ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11805/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 28 tháng 9 năm 2021 |
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
- Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ: Phiên họp chuyên đề về phòng, chống dịch Covid 19;
- Công văn số 2790/BTTTT-THH ngày 24/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc;
- Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021 và Công điện số 1436/CĐ- BYT ngày 19/9/2021 của Bộ Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc xét nghiệm, quán triệt công tác xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội;
- Căn cứ văn bản số 702/CNTT-DLYT ngày 21/9/2021 của Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế về việc triển khai một số phần mềm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid 19;
- Căn cứ Thông báo kết luận số 25/KL-BCĐ ngày 21/9/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh tại cuộc họp ngày 21/9/2021;
- Căn cứ Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025;
- Căn cứ Kế hoạch số 11102/KH-UBND ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh về việc từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Đồng Nai trong tình hình mới.
1. Mục tiêu
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời phục vụ việc nới lỏng giãn cách xã hội, phục hồi kinh tế đưa các hoạt động xã hội trở lại trạng thái bình thường mới nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, trong đó:
- Đẩy nhanh triển khai 03 nền tảng bắt buộc dùng chung: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code, nền tảng xét nghiệm, nền tảng tiêm chủng sẵn sàng kết nối, tích hợp ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 Quốc gia.
- Hoàn thiện hệ thống bản đồ Covid-19 tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ hiệu quả cho Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 trong công tác điều hành, quản lý, hỗ trợ người dân và xã hội trong việc phục hồi kinh tế đưa các hoạt động xã hội trở lại trạng thái bình thường mới nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Ứng dụng CNTT quản lý, theo dõi toàn bộ thông tin liên quan đối tượng F1, bệnh nhân F0 (không triệu chứng) tại các khu cách ly. Đồng thời, thực hiện quản lý, theo dõi và điều phối bệnh nhân F0.
- Ứng dụng CNTT để giảm tải áp lực cho hệ thống quản lý vận hành việc cung ứng nhu yếu phẩm, thực hiện thiết yếu, chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới việc phân phối lương thực, thực phẩm, kinh phí đảm bảo tiêu chí không trùng lắp, không bỏ sót, công khai, minh bạch; giảm các quy trình tiếp xúc trực tiếp gây nguy cơ lây nhiễm.
2. Yêu cầu
- Các ngành, địa phương triển khai ứng dụng đồng bộ và toàn diện các nền tảng công nghệ dùng chung bắt buộc như: Mã QR Code thống nhất, xét nghiệm, tiêm chủng đảm bảo cập nhật đầy đủ thông tin chuẩn bị sẵn sàng cho việc khai thác ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 quốc gia (PC-Covid) như một giấy thông hành điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân cài đặt và khai thác ứng dụng PC-Covid như một “Giấy đi đường điện tử” hoặc “Thẻ xanh Covid” tích hợp thông tin cá nhân về tiêm chủng, kết quả xét nghiệm và bắt buộc sử dụng quét mã QR Code để ghi nhận lượt vào/ra tại các trụ sở cơ quan, tổ chức, địa điểm sinh hoạt công cộng, nơi đông người; khai báo y tế ...
- Cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, công khai, minh bạch, kịp thời về tình hình dịch tễ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin theo thời gian thực liên thông, tích hợp về Cổng thông tin phòng, chống Covid-19 Quốc gia giúp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các cấp quản lý, điều hành chống dịch hiệu quả.
- Thực hiện hiệu quả các nội dung kế hoạch số 11580/KH-UBND ngày 23/9/2021 của UBND tỉnh về triển khai ứng dụng khai báo y tế điện tử và đăng ký mã QR Code phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kiểm soát người ra vào địa điểm, phục vụ truy vết nhanh, khoanh vùng hẹp, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khi có trường hợp F0 dễ dàng phát hiện ngay danh sách các địa điểm công cộng (các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người,...) mà F0 đã đến; quản lý không tiếp xúc, hạn chế sự lây lan; quản lý sự di chuyển của người dân hiệu quả trong việc nới lỏng giãn cách xã hội. Trong đó, cần thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
+ Các cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh hoàn thành đăng ký mã QR Code quản lý người ra vào, kể từ ngày 28/9/2021 và hoàn thành trong tháng 10/2021.
+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước phải đảm bảo hoàn thành việc cài đặt, sử dụng PC-Covid (Bluezone) để khai báo y tế hằng ngày, kể từ thời điểm UBND tỉnh ban hành kế hoạch đến ngày 01/10/2021.
+ Đối với người dân trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo hoàn thành việc cài đặt, sử dụng ứng dụng PC-Covid (Bluezone) để khai báo y tế hàng ngày kể từ ngày 01/10/2021.
+ Đối với các chợ, siêu thị, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoàn thành đăng ký và sử dụng mã QR quản lý người ra/vào, kể từ ngày 01/10/2021
2. Nền tảng quản lý xét nghiệm
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả triển khai.
- Việc triển khai phần mềm Quản lý thu mẫu, trả kết quả xét nghiệm đề nghị Sở Y tế liên hệ Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế để được hỗ trợ, triển khai; phối hợp Cục Tin học - Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế để truy vết (đối với các mẫu có kết quả dương tính).
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) hướng dẫn quy trình chuyên môn, triển khai hiệu quả nền tảng ứng dụng để hỗ trợ các đơn vị lấy mẫu nhập dữ liệu mẫu xét nghiệm vào hệ thống và hỗ trợ, yêu cầu các đơn vị xét nghiệm kết nối cập nhật dữ liệu đầy đủ vào hệ thống.
- Trên cơ sở Kế hoạch số 9722/KH-UBND ngày 14/8/2021 của UBND tỉnh về xét nghiệm Covid-19 diện rộng để chủ động phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và từ mô hình thực hiện thí điểm tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, thực hiện mở rộng xét nghiệm diện rộng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. Lộ trình triển khai thực hiện cụ thể như sau:
+ Thực hiện thí điểm đối với thành phố Biên Hòa, bắt đầu từ ngày 15/10/2021, kết thúc 30/10/2021, chia làm 03 đợt, mỗi đợt cách nhau từ 3-5 ngày, đợt cuối cùng sẽ test RT-PCR và áp dụng Nền tảng quản lý xét nghiệm.
+ Trong 02 tháng cuối năm, căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch Covid-19 và theo sự đánh giá của ngành Y tế, tỉnh sẽ thực hiện triển khai cho các địa phương còn lại trên địa bàn tỉnh.
Để triển khai hiệu quả, đồng bộ nền tảng quản lý tiêm chủng, đặc biệt là ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử đến tất cả người dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo tất cả thông tin, dữ liệu được cập nhật đầy đủ, chính xác trên hệ thống trước ngày 30/10/2021, cần thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Chỉ đạo kiên quyết yêu cầu người dân cài đặt và thực hiện đăng ký tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trong các đợt tiêm chủng tiếp theo. Có cơ chế hỗ trợ đăng ký tiêm chủng trên ứng dụng sổ sức khỏe điện tử cho những đối tượng không có điện thoại thông minh, người già neo đơn.
- Các cơ sở tiêm chủng sử dụng dữ liệu người dân đăng ký tiêm trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” và Cổng thông tin tiêm chủng để tích hợp lên hệ thống; kiểm tra thông tin người dân đăng ký không đầy đủ phải bắt buộc bổ sung xong mới cho tiêm, phải lập kế hoạch tiêm; cập nhật ngay khi tiêm xong, đảm bảo số liệu tiêm chủng trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 đầy đủ, kịp thời và chính xác.
- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, đường truyền, bổ sung thêm các tính năng tiện ích và tích hợp với ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia “PC-Covid”; triển khai hướng dẫn kỹ thuật trong quản lý, khai thác sử dụng hệ thống, đặc biệt là công tác nhập liệu, báo cáo thống kê trên nền tảng quản lý tiêm chủng theo quy định.
- Tăng cường công tác truyền thông đến các tổ chức, cá nhân để thực hiện cài đặt và đăng ký tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
- Hoàn thiện hệ thống bản đồ Covid-19 tỉnh Đồng Nai lưu trữ và hiển thị toàn bộ dữ liệu: khung ranh giới bản đồ hành chính; thông tin về tình hình dịch Covid-19 theo khu vực hành chính được chi tiết đến cấp khu phố/ấp ... theo mô hình cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (GIS) tập trung, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh, tiêm chủng, vùng được đánh giá nguy cơ dịch bệnh (xanh, vàng, đỏ), các khu vực cách ly y tế, các điểm bán hàng thiết yếu trên toàn tỉnh....
- Đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và nhân lực cho hệ thống bản đồ Covid và tổng đài 1022 hoạt động ổn định, thông suốt và kịp thời.
- Tích hợp với Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia “PC-Covid” hỗ trợ bản đồ phục vụ đi lại giữa các vùng vùng được đánh giá nguy cơ dịch bệnh.
5. Hệ thống quản lý cách ly và theo dõi F1, F0
- Ứng dụng CNTT quản lý, theo dõi toàn bộ thông tin liên quan đối tượng F1 (người được chỉ định vào cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung), bệnh nhân F0 (không triệu chứng) tại các khu cách ly tập trung. Qua đó, quản lý đồng bộ tất cả các thông tin liên quan tại cơ sở cách ly ở địa phương gồm: thông tin người cách ly F1, F0; các loại phòng được sử dụng; lực lượng hỗ trợ hậu cần; các đơn vị cung cấp suất ăn; các đơn vị xử lý rác thải...
- Ứng dụng CNTT quản lý điều phối bệnh nhân F0: cung cấp giải pháp nhằm kịp thời đưa các bệnh nhân F0 có dấu hiệu cấp cứu từ cộng đồng, bệnh nhân từ các khu cách ly tập trung F1 (F1 chuyển thành F0) đến các cơ sở điều trị hoặc cơ sở điều trị tuyến dưới lên các tuyến điều trị tuyến trên; đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe các bệnh nhân F0 triệu chứng nhẹ tại các bệnh viện dã chiến.
Dự kiến lộ trình triển khai thực hiện:
• Quản lý, theo dõi đối tượng F1 và bệnh nhân F0 (không triệu chứng)
- Từ 01/10 - 15/10/2021: Triển khai thí điểm trên địa bàn thành phố Biên Hòa;
- Từ 16/10 - 31/10/2021: Đánh giá, rút kinh nghiệm và mở rộng cho thành phố Long Khánh và các huyện còn lại.
• Quản lý điều phối bệnh nhân F0
- Từ 01/10 - 15/10/2021: Xây dựng kế hoạch và cài đặt, tập huấn sử dụng, vận hành thử nghiệm phân hệ trên toàn tỉnh.
- Từ 16/10 - 31/10/2021: đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện triển khai chính thức toàn tỉnh.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả phần mềm an sinh xã hội, trong đó thực hiện đồng bộ dữ liệu quản lý từ tỉnh, huyện đến các phường, xã về nhu cầu, tình trạng, lịch sử cung ứng lương thực, nhu yếu phẩm, kinh phí cho người dân theo thời gian thực; đảm bảo chống trùng, chống bỏ sót trong việc thực hiện cấp phát thực phẩm; đảm bảo tiêu chí không trùng lắp, không bỏ sót, công khai, minh bạch.
- Thao tác trực tiếp trên phần mềm trong việc tiếp nhận, phân phối, cấp phát nguồn hỗ trợ; quản lý kho và tổng nguồn lực thực có trong từng thời điểm.
- Tiếp nhận, xử lý trực tiếp nhu cầu, thông tin của người dân về nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu, kinh phí theo quy định chính sách; kết nối với người dân để giám sát kết quả triển khai việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, tài chính cho người dân đúng đối tượng, đúng địa bàn, đúng quy định.
IV. CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung tuyên truyền
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thực hiện thực hiện việc đăng ký, khai báo y tế điện tử thông qua ứng dụng PC-Covid, đăng ký tiêm chủng trên phần mềm Sổ Sức khoẻ điện tử.
- Phát động phong trào, kêu gọi người dân hưởng ứng, tự nguyện khai báo y tế toàn dân; theo dõi tình hình sức khỏe, khi có biểu hiện ho, sốt phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc liên hệ với cơ quan y tế để được kiểm tra, xét nghiệm, sớm phát hiện để được chữa trị kịp thời.
- Thông tin chính xác, đầy đủ diễn biến tình hình dịch bệnh để người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, không lơ là, chủ quan, không gây hoang mang, lo lắng trong xã hội.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp 5K nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, khoanh vùng dịch một cách chính xác, hiệu quả.
2. Hình thức tuyên truyền
- Phổ biến tuyên truyền rộng rãi trên hệ thống loa đài phát thanh, đài truyền hình về việc ứng dụng PC-Covid trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; Sổ Sức khoẻ điện tử trong công tác đăng ký tiêm chủng.
- Làm tốt công tác truyền thông, thông tin về Kế hoạch trên mọi phương tiện thông tin: Cổng thông tin điện tử, báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại; các nền tảng số, mạng xã hội.
V. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
- Thực hiện kiểm tra việc triển khai ứng dụng PC-Covid trong phòng, chống dịch Covid-19 của các cơ quan, đơn vị và địa phương. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế điện tử và quét mã QR Code qua ứng dụng PC-Covid (Bluezone) để quản lý thông tin người vào/ra đơn vị phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Tăng cường kiểm tra các chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm, các cơ sở kinh doanh, các địa điểm vui chơi, giải trí, nơi đông người ... và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo phải thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế điện tử và đăng ký, quét mã QR Code qua ứng dụng PC-Covid (Bluezone) để quản lý thông tin người vào/ra phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
- Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nền tảng ứng dụng công nghệ tại các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai ứng dụng đồng bộ và toàn diện các nền tảng công nghệ dùng chung bắt buộc như: Mã QR thống nhất, xét nghiệm, tiêm chủng để đảm bảo cập nhật đầy đủ thông tin cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai Hệ thống quản lý cách ly và theo dõi F1, F0 theo nội dung và lộ trình kế hoạch.
- Triển khai việc khai báo y tế, đăng ký và quét mã QR Code quản lý vào/ra để đảm bảo kiểm soát người ra/vào tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trung tâm y tế, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các nhà thuốc, các cơ sở kinh doanh vật tư, trang thiết bị y tế... trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo tất cả cơ sở tiêm chủng sử dụng dữ liệu người dân đăng ký tiêm trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” và Cổng thông tin tiêm chủng để lập kế hoạch tiêm, cập nhật số liệu tiêm chủng trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid- 19 đầy đủ, kịp thời và chính xác.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nền tảng ứng dụng công nghệ tại các bệnh viện, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các nhà thuốc, các cơ sở kinh doanh vật tư, trang thiết bị y tế..., các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện thống kê, báo cáo định kỳ hàng tuần theo quy định cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì phối hợp Trung tâm Công nghệ hỗ trợ phòng chống Covid Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, hỗ trợ hướng dẫn cho các đơn vị triển khai các nền tảng ứng dụng công nghệ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Hỗ trợ, phối hợp triển khai hệ thống Quản lý, theo dõi đối tượng F1 và bệnh nhân F0 (không triệu chứng) trên địa bàn thành phố Biên Hòa, mở rộng triển khai đối với thành phố Long Khánh và các huyện còn lại.
- Phối hợp Sở Y tế, đơn vị triển khai và các đơn vị liên quan chuẩn bị cơ sở hạ tầng để triển khai, cài đặt hệ thống; xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho người dùng vận hành thử nghiệm phân hệ Quản lý điều phối bệnh nhân F0 trên toàn tỉnh.
- Tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Đài Phát thanh cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã thực hiện công tác truyền thông sâu rộng cho nhân dân tích cực tham gia sử dụng ứng dụng PC-Covid, Sổ sức khoẻ điện tử.
- Phối hợp Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ ngành y tế và các địa phương truy vết thông tin các trường hợp F0.
- Thực hiện tổng hợp thống kê, báo cáo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì và là đơn vị đầu mối chính triển khai thực hiện hiệu quả phần mềm an sinh xã hội.
- Bố trí nhân sự triển khai, hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị và địa phương.
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố trong để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
- Chỉ đạo triển khai & kiểm tra việc khai báo y tế, đăng ký và quét mã QR Code quản lý vào/ra để đảm bảo kiểm soát người ra/vào tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các trường học, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các địa điểm công cộng, khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt cộng đồng.... thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, đoàn viên, hội viên, người lao động... thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế điện tử và việc đăng ký mã QR Code trên ứng dụng PC-Covid (Bluezone) và sử dụng “Sổ sức khoẻ điện tử”.
5. UBND các huyện và thành phố
- Thành lập Tiểu ban Công nghệ - Truyền thông trực thuộc BCĐ phòng chống Covid-19 để triển khai ứng dụng công nghệ và truyền thông tại địa phương.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, nhằm thông tin tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng ứng dụng PC-Covid (BlueZone) và Sổ sức khoẻ điện tử.
- Tuyên truyền, quán triệt thực hiện đến các chợ, siêu thị, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, trung tâm mua sắm, các điểm vui chơi , giải trí, sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo ...các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đăng ký mã QR Code quản lý vào/ra tại địa điểm hoạt động để đảm bảo kiểm soát người ra vào.
- Thống kê, báo cáo tình hình triển khai các ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch để kịp thời báo cáo BCĐ phòng chống Covid tỉnh về tiến độ, kết quả thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện các ứng dụng công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Đảm bảo hạ tầng và thiết lập đường truyền tại các điểm tiêm chủng để phục vụ cho công tác nhập liệu, đăng ký tiêm chủng và chứng nhận tiêm chủng được hiệu quả, ổn định và thông suốt.
- Tiếp tục hỗ trợ ngành Y tế hướng dẫn các cán bộ, nhân viên y tế sử dụng công cụ quản lý các phần mềm Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia, Sổ sức khỏe điện tử, nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm quản lý đối tượng tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo công tác hạ tầng và cập nhật thông tin hàng ngày của hệ thống bản đồ Covid trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.
- Đảm bảo hạ tầng và tăng cường hiệu quả hoạt động của Tổng đài 1022 trong công tác tiếp nhận phản ảnh của người dân trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn.
Trên đây là Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các nội dung trên./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.