ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 17 tháng 01 năm 2023 |
PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030
Thực hiện Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thuỷ sản đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, nội dung như sau:
I. THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2022
1. Kết quả đạt được
Trong những năm qua, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mạnh, nhiều loại trang thiết bị máy nông nghiệp mới được đưa vào sản xuất, tỷ lệ cơ giới sản xuất tăng nhanh trong một số khâu sản xuất nông nghiệp, cụ thể:
1.1. Lĩnh vực trồng trọt
Hiện nay, số lượng máy móc nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khá nhiều, đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu hầu hết các khâu trước, trong và sau thu hoạch (có trên 2.122 máy cày, 3.838 máy xới các loại, 1.620 máy gặt đập liên hợp, 1.153 máy sạ hàng - phun xịt, 1.580 trạm bơm, khoảng 98 máy cấy, 510 lò sấy, 69.260 máy phun thuốc trừ sâu có động cơ và 8.481 hệ thống tưới ...). Theo đó, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp của Tỉnh được nâng lên, cụ thể:
a. Đối với cây lúa:
- Khâu làm đất: cơ giới hoá 100% diện tích đất có nhu cầu làm đất.
- Khâu gieo sạ, cấy: có 88,87% diện tích gieo sạ lúa bằng máy (kể cả công cụ sạ hàng, máy cấy).
- Khâu chăm sóc: 100% diện tích sản xuất được bơm tưới chủ động bằng Trạm bơm điện hoặc máy dầu; có 100% diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy; có 60% diện tích phun phân bằng máy.
- Khâu thu hoạch: có 100% diện tích sản xuất thu hoạch bằng máy.
- Khâu sấy: sản lượng lúa qua sấy chiếm 90% (do đa phần nông dân bán lúa tươi tại ruộng).
b. Đối với cây rau, màu
- Khâu làm đất: Tỷ lệ diện tích làm đất bằng cơ giới, đạt 68%.
- Khâu tưới tiêu: 68,85% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
- Khâu chăm sóc: có 85% diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy.
c. Đối với cây ăn trái
- Khâu làm đất: cơ giới hoá từ 80-90% trong việc lên líp xây dựng vườn.
- Khâu tưới tiêu: 57,8% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
- Khâu chăm sóc: phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy chiếm 80% diện tích.
1.2. Lĩnh vực chăn nuôi
- Hiện nay, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. Người chăn nuôi chưa quan tâm đầu tư cơ giới hóa trong chăn nuôi. Chỉ một số ít trang trại chăn nuôi có đầu tư cơ giới hóa một số công đoạn như: vệ sinh chuồng trại, cho ăn, cho uống…
- Toàn tỉnh hiện có 95,07% là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chưa áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi. Còn lại 4,93% là chăn nuôi trang trại (trong đó, quy mô nhỏ chiếm 4,56%, quy mô vừa chiếm 0,36% và quy mô lớn là 0,02%) có thể áp dụng cơ giới hóa một phần hay đồng bộ.
1.3. Lĩnh vực thuỷ sản
- 100% diện tích ao nuôi được xử lý bùn bằng cơ giới.
- Trên địa bàn Tỉnh có 01 doanh nghiệp nuôi cá tra thương phẩm (gồm 3 vùng nuôi với diện tích 21 ha) thực hiện công nghệ cho ăn tự động nhằm giảm chi phí sản xuất.
- Hiện tại trên địa bàn Tỉnh có 04 cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh ứng dụng công nghệ vi phẫu tạo ra con tôm cái giả (với số lượng 64.000 con) để sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực. Thực hiện chương trình nâng cao chất lượng con giống cá tra, từ năm 2016 đến nay, toàn Tỉnh có 13 cơ sở sản xuất giống cá tra tiếp nhận đàn cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 2 với số lượng 21.610 con, đến nay đàn cá tra này đã sản xuất gần 30 tỷ bột cung cấp ra thị trường.
- Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn tại các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Châu Thành, Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự... Đã cấp 365 mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm với diện tích 1.573 ha. Trong công tác quản lý dịch bệnh đã thực hiện xét nghiệm bệnh bằng phương pháp PCR (polymerase chain reaction). Từ đó, góp phần gia tăng độ chính xác và giảm thời gian thực hiện.
1.4. Lĩnh vực lâm nghiệp
Việc sử dụng công nghệ cơ giới hóa trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp hiện nay chủ yếu tập trung ở khâu làm đất (lên líp trồng rừng), phòng chống cháy rừng.
- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; ưu tiên phát triển cơ giới hóa vào cây trồng và vật nuôi có khối lượng hàng hóa tương đối lớn, giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, duy trì nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đầu tư các trang thiết bị, máy móc nông nghiệp hiện đại phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm giá thành, giảm tổn thất trong nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận.
- Đáp ứng kịp thời vụ, tăng mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, đáp ứng được tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp và giảm lao động nặng nhọc cho người nông dân.
- Hàng năm, xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa tiên tiến, cơ giới hóa đồng bộ trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản. Nhân rộng các mô hình có hiệu quả.
- Tăng cường hỗ trợ các hội quán, HTX cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật; sản xuất và liên kết tiêu thụ.
- Tận dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí nhà nước, kinh phí dự án về đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất nông nghiệp.
2.1. Đến năm 2025
2.1.1 Cơ giới hóa nông nghiệp
a. Lĩnh vực trồng trọt
- Trên cây lúa:
+ Khâu làm đất: 100% diện tích đất có nhu cầu làm đất.
+ Khâu gieo sạ, cấy: 90% diện tích gieo sạ lúa bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: 100% diện tích sản xuất được bơm tưới chủ động bằng Trạm bơm điện hoặc máy dầu; 100% diện tích được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy; có 70% diện tích phun phân bằng máy.
+ Khâu thu hoạch: có 100% diện tích sản xuất thu hoạch bằng máy.
+ Khâu sau thu hoạch: 80% diện tích được thu gom rơm bằng máy hoặc xử lý bằng các chế phẩm sinh học, 90% diện tích lúa được sấy và bảo quản đúng quy trình.
- Trên cây rau, màu:
+ Khâu làm đất: 70% diện tích sản xuất ứng dụng cơ giới.
+ Khâu tưới tiêu: 80% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: có 90% diện tích sản xuất được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy.
- Trên cây ăn trái
+ Khâu làm đất: cơ giới hoá trong việc lên liếp xây dựng vườn cây ăn trái đạt 85%.
+ Khâu tưới tiêu: 100% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy chiếm 90% diện tích.
b. Lĩnh vực chăn nuôi
Đến năm 2025, cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% và 60% thực hiện cơ giới hóa đồng bộ ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và trang trại quy mô lớn.
c. Lĩnh vực thuỷ sản
Tỷ lệ cơ giới hoá từng khâu đạt từ 70%.
2.1.2. Phát triển chế biến, bảo quản nông sản
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8,0%/năm.
- Trên 50% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 0,7%/năm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 40% là sản phẩm chế biến.
2.2. Đến năm 2030
2.2.1. Cơ giới hóa nông nghiệp
a. Lĩnh vực trồng trọt
- Trên cây lúa
Diện tích được ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ là 80%; diện tích được thu gom rơm bằng máy hoặc xử lý bằng các chế phẩm sinh học đạt 90%, diện tích lúa được sấy và bảo quản đúng quy trình đạt 100%.
- Trên cây rau, màu
+ Khâu làm đất: 80% diện tích sản xuất từ cơ giới;
+ Khâu tưới tiêu: 90% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy;
+ Khâu chăm sóc: 100% diện tích sản xuất được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy.
- Trên cây ăn trái
+ Khâu làm đất: cơ giới hoá trong việc lên liếp xây dựng vườn cây ăn trái đạt 95%.
+ Khâu tưới tiêu: 100% diện tích sản xuất được tưới tiêu bằng máy.
+ Khâu chăm sóc: phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy chiếm 95% diện tích.
b. Lĩnh vực chăn nuôi
Cơ giới hóa trong sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 90% và 60% thực hiện cơ giới hóa đồng bộ ở các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn.
c. Lĩnh vực thuỷ sản
Tỷ lệ cơ giới hoá đồng bộ đạt trên 90%.
2.2.2. Phát triển chế biến, bảo quản nông sản
- Tổ độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 10%/năm.
- Trên 70% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,7% đến 1,0%/năm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 60% là sản phẩm chế biến.
1. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động
- Các cơ quan truyền thông của Tỉnh, các huyện, thành phố thực hiện chuyên mục giới thiệu về các kết quả nghiên cứu, chuyển giao, lợi ích và hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp; thông tin, phổ biến các loại máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất của Tỉnh cũng như từng đối tượng cây, con; tuyên truyền về cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong kế hoạch hoạt động của cơ quan mình để mọi tầng lớp xã hội có cơ hội tiếp cận, hiểu về bản chất của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
- Thông tin về dịch vụ cung cấp các trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Rà soát, công bố danh sách các cơ sở cơ khí nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Hỗ trợ các cơ sở đầu tư sản xuất, kinh doanh trang thiết bị theo nhu cầu.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao các máy móc, thiết bị cơ giới hóa thông qua các buổi tham quan, hội thảo các mô hình ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp hiệu quả.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (cầu, đường giao thông thuỷ bộ, đê bao kết hợp giao thông nông thôn, điện,...) tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện máy nông nghiệp hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Thực hiện đầu tư đồng bộ hạ tầng phục vụ sản xuất tập trung gồm: hệ thống thuỷ lợi, trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu, hệ thống điện, hệ thống giao thông phục vụ máy móc cơ giới hoá trong lưu thông và vận chuyển sản phẩm.
- Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, cánh đồng lớn, trang trại sản xuất hàng hóa gắn với ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao.
- Đầu tư hệ thống kho chứa, lò sấy, cơ sở chế biến công nghiệp hiện đại gắn với vùng sản xuất tập trung.
- Phát triển hệ thống các Trạm bảo hành nhằm kịp thời sửa chữa các loại thiết bị, máy nông nghiệp bị hư hỏng.
- Lồng ghép các chương trình, nguồn vốn trong tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nhất là tăng cường đầu tư thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo lộ trình đã xác định trong định hướng xây dựng nông thôn mới.
3. Chuyển giao kỹ thuật trong ứng dụng cơ giới hóa
- Phát triển công nghiệp cơ khí, công nghệ sinh học để cung cấp các thiết bị sản xuất nông sản, chuồng trại, giết mổ, chế biến, chế phẩm sinh học thay thế nguồn nhập khẩu.
- Tập huấn, hướng dẫn, xây dựng, tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình trình diễn có hiệu quả về ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản.
- Giới thiệu và tư vấn cho người dân lựa chọn thiết bị, máy móc phù hợp với từng đối tượng và quy mô sản xuất. Phối hợp với các nhà cung cấp tổ chức các lớp tập huấn về vận hành, sử dụng và sửa chữa thông thường.
- Hợp tác trong và ngoài nước về đào tạo, đầu tư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dây truyền sản xuất, trang thiết bị phù hợp cho từng đối tượng và quy mô sản xuất. Ưu tiên xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
4. Đào tạo, huấn luyện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ kiến thức quản lý nhà nước lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản về khoa học công nghệ,...
- Tuyển chọn sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực, cán bộ làm việc trong các hợp tác xã, trang trại để đào tạo dài hạn trong và ngoài nước, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ, chuyên gia chế tạo, ứng dụng máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật sử dụng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, máy phục vụ sản xuất. Tổ chức đào tạo nông dân vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ giới hóa.
- Liên kết các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp tổ chức các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng, nâng cao kỹ năng cho người lao động, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi công nghệ. Thực hiện hiệu quả Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn kết hợp với kiến thức về quản lý, thị trường, liên kết chuyển giao các tiến bộ, khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.
- Tổ chức lại sản xuất, áp dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất, gieo sạ đến thu hoạch tạo khối lượng hàng hoá lớn chất lượng cao gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Xác định lợi thế của từng vùng trong Tỉnh; hình thành các hợp tác xã vùng nguyên liệu, hàng hóa, liên kết chuỗi giá trị bền vững.
- Tích tụ ruộng đất có hiệu quả hơn tạo điều kiện tập trung hóa đất đai xây dựng cánh đồng lớn cho một số cây trồng như lúa, rau, xoài… thuận lợi ứng dụng các máy móc trang thiết bị hiện đồng bộ vào sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ.
6. Giảm tổn thất sau thu hoạch
- Cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất, hiện đại hoá trong công tác bảo quản, chế biến nông sản gắn với vùng sản xuất tập trung giúp giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại lò sấy, phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất. Chú trọng việc đầu tư hệ thống sấy tiên tiến, gắn với các cơ sở xay xát, dự trữ lương thực lớn.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn; đề xuất các chính sách bổ sung phù hợp với sự phát triển của quá trình áp dụng cơ giới trong nông nghiệp.
- Rà soát tích hợp, chỉnh sửa và đề xuất các chính sách bổ sung phù hợp với sự phát triển của quá trình áp dụng cơ giới trong nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Phát triển cơ giới hóa khâu sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các kế hoạch phát triển hội quán, hợp tác xã đã ban hành.
- Tham mưu xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hóa nghiên cứu và chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chế biến nông sản; các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động và quản lý phục vụ chế biến nông, thuỷ sản.
- Triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
8. Hợp tác trong và ngoài nước
Tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng và hợp tác chuyển giao công nghệ hiện đại với các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển, các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ giới hóa và chế biến thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi.
Thực hiện lồng ghép, đa dạng hoá các nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước (Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới, kiên cố hoá kênh mương, kinh phí xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp nông nghiệp, vốn thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Đề án Tái cơ cấu ngành Công nghiệp, kinh phí khuyến nông,...), vốn đối ứng của hợp tác xã, của người dân, của doanh nghiệp, vay Ngân hàng và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng các mô hình, dự án phát triển sản phẩm chủ lực, các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản gắn với cơ giới hóa đồng bộ tại các cùng sản xuất tập trung tại địa phương.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh việc triển khai thực hiện. Đề xuất giải pháp, kiến nghị khi có khó khăn, vướng mắc.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư
- Tổ chức phối hợp với các sở, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, đơn vị có liên quan trong việc thu hút, hỗ trợ thủ tục đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Tỉnh. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông, thuỷ sản.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Chủ trì và phối hợp các đơn vị liên quan trong việc tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, quản trị và cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cho lãnh đạo quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã,...
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, đề án thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo khả năng ngân sách.
4. Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại du lịch và Đầu tư
- Chủ trì hỗ trợ các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh máy nông nghiệp thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại: hội chợ, hội thảo, quảng bá, trình diễn máy,… giúp nông dân tiếp cận với các loại máy nông nghiệp. Thông qua các chương trình, mô hình khuyến công, hỗ trợ các làng nghề truyền thống đầu tư, đổi mới trang thiết bị sản xuất.
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn kinh phí khuyến công đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào chế biến rau quả để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản.
- Triển khai các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản và giải pháp phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Thúc đẩy thị trường, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chế biến nông, thuỷ sản.
- Phối hợp với các Cục, Vụ trực thuộc Bộ Công Thương tổ chức các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm quốc tế để tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố để các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và đối tác kinh doanh; dự báo thị trường; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia và của từng thị trường về thị phần, giá cả, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các rào cản kỹ thuật, thuế quan để định hướng cho sản xuất, chế biến rau quả trong nước.
- Phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại đối với phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng đến nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng các nước.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên cơ sở bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Trong đó, sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện một số nhiệm vụ về áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
- Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông, thuỷ sản chủ lực, đặc thù của Tỉnh
- Tổ chức chuyển giao ứng dụng các đề tài nghiên cứu về cơ giới hóa có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp. Phổ biến các kết quả nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp trong và ngoài nước phù hợp với nhu cầu phát triển nông nghiệp của Tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng và phát triển thương hiệu cộng đồng (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) cho các sản phẩm nông, thuỷ sản chủ lực, đặc thù của Tỉnh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đăng ký xác lập quyền sở hữu sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật và giải pháp công nghệ; hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc trong chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh nông, thuỷ sản.
6. Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp với sở, ngành có liên quan và địa phương nghiên cứu, tham mưu, triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, tạo thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics, giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông, thuỷ sản.
- Phối hợp, tham mưu các cơ chế chính sách kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ vận tải logistics phục vụ cho việc phát triển ngành chế biến nông, thuỷ sản.
7. Sở Y tế
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; rà soát, tham mưu đề nghị sửa đổi, bổ sung thay thế các văn bản quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông, thuỷ sản hài hòa với quy định quốc tế.
- Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ nguyên dược liệu, các sản phẩm nông nghiệp chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị sinh học đặc thù đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
8. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các chính sách tín dụng hiện hành, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
- Ưu tiên tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các dự án đầu tư vào cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, thuỷ sản.
9. Hội cơ khí Tỉnh
- Điều tra, khảo sát nhu cầu thị trường sản phẩm cơ khí nông nghiệp của Tỉnh để xây dựng kế hoạch liên kết, sản xuất sản phẩm, cung ứng cho nhu cầu thị trường.
- Đề xuất, đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu chế tạo, nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm cơ khí nông nghiệp theo sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong Tỉnh.
10. Liên minh Hợp tác xã Tỉnh
- Thúc đẩy thành lập các hợp tác xã nông nghiệp mới từ các tổ hợp tác, hội quán đang hoạt động có hiệu quả; củng cố các hợp tác xã đã thành lập.
- Vận dụng các nguồn vốn vay tín chấp để cho các hợp tác xã tiếp cận đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tham mưu xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Lồng ghép vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, sơ chế, chế biến và bảo quản rau quả phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của địa phương nhằm đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản, thúc đẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn.
- Chủ động xây dựng vùng sản xuất rau quả tập trung, mô hình, dự án chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả tại địa phương.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ cơ khí nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các Đại lý, các Trạm bảo hành, sửa chữa máy, thiết bị nông nghiệp.
Yêu cầu các sở, ban, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.