ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/KH-UBND |
Nam Định, ngày 18 tháng 02 năm 2016 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NUÔI NĂM 2016
Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004; Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi; căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua. Để chủ động ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2016, với những nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của các cấp chính quyền trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, giảm số ổ dịch, giảm thiệt hại về kinh tế; phương châm lấy phòng bệnh là chính, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận ao, đầm nhằm phát hiện sớm, bao vây khống chế, xử lý kịp thời không để các loại dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên diện rộng; sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, hóa chất để chủ động xử lý khi phát sinh các dịch bệnh.
- Tạo điều kiện để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, tạo vùng nguyên liệu cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người nuôi góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
1. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức như đưa tin bài, tờ rơi, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh của xã về: kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP), quy trình phòng bệnh tổng hợp; các quy định về kiểm dịch nhất là kiểm dịch giống tôm, con giống nhập vào nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan thú y kiểm dịch; các quy định, biện pháp phòng, chống dịch; cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để người dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch từ đó tự giác thực hiện.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nuôi trồng thủy sản, người sản xuất, kinh doanh con giống, kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn nuôi trồng thủy sản về công tác phòng chống dịch bệnh và các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng, chế biến thủy sản.
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về giám sát phát hiện và xử lý ổ dịch, biện pháp phòng, chống dịch cho lực lượng thú y cơ sở, Ban Nông nghiệp xã, cán bộ thôn, xóm và các tổ chức đoàn thể...
2. Giám sát dịch
* Đối với người nuôi trồng thủy sản: trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng nuôi phải theo dõi sát tình hình sức khỏe, khi phát hiện thấy dấu hiệu ốm, chết bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và trưởng thú y xã hoặc cơ quan thú y để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.
* Đối với UBND xã, thị trấn: nắm chắc tình hình nuôi trồng, số hộ nuôi, diện tích, đối tượng nuôi; giám sát dịch bệnh đến tận hộ nuôi, thực hiện báo cáo ngay khi phát hiện các đối tượng nuôi có biểu hiện ốm, chết bất thường cho cơ quan chuyên môn của huyện; quản lý chặt chẽ người hành nghề thú y trên địa bàn, khuyến khích họ tích cực tham gia giám sát phát hiện, báo cáo khi có dịch xảy ra.
* Đối với Chi cục Thú y:
- Giám sát chủ động: định kỳ 2 lần/tháng từ tháng 3 đến tháng 11 lấy mẫu tại các vùng nuôi, cụ thể:
+ Quan trắc cảnh báo môi trường: lấy mẫu môi trường nuôi tại các vùng nuôi để quan trắc cảnh báo sớm các yếu tố thủy lý, thủy hóa như: nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, ô xy hòa tan, độ pH, NO2, NH3.
+ Quan chắc cảnh báo dịch bệnh: lấy mẫu các đối tượng nuôi để xét nghiệm cảnh báo sớm đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng, vi bào tử trùng trên tôm; bệnh perkinsus ở ngao.
- Giám sát bị động: phân công cán bộ bám sát cơ sở khi phát hiện hoặc khi nhận được thông tin từ cơ sở báo cáo đối tượng nuôi có hiện tượng ốm, chết bất thường phải lấy mẫu xét nghiệm xác định rõ nguyên nhân gây bệnh từ đó đề xuất biện pháp xử lý thích hợp, không để dịch lây lan ra diện rộng.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về tiêm phòng vắc xin, kiểm dịch động vật, kinh doanh con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất và chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cũng như các quy định khác về phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
3. Vệ sinh, cải tạo môi trường nuôi
Hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt công tác vệ sinh cải tạo ao đầm trước khi thả giống, xử lý tốt nguồn nước trong suốt quá trình nuôi; cải tạo hệ thống mương cấp, mương thoát đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu nuôi trồng thủy sản; quản lý, xử lý tốt chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đặc biệt đối với những hộ có dịch không được xả thải trực tiếp nước trong ao nuôi chưa qua xử lý ra môi trường.
4. Kiểm dịch con giống, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y
- Tổ chức quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản nhất là kinh doanh giống tôm trên địa bàn; ký cam kết với các chủ cơ sở thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất, kinh doanh con giống.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản theo đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ từng lô hàng; quản lý và thực hiện tái kiểm dịch đối với con giống thủy sản nhập từ tỉnh ngoài vào tỉnh nhất là giống tôm thẻ chân trắng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản theo quy định; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở không đảm bảo điều kiện.
5. Chống dịch
- Thực hiện tốt công tác giám sát dịch, khi phát hiện các đối tượng nuôi bỏ ăn, chết bất thường (chính quyền cơ sở, Trưởng Thú y xã, khuyến ngư xã, người nuôi...) phải báo ngay cho Trạm Thú y hoặc Chi cục Thú y để chẩn đoán xác minh bệnh. Nếu xác minh là bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch thì triển khai ngay các biện pháp chống dịch khẩn cấp, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng, đồng thời tiến hành quy trình công bố dịch theo quy định.
- UBND các xã, thị trấn thành lập tổ chống dịch để triển khai ngay các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; chủ động bố trí địa điểm tiêu hủy động vật mắc bệnh buộc phải tiêu hủy đảm bảo xa khu dân cư, xa nguồn nước ngầm, không gây ô nhiễm môi trường; xử lý hóa chất đối với những ao nuôi bị dịch, quản lý không để các hộ nuôi có dịch xả thải nước ra môi trường trong thời gian có dịch; thông báo tình hình dịch trên địa bàn để các hộ nuôi chủ động phòng dịch (không qua lại hộ có dịch, không lấy nước trong thời gian có dịch, khử trùng tiêu độc môi trường nuôi...).
6. Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho động vật thủy sản tại các địa phương. Kiên quyết không để tình trạng chủ quan, lơ là thiếu trách nhiệm của chính quyền và thú y, khuyến nông cơ sở làm dịch bệnh phát sinh lây lan.
7. Kinh phí thực hiện kế hoạch
- Các hộ nuôi trồng thủy sản chủ động kinh phí mua hóa chất thực hiện vệ sinh cải tạo ao đầm theo đúng quy trình.
- Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương chủ động hỗ trợ kinh phí cho công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn, phòng chống dịch.
- UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch theo quy định tại Quyết định số 629/QĐ-UBND ngày 18/4/2013 của UBND tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan thường trực thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vùng nuôi an toàn.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, các sở ngành liên quan, các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng về tác hại của dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch, quy trình nuôi an toàn, tiến bộ kỹ thuật đến các hộ nuôi, sản xuất, kinh doanh con giống để mọi người hiểu rõ từ đó tự giác thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch và tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh thủy sản báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát phát hiện, xử lý dịch; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quy trình nuôi; quản lý chặt chẽ con giống nhập tỉnh đảm bảo sạch bệnh; hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng nuôi an toàn.
- Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch của các địa phương; tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch, tình hình nuôi trồng, tình hình dịch bệnh báo cáo UBND tỉnh, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
2. Sở Tài chính: Hướng dẫn lập và thẩm định kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản theo quy định.
3. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trên.
4. Đề nghị UBMT Tổ quốc Tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội của Tỉnh: phối hợp tổ chức quán triệt, vận động nhân dân, các hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện tốt các nội dung bản Kế hoạch này.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của tỉnh, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; chỉ đạo các đơn vị liên quan của huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của tỉnh để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2016; thường xuyên theo dõi, giám sát diễn biến dịch bệnh, kịp thời báo cáo UBND huyện, Trạm Thú y; bố trí nhân lực, vật lực, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm phát hiện sớm và nhanh chóng bao vây khống chế dập tắt các ổ dịch khi mới xuất hiện; những địa phương trọng điểm nuôi trồng thủy sản cần bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách theo dõi chỉ đạo công tác nuôi trồng và giám sát phát hiện dịch.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thanh, kiểm tra chặt số lượng, chất lượng con giống, quản lý vật tư, hóa chất, thuốc thú y thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường. Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh theo Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm Tỉnh (qua Chi cục Thú y) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
6. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và mùa vụ nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT; thực hiện đúng quy định của Nhà nước về kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh.
Trên đây là kế hoạch chung của tỉnh, căn cứ kế hoạch này các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tập trung chỉ đạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch đề ra nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trên địa bàn tỉnh./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU TIÊM VẮC XIN DỊCH TẢ, TỤ HUYẾT
TRÙNG CHO ĐÀN LỢN NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 12/KH-UBND ngày 18/02/2016 của UBND tỉnh Nam Định)
ĐVT: con
TT |
Đơn vị |
Vụ Xuân |
Vụ Thu |
||||
Tổng số |
Trong đó |
Tổng số |
Trong đó |
||||
Tiêm chính vụ |
Tiêm bổ sung |
Tiêm chính vụ |
Tiêm bổ sung |
||||
1 |
Giao Thủy |
60.000 |
45.000 |
15.000 |
60.000 |
45.000 |
15.000 |
2 |
Hải Hậu |
80.000 |
60.000 |
20.000 |
80.000 |
60.000 |
20.000 |
3 |
Mỹ Lộc |
27.000 |
20.000 |
7.000 |
27.000 |
20.000 |
7.000 |
4 |
Nam Trực |
45.000 |
35.000 |
10.000 |
45.000 |
35.000 |
10.000 |
5 |
Nghĩa Hưng |
55.000 |
45.000 |
10.000 |
55.000 |
45.000 |
10.000 |
6 |
TP. Nam Định |
7.000 |
5.000 |
2.000 |
7.000 |
5.000 |
2.000 |
7 |
Trực Ninh |
57.000 |
45.000 |
12.000 |
57.000 |
45.000 |
12.000 |
8 |
Vụ Bản |
27.000 |
20.000 |
7.000 |
27.000 |
20.000 |
7.000 |
9 |
Xuân Trường |
52.000 |
40.000 |
12.000 |
57.000 |
45.000 |
12.000 |
10 |
Ý Yên |
75.000 |
55.000 |
20.000 |
80.000 |
60.000 |
20.000 |
|
Cộng |
485.000 |
370.000 |
115.000 |
495.000 |
380.000 |
115.000 |
Ghi chú: tiêm bổ sung bao gồm kết quả tiêm vắc xin bổ sung của các địa phương tổ chức và người chăn nuôi tự tiêm phòng
CHỈ TIÊU TIÊM VẮC XIN LỞ MỒM LONG
MÓNG, VẮC XIN DẠI NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số: 12/KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh
Nam Định)
ĐVT: con
TT |
Đơn vị |
Vụ Xuân |
Vụ Thu |
||
Đàn
trâu, bò, dê |
Đàn
chó |
Đàn
trâu, bò, dê |
Đàn
chó |
||
1 |
Giao Thủy |
2.000 |
15.300 |
2.000 |
11.700 |
2 |
Hải Hậu |
1.300 |
16.400 |
1.300 |
12.600 |
3 |
Mỹ Lộc |
3.100 |
9.000 |
3.100 |
7.000 |
4 |
Nam Trực |
4.200 |
15.300 |
4.200 |
11.700 |
5 |
Nghĩa Hưng |
2.200 |
15.300 |
2.200 |
11.700 |
6 |
TP. Nam Định |
600 |
4.000 |
600 |
3.000 |
7 |
Trực Ninh |
1.500 |
11.300 |
1.500 |
8.700 |
8 |
Vụ Bản |
4.700 |
11.300 |
4.700 |
8.700 |
9 |
Xuân Trường |
1.400 |
12.400 |
1.400 |
9.600 |
10 |
Ý Yên |
11.800 |
19.700 |
11.800 |
15.300 |
|
Cộng |
32.800 |
130.000 |
32.800 |
100.000 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.