ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1193/KH-STTTT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2011 |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 ban hành;
Căn cứ Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Quyết định số 125/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2009 về quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia.
Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện; sử dụng chung tần số vô tuyến điện;
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BTTTT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyền hình và truyền thanh không dây;
Hiện nay trên địa bàn thành phố một số tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện phục vụ mục đích thông tin nội bộ, hoạt động sản xuất, kinh doanh không đúng quy định pháp luật về sử dụng tần số vô tuyến điện (như các máy bộ đàm, bộ khuyếch đại sóng vô tuyến điện - repeater, hệ thống truyền thanh không dây không có giấy phép,...) cũng như một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận hợp quy gây can nhiễu cho các nghiệp vụ vô tuyến điện đã được Cục Tần số Vô tuyến điện ấn định cấp phép.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch thực hiện như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện đến các tổ chức, cá nhân đã và đang sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn thành phố.
- Rà soát, thống kê hiện trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
1. Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Chỉ đạo các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc của Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban Nhân dân phường, xã thị trấn đã, đang hoặc có nhu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) khẩn trương lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định (đính kèm bản khai-1g).
- Chỉ đạo các phòng, ban của Ủy ban nhân dân quận huyện; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định của pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất và sử dụng thiết bị vô tuyến điện (đính kèm dự thảo nội dung tuyên truyền) đồng thời thực hiện công tác thống kê hiện trạng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn quận, huyện quản lý (đính kèm biểu mẫu).
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất và sử dụng thiết bị vô tuyến điện không đúng quy định trên địa bàn quận, huyện quản lý.
- Định kỳ báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn quận, huyện quản lý trước ngày 5 tháng đầu của các quý trong năm.
2. Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố
- Yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đang hoặc có nhu cầu sử dụng thiết bị vô tuyến điện (máy bộ đàm) khẩn trương lập hồ sơ xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy định (đính kèm bản khai-1g).
- Chỉ đạo các phòng, ban của đơn vị xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định của pháp luật về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố (đính kèm dự thảo nội dung tuyên truyền) đồng thời thực hiện công tác thống kê hiện trạng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện tại các khu chế xuất và khu công nghiệp (đính kèm biểu mẫu).
- Phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định của các tổ chức đang hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố.
- Định kỳ báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn trước ngày 5 tháng đầu của các quý trong năm.
3. Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II
- Bố trí cán bộ, phương tiện kỹ thuật phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất và sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật và cung cấp danh sách, chủng loại các thiết bị vô tuyến điện hoạt động không đúng băng tần số quy hoạch, không đảm bảo chất lượng đang lưu hành trên địa bàn thành phố cho Sở Thông tin và Truyền thông.
III. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
- Ủy ban Nhân Dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn căn cứ theo thẩm quyền lập biên bản vi phạm và xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo hướng dẫn tại Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện.
- Tổ chức tuyên truyền và khảo sát hiện trạng từ ngày 10/10/2011 đến ngày 30/11/2011 và cung cấp kết quả khảo sát thống kê về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 năm 2011.
- Hoàn tất hồ sơ đăng ký sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn quận, huyện: từ ngày 10/10/2011 đến ngày 31/12/2011.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm: từ ngày 31/12/2011 đến ngày 31/3/2012.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG TẦN SỐ, THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN
1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện (gọi tắt VTĐ)
1. Theo quy định của Luật Tần số VTĐ các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số VTĐ, thiết bị VTĐ phải có giấy phép sử dụng tần số VTĐ tương ứng.
- Một số loại thiết bị VTĐ đang được lưu thông và sử dụng phổ biến:
+ Máy bộ đàm (HF, VHF, UHF);
+ Máy bộ đàm và máy chủ (repeater);
+ Hệ thống truyền thanh không dây;
+ Thiết bị phát thanh AM, FM;...
- Một số đơn vị, dịch vụ thường sử dụng thiết bị VTĐ:
+ Cơ quan công sở: trường học, bệnh viện,...;
+ Dịch vụ nhà hàng, khách sạn, café, karaoke;
+ Dịch vụ bảo vệ, giữ xe, xây dựng công trình;
+ Tụ điểm vui chơi giải trí, công trường, nông trường (quy mô lớn) có gắn hệ thống truyền thanh không dây, thiết bị phát thanh AM, FM,...
2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số VTĐ:
a. Vi phạm các quy định về giấy phép và sử dụng tần số VTĐ, cụ thể một số hành vi vi phạm điển hình và mức phạt tương ứng như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên một thiết bị đối với một trong các hành vi: đặt anten sai vị trí hoặc thiết bị phát sóng VTĐ sai địa điểm; phát vượt quá công suất quy định trong giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng VTĐ.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng VTĐ có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 150w không có giấy phép;
b. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định;
c. Biện pháp khắc phục hậu quả: truy thu phí sử dụng tần số VTĐ trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép.
Các vi phạm khác được nêu cụ thể trong Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ.
II. Kinh doanh, sản xuất thiết bị VTĐ.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
- Thiết bị VTĐ (*): là hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu.
- Danh mục thiết bị VTĐ gồm: thiết bị phát, thu-phát sóng VTĐ có băng tần nằm trong khoảng 9KHz đến 400GHz, có công suất phát từ 60mW trở lên.
- Vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ VTĐ, như sau:
+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán thiết bị VTĐ thuộc danh mục nhưng không có chứng nhận hợp quy hoặc không có công bố hợp quy hoặc không có dấu hợp quy;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu thiết bị VTĐ thuộc danh mục nhưng không thực hiện một trong các hoạt động: Chứng nhận hợp quy; công bố hợp quy; sử dụng dấu hợp quy.
(*) Quy định cụ thể tại Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT ngày 07/6/2011 và Thông tư số 20/2011/TT-BTTTT ngày 01/7/2011.
1. Thành phần hồ sơ: Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ.
a. Hồ sơ cấp mới gồm:
- Bản khai đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 1 của Thông tư này;
- Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (không áp dụng đối với mạng thông tin vô tuyến điện nội bộ);
- Bản sao có chứng thực theo quy định Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn đối với cá nhân đề nghị cấp giấy phép.
b. Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:
- Bản khai đề nghị cấp gia hạn giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1g Phụ lục 2 của Thông tư này;
- Bản sao giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng có liên quan theo quy định (nếu giấy phép được cấp trước đây có thay đổi).
c. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép gồm:
- Bản khai đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo mẫu 1 g Phụ lục 1 của Thông tư này;
- Các tài liệu giải thích nội dung cần sửa đổi, bổ sung (khi được yêu cầu),
2. Thời gian xử lý hồ sơ:
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tần số vô tuyến điện có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Để được hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc liên quan trong lĩnh vực tần số VTĐ đề nghị đơn vị liên hệ:
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TẦN SỐ VTĐ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Địa chỉ: 59 Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM
- Điện thoại: 08.3520.2727 Fax: 08.3520.2424
- Website: http://www.ict-hcm.gov.vn
2. Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực 2
- Địa chỉ: Lô 6 - Khu E, Khu đô thị An Phú An Khánh, quận 2, TP.HCM
- Điện thoại: 08.3740.4179
- Website: http://www.rfd.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.