ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1181/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 3 năm 2023 |
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường;
Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”;
Căn cứ Quyết định số 5354/QD-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch số 3972/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường;
Căn cứ Công văn số 3923/SGDĐT-CTTT ngày 18 tháng 10 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023;
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xây dựng văn hóa học đường Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố như sau:
- Thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa học đường tại các cơ sở giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo người đứng đầu.
- Xây dựng văn hóa trong trường học, xây dựng học sinh, sinh viên Thành phố có đạo đức; làm người tử tế; có tri thức, lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, khát vọng cống hiến, tự hào dân tộc, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Góp phần thực hiện có hiệu quả công tác chính trị tư tưởng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với triển khai “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại các cơ sở giáo dục.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Triển khai văn bản chỉ đạo, quán triệt về văn hóa học đường
- Tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành về xây dựng văn hóa trong trường học.
- Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước về văn hóa học đường; nâng cao nhận thức văn hóa học đường là trong những nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, liên tục, đồng bộ được thực hiện từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục, gắn việc thực hiện trong các chương trình, kế hoạch của đơn vị.
- Xây dựng văn hóa học đường, song song với xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học.
- Đa dạng hóa hoạt động giáo dục, sinh hoạt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục thế hệ học sinh, sinh viên thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, làm người tử tế, có tri thức, yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.
2. Triển khai thực hiện văn hóa học đường
2.1. Giáo dục chính trị, tư tưởng
- Bồi dưỡng, giáo dục học sinh, sinh viên Thành phố vồ chính trị, lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, khát vọng cống hiến, tự hào dân tộc, có đạo đức, làm người tử tế, có tri thức, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao.
- Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị học sinh, sinh viên Thành phố (đặc biệt là trên môi trường mạng) và đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng theo hướng tích hợp, lồng ghép thông qua các chuyên đề của môn học và hoạt động giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”; Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030”, Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025”; giáo dục văn hóa học đường, giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống cho học sinh hiệu quả.
- Quan tâm xây dựng mối quan hệ con người với con người; con người với tự nhiên trong môi trường giáo dục; phát huy vai trò nêu gương của người thầy, bảo đảm mỗi thầy cô giáo là tấm gương về tự học, đổi mới sáng tạo; đạo đức, lối sống, ý chí phấn đấu khát vọng cống hiến.
- Khơi dậy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thành phố trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2.2. Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tham gia thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thâm sâu vào cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh Thành phố; đồng thời gắn với xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học.
- Triển khai "Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh" hiệu quả, là không gian để các hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác ở mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên được diễn ra thường xuyên, liên tục, đi vào chiều sâu, hình thức, phù hợp với đơn vị, tránh phô trương; triển khai các hoạt động giáo dục, phổ biến, thực hành và tạo nên nét văn hóa, giá trị văn hóa đặc trưng trong từng thời điểm, giai đoạn phát triển, đặc biệt, chú trọng các giá trị mà Thành phố đang hướng tới là xây dựng thành phố trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
- Giáo dục xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa trong trường học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để nâng cao phẩm chất, năng lực ứng xử cho đội ngũ cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên và người học.
2.3. Thực hiện quy tắc ứng xử, Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 - 2025” của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố
- Xây dựng môi trường văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp văn minh trong nhà trường trên tinh thần tôn sư trọng đạo, tiên học lễ, hậu học văn.
+ Đối với học sinh: có đạo đức, làm người tử tế, có tri thức, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, trung thực, cầu tiến, giản dị, khiêm tốn, đối với thầy cô giáo phải kính trọng, biết ơn, đối với bạn cùng trường, cùng lớp phải đoàn kết, thân ái, phải biết kính trên, nhường dưới, ngoan ngoãn, lễ phép, nề nếp, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, tạo ra những nét đẹp trong hành vi của học sinh đối với các môi quan hệ thầy trò, bạn bè và môi trường xung quanh.
+ Đối với giáo viên: Người giáo viên mô phạm, đức độ, mẫu mực trong hành vi, đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết, nhân ái, đối với học trò phải hết lòng thương yêu, chỉ bảo, đối với người khác phải giản dị, mẫu mực, đối với công việc phải tận tụy, có kỷ luật, sáng tạo, giữ gìn sự trong sạch môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Trang bị kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ứng xử văn hóa, phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa cho đội ngũ cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên và người học.
- Mỗi trường học xây dựng được bộ kỹ năng kỷ luật tích cực trong trường học nhằm giáo dục nên những con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020-2025”; Bộ quy tắc ứng xử trong trường học theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
- Thực hiện văn hóa học đường bảo đảm bám sát định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Trong đó, chú trọng các quy định:
+ Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
+ Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; điều lệ các cấp học, quy chế đánh giá hạnh kiểm, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, học viên.
- Thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; khuyến khích tinh thần tự đọc, tự học, cập nhật tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân.
- Kết hợp giữa dạy chữ, dạy người, trang bị kỹ năng, định hướng nghề nghiệp cho người học; giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mỹ; tôn trọng ý kiến học sinh, học viên; phát triển cho người học những phẩm chất yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
- Tuyên truyền, giáo dục và triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả, thực chất 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, học viên về tình cảm, tình yêu quê hương đất nước; bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc; xây dựng, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
2.4. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; giáo dục, truyền thông phù hợp với thuần phong mỹ tục, đúng mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường, của ngành.
- Chú trọng công tác giáo dục kỷ luật tích cực, kỹ năng xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh; xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học, “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng”, “Trường học hạnh phúc”.
- Xây dựng “Trường học hạnh phúc”, môi trường giáo dục mà ở đó học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị; phát triển môi trường giáo dục thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; trường học xanh, sạch, đẹp, học sinh tích cực, ý thức bảo vệ môi trường xung quanh; triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục và truyền thông về bảo vệ môi trường; chương trình “Giảm sử dụng túi ni lông”; phong trào “Chống rác thải nhựa”, Cuộc vận động người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường” giai đoạn 2022-2025.
- Quan tâm, bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, học sinh, học viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Đổi mới quản trị nhà trường, xây dựng môi trường học tập, sinh hoạt văn hóa, dân chủ, khơi dậy sáng tạo; bảo đảm mỗi ngày tới trường là một ngày vui; xây dựng Trường học hạnh phúc; chỉ đạo đổi mới tổ chức, hoạt động của thư viện gắn với chuyển đổi số, đẩy mạnh văn hóa đọc trong các nhà trường.
- Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tình hình thực hiện văn hóa học đường trên địa bàn Thành phố; tổ chức kiểm tra, thanh tra về công tác văn hóa trường học và an toàn trường học.
3. Tăng cường nguồn lực thực hiện văn hóa học đường
- Hằng năm, bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ văn hóa học đường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nội dung giáo dục giá trị văn hóa truyền thống; tình yêu quê hương; giá trị di tích lịch sử văn hóa địa phương. Tăng cường các giải pháp phù hợp, đồng bộ trong công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội bảo đảm phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục văn hóa học đường cho học sinh, sinh viên.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
- Phối hợp thực hiện rà soát, bảo đảm các cơ sở giáo dục đạt mức tối thiểu về cơ sở vật chất theo quy định, trong đó chú trọng công tác quy hoạch các phòng học chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng, các công trình vệ sinh, khu vui chơi, trồng cây xanh trong sân trường bảo đảm môi trường sư phạm thân thiện, an toàn.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a. Phòng Chính trị, tư tưởng
- Chủ trì, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xây dựng văn hóa học đường Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
- Phổ biến, công khai Kế hoạch, phối hợp với các phòng thuộc Sở và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đa dạng các loại hình hoạt động giáo dục, sinh hoạt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, học tập nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, bồi dưỡng tâm hồn, định hướng phát triển nhân cách, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng Thành phố.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện theo quy định.
b. Các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thực hiện quy định các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các luật, văn bản quy phạm pháp luật theo các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, nội dung liên quan gắn với việc thực hiện công tác xây dựng văn hóa học đường Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
- Phối hợp tổ chức giám sát, tổng hợp thực hiện; báo cáo về Phòng Chính trị, tư tưởng để tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện; Hiệu trưởng trường cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, phổ thông nhiều cấp học; Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch triển khai, gắn việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp phù hợp tình hình thực tiễn của từng đơn vị.
- Bố trí nguồn lực triển khai thực hiện công tác xây dựng văn hóa học đường Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố.
- Huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa, hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác phù hợp với điều kiện cụ thể từng nơi; phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch.
- Thường xuyên đôn đốc, tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện tại đơn vị gửi Phòng Chính trị, tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo (Chuyên viên Lương Cao Thúy Uyên, email: lctuyen.sgddt@tphcm.gov.vn. điện thoại: 0989950769) trước ngày 15/12 hằng năm, để tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xây dựng văn hóa học đường Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng đơn vị quan tâm và triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.