ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1181/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 14 tháng 5 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên (sau đây viết tắt là Đề án) giai đoạn 2010 - 2015" đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:
- Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Đề án giai đoạn 2011 - 2015 theo Kế hoạch số 329/KH-UBND ngày 10/3/2011 của UBND tỉnh; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án giai đoạn 2018 - 2020, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với Kế hoạch số 1617/KH-UBND ngày 18/7/2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 1827/KH-UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hình thức PBGDPL; xây dựng, nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL hiệu quả cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015; nắm bắt, đánh giá đúng nhu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả PBGDPL cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện.
- Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.
- Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác thanh, thiếu niên tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24-3-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030; Luật PBGDPL; Luật thanh niên và Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên; Kế hoạch số 1617/KH-UBND và Kế hoạch số 1827/KH-UBND.
- Xác định nhiệm vụ và giải pháp; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; tiến độ thực hiện đảm bảo bám sát mục tiêu tại Kế hoạch số 1617/KH-UBND và Kế hoạch số 1827/KH-UBND; không trùng lặp với các Chương trình, Đề án, Kế hoạch khác;
- Đề cao trách nhiệm, phát huy vai trò của các cấp, các ngành, nhất là ngành Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên;
- Bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương; chú trọng lồng ghép, kết hợp với triển khai các Chương trình, Đề án, Kế hoạch, nhiệm vụ khác để sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
1. Mục tiêu tổng quát: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, phát huy đầy đủ tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong thanh, thiếu niên; đưa công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020, 100% thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp; cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân được phổ biến về các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; quyền và nghĩa vụ của công dân; chính sách, pháp luật về thanh, thiếu niên.
- Đến năm 2020, có từ 60% trở lên thanh, thiếu niên đặc thù (vùng sâu, vùng xa, biên giới, khuyết tật, nạn nhân bạo lực gia đình, người lao động trong các doanh nghiệp...) được phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, địa bàn.
- Phấn đấu đến năm 2020, từ 80% trở lên thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú được phổ biến chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, địa bàn.
- Đến năm 2020, từ 70% trở lên thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương được thông tin, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc.
- Hàng năm giảm từ 10% trở lên số vi phạm pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên.
- Nâng cao năng lực, bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ PBGDPL cho người làm công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên, cán bộ Đoàn thực hiện PBGDPL.
1. Triển khai thực hiện PBGDPL, tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên:
1.1. Thực hiện PBGDPL cho thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nhân dân:
a) Thông tin, phổ biến pháp luật; phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật, kết quả, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài của địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên, phòng tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiếu niên; cuộc thi về giải pháp tăng cường công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên bằng hình thức trực tuyến, sân khấu hóa hoặc hình thức khác phù hợp với đối tượng, địa bàn.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
c) Khuyến khích, huy động các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật tham gia phổ biến, tư vấn, trợ giúp về pháp luật cho thanh, thiếu niên (trong đó ưu tiên thanh, thiếu niên đặc thù) bằng các hình thức phù hợp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d) Biên soạn, cung cấp các loại tài liệu PBGDPL cho thanh, thiếu niên.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Tỉnh đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1.2. Thông tin, phổ biến cho thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, đời sống, công việc của thanh niên bằng hình thức phù hợp:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1.3. Thực hiện PBGDPL cho thanh niên là báo cáo viên pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo; thanh, thiếu niên là người học gắn với Đề án "Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường":
a) Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên.
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
b) Tổ chức các hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên theo Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường".
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo tiến độ của Kế hoạch.
1.4. Thực hiện PBGDPL cho thanh, thiếu niên đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL gắn với triển khai các Đề án về PBGDPL
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, thực hiện các nhiệm vụ PBGDPL cho thanh, thiếu niên đặc thù(1) gắn với triển khai các Đề án về PBGDPL do các ngành chủ trì tham mưu thực hiện tại Kế hoạch số 1827/KH-UBND.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo tiến độ của các Kế hoạch triển khai Đề án.
2. Rà soát nhưng hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập; nghiên cứu, kiến nghị, đề xuất để sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến thanh, thiếu niên thông qua công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên bằng các hình thức phù hợp, đảm bảo huy động, phát huy trí tuệ của thanh, thiếu niên trong việc tham gia hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên và PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Nâng cao năng lực, kỹ năng PBGDPL, tiếp cận pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; cán bộ quản lý, theo dõi công tác PBGDPL; cán bộ Đoàn, Hội, Đội; cán bộ quản lý nhà nước về thanh niên
3.1. Tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật mới và kỹ năng PBGDPL
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3.2. Cung cấp bộ tài liệu nguồn hướng dẫn kỹ năng PBGDPL cho thanh, thiếu niên do Bộ Tư pháp chủ trì biên soạn bằng các hình thức phù hợp
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019.
4. Thực hiện chỉ đạo điểm, nhân rộng các mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên:
4.1. Rà soát, nhân rộng một số mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên trên cơ sở kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2011 - 2015; đánh giá một số mô hình mới để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chỉ đạo điểm đến năm 2020
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
4.2. Hỗ trợ, triển khai thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm phù hợp với thực tế của địa phương
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Kiểm tra, đánh giá kết quả, khó khăn, vướng mắc, bài học kinh nghiệm về công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên; tổng kết việc thực hiện Đề án:
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tỉnh đoàn, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện:
+ Kiểm tra, đánh giá: Hàng năm;
+ Tổng kết: Năm 2020.
1. Phân công trách nhiệm:
1.1. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật; biên soạn Tập san Tư pháp, Thông tin PBGDPL, tài liệu phổ biến pháp luật liên quan thiết thực đến thanh, thiếu niên và cung cấp đến các đối tượng thụ hưởng bằng các hình thức phù hợp; phối hợp với Báo Kon Tum xây dựng nội dung PBGDPL cho thanh, thiếu niên thông qua Chuyên trang "Pháp luật và Đời sống"; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
1.2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan tổng hợp những vướng mắc, bất cập về chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên để đề xuất sửa đổi, bổ sung.
1.3. Công an tỉnh xây dựng, ban hành kế hoạch PBGDPL cho thanh, thiếu niên thuộc phạm vi quản lý của Ngành; tổ chức PBGDPL cho các đối tượng thanh, thiếu niên đang chấp hành hình phạt tù, bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ thuộc phạm vi quản lý.
1.4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ngành về công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động thanh niên đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngành tại địa phương, đảm bảo cho người lao động được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật của Việt Nam và nước sở tại.
1.5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức PBGDPL cho thanh, thiếu niên trong trường học và các cơ sở đào tạo khác; hướng dẫn các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Ngành tăng cường thực hiện PBGDPL cho thanh, thiếu niên thông qua giảng dạy môn giáo dục công dân, môn đạo đức trong chương trình chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp.
1.6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện lồng ghép PBGDPL cho thanh, thiếu niên trong việc xây dựng, đánh giá gia đình văn hóa; tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động vui chơi giải trí, tạo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho thanh, thiếu niên.
1.7. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tổ chức PBGDPL cho thanh, thiếu niên trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng thích hợp để PBGDPL cho thanh, thiếu niên.
1.8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tiếp tục hướng dẫn tổ chức Hội các cấp tăng cường vai trò, trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho thanh, thiếu niên.
1.9. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tiếp tục xây dựng kế hoạch, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Đoàn đưa giáo dục pháp luật vào nội dung sinh hoạt của các cấp Đoàn, Hội, lồng ghép PBGDPL với thực hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch, tháng hành động của Đoàn, Hội; duy trì và nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong PBGDPL cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh, văn hóa; phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn tham gia PBGDPL.
1.10. Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác PBGDPL cho nữ thanh, thiếu niên và bà mẹ dưới 30 tuổi.
1.11. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức PBGDPL cho thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bằng các hình thức và nội dung phù hợp.
1.12. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo Tòa án nhân dân các huyện, thành phố tổ chức xét xử lưu động tại địa bàn gây án các vụ án có liên quan đến thanh, thiếu niên.
1.13. UBND các huyện, thành phố tiếp tục tổ chức các chương trình phổ biến pháp luật trên hệ thống truyền thanh cơ sở; phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lồng ghép PBGDPL nhằm thu hút thanh, thiếu niên địa phương tham gia; trang bị sách pháp luật mới cho Tủ sách pháp luật của địa phương, tạo điều kiện cho thanh, thiếu niên khai thác Tủ sách pháp luật; phối hợp với các Hội, đoàn thể có kế hoạch PBGDPL cho đối tượng thanh niên lao động tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; chú trọng các biện pháp giúp đỡ thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập tốt với cộng đồng; tạo điều kiện về việc làm đối với thanh, thiếu niên trở về hòa nhập cộng đồng, tổ chức tuyên truyền nếp sống văn hóa gắn với làm theo pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, tái vi phạm pháp luật...
1.14. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và cơ quan, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý tổ chức PBGDPL cho thanh, thiếu niên bằng các hình thức phù hợp; triển khai các phong trào học tập pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên; tiếp tục ký kết và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch phối hợp PBGDPL cho thanh, thiếu niên theo ngành, lĩnh vực, đối tượng ở địa phương; tùy đối tượng cụ thể gắn với điều kiện địa bàn, nhiệm vụ thực hiện mà xây dựng các tài liệu pháp luật phù hợp, chú trọng và đa dạng hóa hình thức tài liệu để thanh, thiếu niên tìm hiểu, học tập và vận dụng vào đời sống.
2. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm đã được phê duyệt; dự toán bổ sung kinh phí thực hiện Kế hoạch và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện.
3. Chế độ thông tin, báo cáo: Định kỳ hàng năm, các ngành, địa phương báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp). Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh đến Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
1 người lao động trong các doanh nghiệp; người dân tộc thiểu số; người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ; thanh, thiếu niên vùng biên giới...
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.