm và hỗ trợ các hoạt động văn hóa thể thao cho người tàn tật một số vận động viên, nghệ nhân có năng khiếu về thể thao văn nghệ đã được Tỉnh trợ giúp tham gia các hội thi văn hóa - thể thao, các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế đã đạt nhiều thành tích cao, động viên khen thưởng kịp thời, kết quả có 23 vận động viên tham gia thi đấu đoạt hơn 60 huy chương các loại. Các hoạt động văn hóa văn nghệ của người tàn tật cũng được duy trì thường xuyên, năm 2007 thành lập 1 đội văn nghệ quần chúng gồm 12 người do quỹ Đan Mạch hỗ trợ văn hóa vùng dân tộc ít người tại Việt Nam, hàng năm các ngày lễ và ngày kỷ niệm của người tàn tật (ngày người tàn tật Việt nam 18/4 và ngày Quốc tế người tàn tật 3/12) đã tổ chức giao lưu văn nghệ hoạt động sôi nổi, được nhân dân đồng tình cổ vũ.
2.6. Tiếp cận và sử dụng các công trình công cộng
Hiện nay hầu hết các công trình công cộng chưa thuận lợi cho người tàn tật tiếp cận, sử dụng, chưa có lối đi riêng cho người tàn tật, ngay cả tại các cơ quan Nhà nước. Các phương tiện giao thông (trừ chuyên dụng) không thuận lợi cho sự tiếp cận cũng như sử dụng của người tàn tật.
2.7. Việc hình thành và hoạt động của tổ chức bảo trợ, tổ chức của người tàn tật
Là một Tỉnh miền núi khó khăn, song được các Cấp ủy, Chính quyền và Nhân dân trong Tỉnh đồng tình hưởng ứng, quan tâm trợ giúp người tàn tật, năm 2004 UBND tỉnh cho thành lập Hội người tàn tật tỉnh Hà Giang, đến nay đã phát triển được 8/11 chi hội ở 8 huyện, thành phố với trên 800 hội viên. Việc thành lập các tổ chức hội của những người tàn tật đã giúp phát huy hơn nữa vai trò của người tàn tật trong các hoạt động đời sống xã hội. Tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự ủng hộ giúp đỡ; tài trợ của các cá nhân, các đơn vị, các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước.
3. Đánh giá về những mặt được, tồn tại và khó khăn
3.1. Những kết quả đạt dược
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nhiều hoạt động hướng tới người tàn tật đã được quan tâm tổ chức thực hiện cụ thể như sau:
- Công tác tuyên truyền, triển khai các hoạt động trợ giúp người tàn tật đã góp phần nâng cao nhận thức của các gia đình, cộng đồng xã hội, các cấp chính quyền và chính bản thân người tàn tật về quyền bình đẳng của người tàn tật trong việc tham gia các hoạt động xã hội.
- Đời sống của đại đa số người tàn tật được nâng lên rõ rệt thông qua các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Ngoài ra, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và giải quyết việc làm đã tích cực tác động đến đời sống của đại đa số người tàn tật trên địa bàn tỉnh.
- Việc thực hiện các chế độ chính sách trợ giúp được triển khai đồng bộ, số đối tượng người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp xã hội tăng nhanh, Mức trợ cấp đối với các đối tượng người tàn tật thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh cao hơn 1,33 lần mức trợ cấp tối thiểu do Chính phủ quy định đã phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, một số đối tượng đã được học nghề tạo việc làm ổn định.
- Bước đầu đã hình thành được các mô hình chăm sóc trợ giúp người tàn tật như nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội, phục hồi chức năng và giáo dục chuyên biệt tại Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh, đo lắp dụng cụ chỉnh hình cho người tàn tật. Chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc người tàn tật được sự đồng tình hưởng ứng của các ngành, các cấp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, đã tạo điều kiện chăm sóc người tàn tật trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng tốt hơn.
- Đã phát huy được sự cố gắng vươn lên của bản thân người tàn tật, vượt qua mặc cảm, khó khăn của bản thân trong hoạt động, sản xuất cũng như các hoạt động văn hóa, thể thao.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội, việc chăm sóc và bảo vệ người tàn tật trên địa bàn Tỉnh còn khá nhiều tồn tại và hạn chế:
- Một số cơ quan, huyện, thành phố và xã chưa quan tâm đầy đủ đến người tàn tật như: hướng dẫn gia đình có người tàn tật làm thủ tục hưởng trợ cấp còn chậm nên đời sống vật chất, tinh thần của một số đối tượng người tàn tật còn khó khăn.
- Hầu hết các công trình công cộng chưa thuận lợi cho người tàn tật tiếp cận, sử dụng nên việc học văn hóa, học nghề, cơ hội việc làm, thu nhập, tiếp cận các hoạt động văn hóa thể thao của người tàn tật còn rất khó khăn.
3.2. Tồn tại và khó khăn
- Công tác tuyên truyền về Pháp lệnh, Luật người khuyết tật về chủ trương chính sách của Nhà nước đối với người tàn tật chưa thường xuyên, sâu rộng nên nhận thức trách nhiệm của một bộ phận dân cư, của một số ngành, địa phương chưa đầy đủ, chưa quan tâm tạo điều kiện cho người tàn tật.
- Do điều kiện kinh tế, vị trí địa lý, trình độ đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và khả năng tiếp cận thông tin xã hội còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức của gia đình người tàn tật, không đưa con đi điều trị, phục hồi chức năng... một số đối tượng người tàn tật còn chưa được hưởng các dịch vụ về phục hồi chức năng, cung cấp dụng cụ chỉnh hình.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp người tàn tật còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất thiếu thốn. Kinh phí để trợ giúp người tàn tật còn eo hẹp, ngân sách Nhà nước dành cho người tàn tật và cơ sở của người tàn tật bố trí chưa đáp ứng được nhu cầu người tàn tật theo quy định pháp luật.
- Sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động chăm sóc và tạo điều kiện để người tàn tật tham gia vào các hoạt động xã hội có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng còn thiếu và chưa thuận lợi cho người tàn tật tiếp cận (chưa có lối đi riêng cho người tàn tật), việc học văn hóa, học nghề, cơ hội việc làm, thu nhập, tiếp cận các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của người tàn tật còn rất khó khăn.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
2. Một số chỉ tiêu cụ thể trong giai đoạn 2012 - 2020
a) Giai đoạn 2012 - 2015
- Hàng năm 100% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 60% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát hiện và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 1.000 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.
- 50% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.
- 600 người khuyết tật trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.
- 50% các công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, bến xe, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục, thể thao, nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
- 40% người khuyết tật tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.
- 20% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- 10% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật, 15% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục thể thao.
- 90% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 30% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Hàng năm 100% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát hiện và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 1.500 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.
- 60% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.
- 1.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.
- 100% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, bến xe, cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục, thể thao, nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
- 60% người khuyết tật tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.
- 40% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- 20% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật, 30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục thể thao.
- 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- 80% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 50% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 50% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.
3. Các nội dung hoạt động cụ thể
a) Phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và tham gia tư vấn trong việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; Thực hiện cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
* Nội dung:
- Phát hiện, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và tham gia tư vấn trong việc cung cấp các dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật; Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Bao gồm cả các hoạt động: Chăm sóc trước; trong và sau sinh; Các dịch vụ sàng lọc trước sinh...) cho người khuyết tật.
- Phối hợp tổ chức thực hiện các Chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; Tham gia tư vấn với các cơ sở sản xuất, cung cấp dụng cụ với người khuyết tật trong việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách sự nghiệp y tế.
* Đơn vị thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan thực hiện.
b) Trợ giúp tiếp cận giáo dục
* Nội dung:
Tổ chức triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học phù hợp với khả năng nhận biết của người khuyết tật, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục trẻ khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật ngôn ngữ, tự kỷ...
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách Sự nghiệp giáo dục.
* Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
c) Dạy nghề, tạo việc làm
* Nội dung:
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn viên việc làm cho người khuyết tật.
- Tư vấn học nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật.
- Triển khai thí điểm mô hình phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật tại một số huyện.
- Dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kính phí thực hiện: Ngân sách Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm và dạy nghề.
* Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
d) Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng
* Nội dung:
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách các chương trình đầu tư xây dựng cơ bản.
* Đơn vị thực hiện: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
đ) Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông
* Nội dung:
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về giao thông để người khuyết tật có thể tiếp cận và sử dụng.
- Xây dựng các tuyến mẫu và nhân rộng các xe vận tải hành khách công cộng để người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông.
- Tập huấn lái xe phục vụ hành khách là người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách sự nghiệp giao thông vận tải.
* Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
e) Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
* Nội dung:
- Đẩy mạnh phát hiện mạng lưới thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh. Nhất là hệ thống thông tin công cộng để mọi người khuyết tật có thể tiếp cận được một cách thuận tiện và nhanh nhất.
- Tổ chức đào tạo người khuyết tật sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách Sự nghiệp thông tin và truyền thông.
* Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin Truyền thông chủ chì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
f) Trợ giúp pháp lý
* Nội dung:
- Tăng cường công tác tuyên truyền và tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ những người thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thông qua các hoạt động thích hợp.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách địa phương.
* Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp chủ chì, phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các cơ quan liên quan thực hiện.
g) Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
* Nội dung:
- Tập huấn sáng tác hội họa, âm nhạc cho người khuyết tật.
- Khuyến khích vận động người khuyết tật phát huy khả năng vốn có của mình như ca hát, thể thao, hội họa...
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được tham gia thi đấu thể thao trong nước và nước ngoài.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách sự nghiệp văn hóa thể thao.
* Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch chủ chì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
h) Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá
* Nội dung:
- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật.
- Đào tạo tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp người khuyết tật.
- Tổ chức tập huấn cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tập huấn các kỹ năng sống cho người khuyết tật.
- Tổ chức điều tra, thiết lập hệ thống dữ liệu về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đánh giá thực hiện các chính sách pháp luật đối với người khuyết tật.
* Thời gian thực hiện: Từ năm 2012 - 2020.
* Kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương và Ngân sách chương trình giáo dục pháp luật.
* Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TBXH chủ chì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
Dự kiến kinh phí để thực hiện được sử dụng từ các nguồn: Ngân sách Trung ương, lồng ghép từ các chương trình mục tiêu, nguồn vốn ODA, ngân sách địa phương giao cho các cơ quan, đơn vị, các nguồn đóng góp, tài trợ.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Kế hoạch: 48.680 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 6.520 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương, vốn lồng ghép: 42.160 triệu đồng.
(Có phụ lục kèm theo)
Nguồn vốn phân bổ cho từng hoạt động cụ thể từng năm sẽ được bố trí trên cơ sở kế hoạch ngân sách và khả năng huy động.
1. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp người khuyết tật, huy động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia trợ giúp người khuyết tật.
2. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc trợ giúp người khuyết tật.
3. Đẩy mạnh áp dụng khoa học trên các lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
4. Tranh thủ sự hợp tác của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế để nhận sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và nguồn lực để trợ giúp cho người khuyết tật.
1. Sở Lao động - TBXH
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện việc dạy nghề, tạo việc làm và nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật, giám sát đánh giá; tổng hợp tình hình và định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Làm đầu mối với Bộ chủ quản và các Bộ ngành Trung ương để tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực thực hiện Đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho các chương trình, dự án về trợ giúp người khuyết tật.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Iao động - TBXH và các ngành chức năng tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo bố trí ngân sách hàng năm cho các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Pháp luật về Ngân sách nhà nước. Đồng thời hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Y tế
- Tổ chức thực hiện hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật.
- Chỉ đạo cho các cơ sở y tế thuộc ngành quản lý chăm sóc và điều trị phục hồi cho người khuyết tật; hướng dẫn về chuyên môn điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng.
5. Sở Giáo dục đào tạo: Tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận với các loại hình giáo dục.
6. Sở Xây dựng: Tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng.
7. Sở Giao thông vận tải: Tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và tham gia giao thông thuận tiện, an toàn nhất.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Giang, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về công tác chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất trợ giúp người khuyết tật tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
9. Sở Tư pháp: Tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức toàn xã hội về chăm sóc quản lý và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ vào kế hoạch đề án, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm về trợ giúp người khuyết tật; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Có trách nhiệm nắm bắt tình hình quản lý đối tượng trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa đối tượng đi điều trị, chăm sóc phục hồi.
- Định kỳ hàng quý, năm. Tổng hợp kết quả thực hiện ở cơ sở báo cáo về UBND tỉnh qua cơ quan thường trực (Sở Lao động - TBXH).
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI
KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 122/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2012 của UBND
tỉnh Hà Giang)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Số TT |
Nội dung chi |
Tổng kinh phí |
Chia theo năm |
|||||||||||
Tổng cộng |
Trong đó |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
|||||||||
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSDP |
NSTW |
NSĐP |
|||||
|
Tổng cộng: |
17.770 |
2.420 |
15.350 |
550 |
3.420 |
550 |
3.530 |
660 |
4.010 |
660 |
4.390 |
||
1 |
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh và truyền hình), tập huấn về nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc hỗ trợ người khuyết tật |
2.420 |
2.420 |
|
550 |
|
550 |
|
660 |
|
660 |
|
||
2 |
Khám sàng lọc, phân loại, cung cấp dụng cụ trợ giúp đối tượng người khuyết tật. |
2.530 |
- |
2.530 |
|
550 |
|
550 |
|
660 |
|
770 |
||
3 |
Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập |
440 |
- |
440 |
|
110 |
|
110 |
|
110 |
|
110 |
||
4 |
Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật |
2.200 |
- |
2.200 |
|
550 |
|
550 |
|
550 |
|
550 |
||
5 |
Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng |
4.700 |
- |
4.700 |
|
1.100 |
|
1.100 |
|
1.200 |
|
1.300 |
||
6 |
Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông |
3.400 |
- |
3.400 |
|
700 |
|
800 |
|
900 |
|
1.000 |
||
7 |
Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông |
660 |
- |
660 |
|
110 |
|
110 |
|
220 |
|
220 |
||
8 |
Trợ giúp pháp lý |
350 |
- |
350 |
|
70 |
|
80 |
|
90 |
|
110 |
||
9 |
Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch |
750 |
- |
750 |
|
150 |
|
150 |
|
200 |
|
250 |
||
10 |
Chi phi quản lý thực hiện kế hoạch |
320 |
- |
320 |
- |
80 |
- |
80 |
- |
80 |
- |
80 |
||
a |
Chi phụ cấp công tác phí: Triển khai kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch ở cơ sở |
200 |
- |
200 |
|
50 |
|
50 |
|
50 |
|
50 |
||
b |
Chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch |
120 |
- |
120 |
|
30 |
|
30 |
|
30 |
|
30 |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI
ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 122/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2012 của
UBND tỉnh Hà Giang)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Số TT |
Nội dung chi |
Tổng kinh phí |
Chia theo năm |
|||||||||||
Tổng cộng |
Trong đó |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||||||||
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
NSTW |
NSĐP |
|||
|
Tổng cộng: |
30.910 |
4.100 |
26.810 |
700 |
4.500 |
700 |
4.930 |
800 |
5.360 |
900 |
5.810 |
1.000 |
6.210 |
1 |
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh và truyền hình), tập huấn về nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc hỗ trợ người khuyết tật |
4.100 |
4.100 |
- |
700 |
|
700 |
|
800 |
|
900 |
|
1.000 |
|
2 |
Khám sàng lọc, phân loại, cung cấp dụng cụ trợ giúp đối tượng người khuyết tật. |
4.400 |
- |
4.400 |
|
700 |
|
800 |
|
900 |
|
1.000 |
|
1.000 |
3 |
Trợ giúp tiếp cận giáo dục tái hòa nhập |
740 |
- |
740 |
|
120 |
|
120 |
|
150 |
|
150 |
|
200 |
4 |
Dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật |
4.000 |
- |
4.000 |
|
600 |
|
700 |
|
800 |
|
900 |
|
1.000 |
5 |
Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng |
8.000 |
- |
8.000 |
|
1.400 |
|
1.500 |
|
1.600 |
|
1.700 |
|
1.800 |
6 |
Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông |
6.000 |
- |
6.000 |
|
1.000 |
|
1.100 |
|
1.200 |
|
1.300 |
|
1.400 |
7 |
Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông |
1.370 |
- |
1.370 |
|
220 |
|
250 |
|
250 |
|
300 |
|
350 |
8 |
Trợ giúp pháp lý |
550 |
- |
550 |
|
110 |
|
110 |
|
110 |
|
110 |
|
110 |
9 |
Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch |
1.250 |
- |
1.250 |
|
250 |
|
250 |
|
250 |
|
250 |
|
250 |
10 |
Chi phi quản lý thực hiện kế hoạch |
500 |
- |
500 |
|
100 |
- |
100 |
- |
100 |
- |
100 |
- |
100 |
a |
Chi phụ cấp công tác phí: Triển khai kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch ở cơ sở |
300 |
- |
300 |
|
60 |
|
60 |
|
60 |
|
60 |
|
60 |
b |
Chi hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch |
200 |
- |
200 |
|
40 |
|
40 |
|
40 |
|
40 |
|
40 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.