ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 8 năm 2016 |
Thực hiện Công văn số 6191/BNN-TCTL ngày 22/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (VSNT) dựa trên kết quả đầu ra vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Công văn số 2277/SNN&PTNT-KHTC ngày 29/7/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch Chương trình nước sạch và VSNT dựa trên kết quả đầu ra vốn vay WB (Chương trình PforR) năm 2017, tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC CẢ NĂM 2016
1. Kết quả thực hiện về mục tiêu 6 tháng đầu năm, ước thực hiện đến hết năm 2016.
TT |
Mục tiêu |
Kế hoạch năm 2016 |
Thực hiện 6 tháng đầu năm 2016 |
Ước thực hiện năm 2016 |
|
Mục tiêu chung |
|
|
|
1 |
Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước HVS |
90 |
89.4 |
90 |
2 |
Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước theo Qui chuẩn QCVN02 của Bộ Y tế |
46 |
43 |
46 |
3 |
Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS |
96 |
94,4 |
96 |
4 |
Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS |
99 |
98,1 |
99 |
5 |
Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu HVS |
63 |
60,5 |
63 |
6 |
Tỷ lệ hộ có chuồng trại HVS |
48 |
46 |
48 |
|
Chỉ số giải ngân (DLI) chương trình PforR |
|
|
|
1 |
1.1 - Số đấu nước mới đang hoạt động |
13.470 |
0 |
13.470 |
2 |
1.2 - Số nhà tiêu hộ gia đình HVS được xây mới hoặc cải tạo |
5.390 |
0 |
5.390 |
3 |
2.1 - Số người được cấp nước từ công trình cấp nước bền vững |
57.250 |
0 |
50.600 |
4 |
2.2 - Số người hưởng lợi từ các xã VSTX |
33.680 |
0 |
33.491 |
5 |
2.3 - Số xã có trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh |
12 |
12 |
12 |
6 |
3.1 - Số kế hoạch năm được phê duyệt |
Có |
Có |
Có |
7 |
3.2 - Số báo cáo năm được công bố |
Có |
- |
Có |
* Nhận xét:
a) Về các mục tiêu chung: Mục tiêu chung của Chương trình trong 6 tháng đầu năm đạt thấp, do kinh phí của Chương trình chưa có để các đơn vị thực hiện, chủ yếu là từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH, vốn do nhân dân tự đầu tư. Các hoạt động sử dụng kinh phí từ vốn ngân sách, vốn Chương trình PforR được tập trung thực hiện trong 6 tháng cuối năm. Ước cả năm sẽ đạt kế hoạch về các mục tiêu chung của Chương trình.
b) Về các Chỉ số giải ngân chương trình PforR:
- Số đấu nối 6 tháng đầu năm đạt thấp do đa số các công trình cấp nước đưa vào kiểm đếm năm 2016 đang thi công xây dựng công trình, hoàn thành vào cuối năm 2016 (gồm 01 công trình sử dụng nguồn vốn WB và 04 công trình từ các nguồn vốn khác); ước cả năm có 13.470 đấu nối mới (đạt 100% kế hoạch).
- Số nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh (HVS) xây mới trong 6 tháng đầu năm chủ yếu là do các hộ gia đình tự bỏ kinh phí để đầu tư (vốn từ Chương trình chưa được cấp nên chưa thực hiện hỗ trợ hộ dân xây dựng mới nhà tiêu). Dự kiến công tác xây dựng nhà tiêu hộ gia đình sử dụng vốn hỗ trợ từ Chương trình PforR, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai xây dựng trong 6 tháng cuối năm khi nguồn vốn được chuyển cho đơn vị thực hiện: ước cuối năm 2016 đạt 5.390 nhà tiêu xây mới (bằng 100% mục tiêu), trong đó 1.100 nhà tiêu xây mới từ kinh phí hỗ trợ của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; 929 nhà tiêu từ vốn của Chương trình PforR, còn lại là từ nguồn vốn khác hoặc nhân dân tự đầu tư.
- Số người hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững: dự kiến cuối năm 2016 đạt được là 50.600 người từ công trình cấp nước sạch 7 xã huyện Hậu Lộc, đạt 88,4% mục tiêu.
- Số người hưởng lợi từ xã đạt vệ sinh toàn xã: Năm 2016 dự kiến có 6 xã đạt vệ sinh toàn xã là: Hải Long, Minh Nghĩa, Hà Giang, Thiệu Lý, Thọ Diên và Luận Thành với 33.491 người được hưởng lợi từ xã vệ sinh toàn xã, đạt 99,5% mục tiêu.
- Số công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học, trạm y tế duy trì bền vững: Năm 2016 dự kiến có 37 trường học và 12 trạm y tế xã thuộc 12 xã đạt vệ sinh toàn xã năm 2013, 2014 (Chi tiết tại Phụ lục 8).
2. Kết quả thực hiện về kinh phí
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục |
Kế hoạch năm 2016 |
Thực hiện 6 tháng đầu năm 2016 |
Ước thực hiện năm 2016 |
|||
Tổng số |
Trong đó SN |
Tổng số |
Trong đó SN |
Tổng số |
Trong đó SN |
|
Tổng số |
301.566 |
6.866 |
87.400 |
0 |
301.566 |
6.866 |
1. Vốn WB Chương trình PforR |
114.900 |
3.200 |
0 |
0 |
114.900 |
3.200 |
2. Ngân sách trung ương (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) |
3.666 |
3.666 |
0 |
0 |
3.666 |
3.666 |
3. Ngân sách địa phương (vốn NS tỉnh để thực hiện đền bù, GPMB các dự án cấp nước) |
5.600 |
|
2.400 |
|
5.600 |
|
4. Vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH cho nước sạch và vệ sinh |
100.000 |
|
50.000 |
|
100.000 |
|
5. Vốn doanh nghiệp tư nhân đầu tư công trình cấp nước |
10.000 |
|
10.000 |
|
10.000 |
|
6. Vốn dân góp và tự đầu tư công trình cấp nước tập trung và tự xây dựng. |
40.000 |
|
20.000 |
|
40.000 |
|
7. Vốn vay ADB |
27.400 |
|
5.000 |
|
27.400 |
|
* Nhận xét:
- Bắt đầu từ năm 2016, Chương trình nước sạch và VSMTNT được lồng ghép là một trong các dự án thành phần của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên kinh phí từ ngân sách của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho đầu tư các công trình cấp nước tập trung chưa được bố trí (chỉ phân bổ 3,666 tỷ đồng nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện: hỗ trợ hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, công tác truyền thông, giám sát đánh giá), Vì vậy, kết quả về mục tiêu nước hợp vệ sinh của Chương trình nước sạch và VSMTNT đạt được thấp hơn so với các năm trước đây (năm 2015 đạt được 4,2%; năm 2016 ước đạt 1,4%). Kết quả đạt được của năm 2016 chủ yếu là do người dân tự bỏ kinh phí (vốn dân tự có, vay vốn tín dụng,...) để xây dựng, cải tạo công trình của hộ gia đình.
- Vốn ngân sách địa phương: dùng thực hiện đền bù GPMB cho các dự án ODA theo quy định của các Chương trình, dự án:
+ Dự án ADB: Thực hiện đền bù GPMB Tiểu dự án cấp nước sạch và VSMTNT xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa và xã Định Long, Định Liên huyện Yên Định với kinh phí 2.400 triệu đồng.
+ Chương trình PforR: Thực hiện đền bù GPMB Tiểu dự án nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa với kinh phí 3.200 triệu đồng.
- Vốn đối ứng của người hưởng lợi từ các công trình cấp nước (vốn dân góp) năm 2016 đạt thấp so với kế hoạch do điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn nên tiến độ thu tiền đối ứng từ các hộ dân chậm.
- Riêng vốn tư nhân đạt thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do lĩnh vực nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư.
3. Đánh giá thực hiện các hợp phần
3.1. Hợp phần cấp nước
a) Chương trình PforR
Trong năm 2016, Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT được UBND tỉnh giao là đơn vị tiếp nhận quản lý, khai thác vận hành công trình cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn (Khởi công xây dựng năm 2015). Đến nay, công trình đã được đưa vào hoạt động ổn định cấp nước sạch cho nhân dân.
Khởi công xây dựng công trình cấp nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa vào tháng 3/2016. Dự kiến cuối năm 2016 sẽ hoàn thành, cấp nước cho nhân dân 8 xã với 7.220 đấu nối mới.
Để hoàn thành được CSGN 1.1 (đấu nối nước mới hoạt động), bên cạnh việc kiểm đếm các đấu nối từ dự án thuộc Chương trình PforR, năm 2016 tỉnh Thanh Hóa đưa vào kiểm đếm đấu nối nước mới từ các công trình thuộc các Chương trình, dự án khác. Cụ thể:
- Công trình cấp nước xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (vốn Chương trình NTP3) với số đấu nối là 750 đấu nối.
- Công trình cấp nước sạch xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (khởi công - hoàn thành: 2013 - 2015) với số đấu nối là 2.100 đấu nối.
- Công trình cấp nước sạch xã Định Long, Định Liên huyện Yên Định (khởi công - hoàn thành: 2014 - 2016) với số đấu nối là 1.800 đấu nối.
- Công trình cấp nước sạch xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa (khởi công - hoàn thành: 2014 - 2016) với số đấu nối là 1.600 đấu nối.
Tổng số đấu nối năm 2016 ước đạt 13.470 đấu nối.
b) Chương trình nước sạch và VSMTNT thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
Năm 2016, Chương trình nước sạch và VSMTNT là dự án thành phần của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; kinh phí đầu tư các công trình cấp nước sạch từ ngân sách Trung ương không được bố trí.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, thực hiện xây dựng công trình cấp nước sạch xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (chuyển tiếp từ năm 2015). Đến nay đang đấu nối nước đến các hộ dân, dự kiến hoàn thành trong năm 2016, đưa vào sử dụng, cấp nước cho nhân dân.
- Dự án ADB:
Dự án cấp nước sạch và VSMT nông thôn vùng miền Trung (gọi tắt là dự án ADB) bắt đầu triển khai năm 2010. Đến nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng Tiểu dự án cấp nước sạch và VSMTNT xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc. Tiểu dự án cấp nước sạch và VSMT nông thôn xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa và Tiểu dự án xã Định Long, xã Định Liên - huyện Yên Định, mới hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng.
3.2. Hợp phần Vệ sinh
a) Sở Y tế
Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện việc triển khai hợp phần vệ sinh để đảm bảo CSGN 1.2 và 2.2.
Trong năm 2016, nguồn kinh phí phân bổ cho hoạt động hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt thấp (vốn WB là 2,502 tỷ đồng; vốn Chương trình MTQG nông thôn mới là 2,066 tỷ đồng, bằng 53% so với phân bổ năm 2015). Vì vậy, để hoàn thành CSGN 1.2 năm 2016 là có 5.390 nhà tiêu xây mới sẽ rất khó khăn.
Số người hưởng lợi từ xã đạt vệ sinh toàn xã năm 2016 ước đạt 33.491 người từ 6 xã đạt vệ sinh toàn xã (bằng 99,5% kế hoạch).
b) Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học tại các xã vệ sinh toàn xã năm 2016; kiểm tra, rà soát việc thực hiện tiêu chí công trình vệ sinh bền vững (CSGN 3.2) tại các xã vệ sinh toàn xã năm 2013 - 2014; đảm bảo hoàn thành CSGN theo quy định của Chương trình.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT
Đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra, đôn đốc các đơn vị để đảm bảo hoàn thành được các CSGN về vệ sinh theo quy định. Chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT đẩy nhanh tiến độ các hoạt động, đặc biệt là tiến độ thi công công trình cấp nước 8 xã huyện Hoằng Hóa đảm bảo hoàn thành CSGN về cấp nước năm 2016.
3.3. Hợp phần Truyền thông, nâng cao năng lực, theo dõi, giám sát, đánh giá
a) Sở Y tế
Thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho nhân dân tại các xã tham gia vệ sinh toàn xã năm 2017.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo
Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và nhà tiêu tại các trường học cho giáo viên và học sinh, trong đó tập trung cho các trường học thuộc các xã vệ sinh toàn xã.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT
Đã chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT nông thôn thực hiện công tác truyền thông, nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân dân tại các xã đầu tư công trình nước sạch, vệ sinh môi trường thông qua nhiều hình thức như:
- Tập huấn truyền thông, tuyên truyền trên loa phát thanh xã.
- Hỗ trợ cho cộng tác viên về nước sạch và VSMT tại các xã.
- In ấn các tài liệu, tờ rơi, pano áp phích về sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường cho các xã.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện tại các xã.
4. Kết quả thực hiện về đấu thầu (Chương trình PforR)
a) Kế hoạch cả năm cần thực hiện là 21 gói thầu (01 gói thầu thuộc Tiểu dự án cấp nước cho 09 xã huyện Nga Sơn và 20 gói thầu thuộc Tiểu dự án cấp nước cho 08 xã huyện Hoằng Hóa). Thực hiện 6 tháng được: 16 gói thầu, đạt tỷ lệ 76 % so kế hoạch. Ước thực hiện cả năm được: 21 gói thầu, đạt tỷ lệ 100 %.
b) Chi tiết thực hiện 6 tháng đầu năm:
Loại gói thầu |
Số lượng gói thầu đã thực hiện |
Tổng số nhà thầu |
Tổng giá trị các gói thầu (đồng) |
% tiết kiệm qua ĐT |
||
Mua hồ sơ |
Tham gia ĐT |
Giá dự toán |
Giá hợp đồng |
|||
1. Gói thầu tư vấn |
04 |
13 |
10 |
2.327.900.000 |
2.064.495.000 |
11,3 |
2. Gói thầu xây lắp |
10 |
52 |
33 |
162.247.100.000 |
160.223.754.000 |
1,25 |
3. Gói thầu khác (01 gói đấu thầu, 01 gói chỉ định thầu) |
02 |
04 |
04 |
1.579.420.600 |
1.604.700.000 |
1,61 |
Tổng số |
|
|
|
166.154.420.600 |
163.892.949.000 |
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
a) Gói thầu tiết kiệm cao nhất |
|
6 |
4 |
1.847.200.000 |
1.595.995.000 |
13,6 |
b) Gói thầu tiết kiệm thấp nhất |
|
7 |
4 |
33.584.900.000 |
33.580.442.000 |
0,013 |
5. Đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động
5.1. Hành động 1: về lưu trữ dữ liệu khiếu nại, tố cáo
Tỉnh đang duy trì tốt hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu các khiếu nại, tố cáo của người dân thông qua phòng tiếp dân tại Ủy ban nhân dân xã/huyện, Thanh tra của Sở Nông nghiệp & PTNT và các đơn vị thực hiện. Theo báo cáo của các đơn vị, từ khi thực hiện đến nay không có khiếu nại tố cáo.
5.2. Hành động 2: về đấu thầu
a) Tất cả các hồ sơ dự thầu đều được xem xét;
Đối với dự án cấp nước, tối thiểu 50% hợp đồng tư vấn và 50% hợp đồng xây lắp được đấu thầu cạnh tranh và tăng dần lên 80% vào cuối Chương trình. Đến nay đều đạt được yêu cầu này.
Trong năm 2016 đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu các gói thầu còn lại của Tiểu dự án cấp nước sạch cho 08 xã huyện Hoằng Hóa (gói số 02, 03, 04, 05, 06, 07,08, 09, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 22) và 01 gói thầu còn lại của Tiểu dự án cấp nước cho 09 xã huyện Nga Sơn (gói số 22). Cụ thể: Số gói thầu tư vấn là 05 gói thầu. Trong đó 04/05 là đấu thầu rộng rãi (chiếm 80%) và 01/01 gói là tự thực hiện. Số gói thầu xây lắp là 12 gói thầu. Trong đó 12/12 gói là đấu thầu rộng rãi (chiếm 100%). Số gói thầu dịch vụ là 03 gói thầu. Trong đó 02/03 gói là đấu thầu rộng rãi (chiếm 67%).
b) Các doanh nghiệp nhà nước phụ thuộc (của tỉnh thực hiện đấu thầu hoặc của Bộ Nông nghiệp và PTNT) không tham gia đấu thầu: không có;
c) Các công ty trong danh sách cấm của địa phương, quốc gia, hoặc WB không được tham gia đấu thầu: không có.
5.3. Hành động 3: về báo cáo tài chính, chức năng kiểm toán nội bộ
(a) Xây dựng báo cáo tài chính hàng năm của Chương trình: hàng năm tỉnh đều thực hiện đúng quy định về báo cáo này;
(b) Thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ của Chương trình: Công tác kiểm toán nội bộ được UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện tại Văn bản số 1702/UBND-NN ngày 11/03/2014 về việc giao đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ Chương trình PforR. Sở Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định và báo cáo 6 tháng theo yêu cầu.
5.4. Hành động 4: về cơ chế đền bù, giải phóng mặt bằng
Năm 2016, tỉnh đang thực hiện xây dựng Tiểu dự án cấp nước 8 xã huyện Hoằng Hóa. Hiện đã lập xong danh sách các hộ bị ảnh hưởng và mời đơn vị thẩm định giá độc lập để thẩm định. Việc bồi thường cho dân dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 7/2016.
5.5. Hành động 5: về tham vấn cộng đồng dân tộc thiểu số
Trên địa bàn các xã tham gia Chương trình không có đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Đánh giá quản lý công trình sau đầu tư
6.1. Công trình cấp nước
a) Chương trình PforR
Các công trình cấp nước sạch sau khi đầu tư, đưa vào vận hành áp dụng mô hình Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT quản lý, vận hành (theo Quyết định giao quản lý, khai thác vận hành công trình của UBND tỉnh Thanh Hóa). Mỗi nhà máy nước sẽ được thành lập đội ngũ cán bộ quản lý vận hành, phối hợp với địa phương trong công tác quản lý, vận hành, thu tiền nước.
Đây là mô hình đã được Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh áp dụng đối với các nhà máy nước sạch do JICA đầu tư cho Chương trình nước sạch và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa và đang được Trung tâm nước quản lý, vận hành tốt, có hiệu quả.
b) Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT và Chương trình/dự án khác từ năm 2004 đến nay
Các công trình thuộc Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT, các công trình thuộc Chương trình 134, 135 hầu hết là các công trình cấp nước tự chảy miền núi, quy mô thôn/bản. Sau khi xây dựng xong được bàn giao lại cho UBND xã/thôn quản lý, vận hành. Đội ngũ cán bộ quản lý vận hành của xã/thôn được tập huấn quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước.
Việc quản lý công trình cấp nước tập trung được UBND tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện theo Thông tư 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính. Đến nay, đã hoàn thành việc rà soát đánh giá lại giá trị tài sản các công trình, UBND tỉnh giao cho các địa phương (UBND các huyện) quản lý. Vì vậy hầu hết các công trình khi đưa vào vận hành được vận hành tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của nhân dân.
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương có đội ngũ cán bộ vận hành, bảo dưỡng công trình này thường có sự biến động, thay đổi, đặc biệt là các công trình cấp nước tự chảy khu vực miền núi. Vì vậy ảnh hưởng đến công tác vận hành bảo dưỡng công trình.
6.2. Đánh giá quản lý công trình vệ sinh trường học
Các công trình nước sạch và vệ sinh tại các trường học được giao cho nhà trường quản lý, sử dụng. Qua đó, cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và vệ sinh cho nhà trường, cho cán bộ giáo viên và học sinh tại các điểm trường.
Tuy nhiên, một số trường học, do công tác quản lý công trình của nhà trường hoặc do ý thức của học sinh chưa tốt nên việc giữ gìn vệ sinh cho công trình luôn đảm bảo vệ sinh theo quy định chưa thực sự bền vững.
6.3. Đánh giá quản lý công trình vệ sinh trạm y tế
Các công trình cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, sử dụng nước sạch cho cán bộ y tế và các bệnh nhân tại các trạm y tế xã, qua đó nâng cao chất lượng phục vụ tại các trạm y tế. Công tác giữ gìn vệ sinh công trình đã được các trạm y tế thực hiện tốt, vì vậy các công trình đã hoạt động hiệu quả.
7.1. Ưu điểm:
- Các dự án cấp nước của Chương trình giúp cho nhân dân các xã cải thiện điều kiện được sử dụng nước sạch, an toàn cho sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Giúp cải thiện điều kiện vệ sinh cho các hộ gia đình, các cơ sở công cộng (trường học, trạm y tế) của nhiều địa phương trong tỉnh. Qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân các xã tham gia Chương trình.
- Các kết quả của Chương trình ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, giảm thiểu bệnh tật liên quan đến nước sạch và vệ sinh, góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu nông thôn mới của các xã được hưởng lợi từ dự án.
7.2. Hạn chế và nguyên nhân:
- Các hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là các hộ nghèo, cận nghèo hoặc gia đình chính sách khó khăn về kinh tế nên việc triển khai xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh mới (Chỉ số giải ngân DLI 1.2) gặp nhiều khó khăn.
- Ý thức sử dụng công trình vệ sinh của một số hộ gia đình chưa tốt dẫn đến việc các công trình mới được xây dựng hợp vệ sinh nhưng sau thời gian ngắn đã không hợp vệ sinh mặc dù công tác truyền thông đã được chính quyền địa phương, các tổ chức thực hiện thường xuyên.
- Một số công trình cấp nước và vệ sinh trường học, trạm y tế do việc sử dụng và quản lý chưa tốt dẫn đến việc công trình đảm bảo hợp vệ sinh không được lâu dài.
TT |
Mục tiêu |
Kế hoạch năm 2017 |
|
Mục tiêu chung |
|
1 |
Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước HVS |
92 |
2 |
Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước theo Qui chuẩn QCVN 02 của Bộ Y tế |
46 |
3 |
Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu HVS |
96 |
4 |
Tỷ lệ trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS |
98 |
5 |
Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu HVS |
63 |
6 |
Tỷ lệ hộ có chuồng trại HVS |
48 |
|
Chỉ số giải ngân (DLI) chương trình PforR |
|
1 |
1.1. Số đấu nước mới đang hoạt động |
10.250 |
2 |
1.2. Số nhà tiêu hộ gia đình HVS được xây mới hoặc cải tạo |
3.025 |
3 |
2.1. Số người được cấp nước từ công trình cấp nước bền vững |
57.250 |
4 |
2.2. Số người hưởng lợi từ các xã VSTX |
35.436 |
5 |
2.3. Số xã có trường học và trạm y tế duy trì được tình trạng vệ sinh |
6 |
6 |
3.1. Số kế hoạch năm được phê duyệt |
Có |
7 |
3.2. Số báo cáo năm được công bố |
Có |
2.1. Chung các nguồn
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục |
Kế hoạch năm 2017 |
|
Tổng số |
Trong đó SN |
|
Tổng số |
342.900 |
10.600 |
1. Vốn WB (Chương trình PforR) |
141.100 |
4.600 |
2. Ngân sách trung ương (Chương trình MTQG xây dựng NTM) |
13.200 |
5.500 |
3. Ngân sách địa phương (Ngân sách tỉnh để GPMB cho dự án cấp nước thuộc Chương trình PforR, dự án ADB) |
11.000 |
0 |
4. Vốn tín dụng từ Ngân hàng CSXH cho nước sạch và vệ sinh |
100.000 |
0 |
5. Vốn tư nhân đầu tư |
10.000 |
|
6. Vốn dân góp và tự đầu tư |
50.000 |
0 |
7. Vốn ADB |
17.600 |
500 |
2.2. Riêng vốn ngân sách và vốn WB
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án đầu tư/công việc |
Tổng vốn đầu tư (theo hợp đồng, tổng dự toán hay TMĐT) |
Đã cấp hết 2016 |
Kế hoạch năm 2017 |
||||
Tổng số |
Vốn đầu tư phát triển |
Vốn sự nghiệp |
|||||
Trong nước (TW, tỉnh) |
Vốn WB |
Trong nước (TW, tỉnh) |
Vốn WB |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Tổng số |
|
360.266 |
154.300 |
7.700 |
136.500 |
5.500 |
4.600 |
I. C.trình PforR |
|
356.600 |
141.100 |
0 |
136.500 |
0 |
4.600 |
1. HP1: Cấp nước và Vệ sinh trường học |
|
331.730 |
136.000 |
0 |
136.000 |
0 |
0 |
a) Cấp nước sinh hoạt |
537.000 |
316.950 |
128.000 |
0 |
128.000 |
0 |
0 |
b) Cấp nước và VS trường học |
|
14.780 |
8.000 |
0 |
8.000 |
0 |
0 |
2. HP 2: Vệ sinh nông thôn |
|
21.180 |
3.500 |
0 |
500 |
0 |
3.000 |
a) CN và VS trạm y tế xã |
|
1.120 |
500 |
0 |
500 |
0 |
0 |
b) Hỗ trợ xây dựng nhà tiêu HGĐ |
|
20.060 |
3.000 |
0 |
0 |
0 |
3.000 |
3. HP 3: Nâng cao năng lực, truyền thông, GS, ĐG |
|
3690 |
1.600 |
0 |
0 |
0 |
1600 |
a) Sở NN-PTNT |
|
2270 |
1.000 |
0 |
0 |
0 |
1000 |
Truyền thông |
|
1970 |
900 |
0 |
0 |
0 |
900 |
Giám sát đánh giá |
|
300 |
100 |
0 |
0 |
0 |
100 |
b) Trung tâm Y tế dự phòng |
|
850 |
500 |
0 |
0 |
0 |
500 |
Truyền thông |
|
600 |
350 |
0 |
0 |
0 |
350 |
Giám sát đánh giá |
|
250 |
150 |
0 |
0 |
0 |
150 |
c) Sở GDĐT |
|
270 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Truyền thông |
|
270 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
c) Hội LHPN tỉnh |
|
300 |
100 |
0 |
0 |
0 |
100 |
Truyền thông |
|
300 |
100 |
0 |
0 |
0 |
100 |
II. Chương trình nước sạch và VSMTNT thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới |
|
3.666 |
13.200 |
7.700 |
|
5.500 |
|
3. Kế hoạch thực hiện các hợp phần
3.1. Hợp phần cấp nước
a) Chương trình PforR
- Đối với CSGN 1.1: Năm 2017 là năm không còn công trình cấp nước sạch được đầu tư khởi công mới từ nguồn vốn WB. Các đấu nối nước kiểm đếm trong năm 2017 sẽ đếm từ các đấu nối thêm trong năm 2017 của công trình cấp nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa (ước đạt 2.800 đấu nối) và các đấu nối của các công trình cấp nước thuộc các Chương trình, dự án khác, cụ thể:
Công trình cấp nước sạch 3 xã huyện Thiệu Hóa (Thiệu Châu, Thiệu Giao, Thiệu Tân) với số đấu nối là 1.500 đấu nối.
Dự án cấp nước sạch 3 xã Cẩm Tân, Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy, xã Yên Lâm huyện Yên Định dự kiến có 2.500 đấu nối.
Dự án cấp nước sạch 3 xã Đông Quang, Đông Phú, Đông Nam huyện Đông Sơn dự kiến có 2.500 đấu nối.
Dự án cấp nước sạch xã Hà Vinh, huyện Hà Trung dự kiến có 950 đấu nối.
Tổng số đấu nối dự kiến đạt được trong năm 2017 là 10.250 đấu nối.
- Đối với CSGN 2.1:
Kế hoạch năm 2017 là có 57.250 người được hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững (Công trình cấp nước sạch 9 xã huyện Nga Sơn, hoàn thành xây dựng vào tháng 12/2015 và đưa vào hoạt động cấp nước từ tháng 1/2016) và công trình cấp nước sạch xã Tiến Lộc huyện Hậu Lộc.
b) Chương trình nước sạch và VSTMTNT
Năm 2017, kế hoạch của Chương trình là thanh quyết toán cho công trình hoàn thành năm 2016 (công trình cấp nước sạch xã Đông Anh, huyện Đông Sơn); đầu tư khởi công mới 9 công trình cấp nước tập trung cho các thôn/bản khu vực miền núi đặc biệt khó khăn đã có quyết định phê duyệt dự án. Nguồn vốn đầu tư từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, thực hiện công tác thông tin, giáo dục truyền thông, giám sát đánh giá thực hiện Chương trình. Trong đó, tập trung cho các xã đặt mục tiêu về đích xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
3.2. Hợp phần Vệ sinh
a) Sở Y tế
Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện việc triển khai hợp phần vệ sinh để đảm bảo CSGN 1.2 và 2.2.
- Đối với CSGN 1.2: Kế hoạch năm 2017 là có 3.025 nhà vệ sinh xây mới. Qua đó, hoàn thành CSGN 1.2 của Chương trình giai đoạn 2013-2018 là có 45.800 nhà tiêu hợp vệ sinh xây mới.
Để đạt được 3.025 nhà tiêu xây mới trong năm 2017 dự kiến sẽ cần kiểm đếm số nhà tiêu xây mới từ tất các các nguồn vốn của các Chương trình như: Chương trình PforR, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, từ vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH tỉnh, vốn do các hộ dân tự đầu tư,...
- Đối với CSGN 2.2: Trong năm 2017 dự kiến có 8 xã đạt vệ sinh toàn xã (gồm các xã: Nga Hải, Phong Lộc, Hà Vinh, Thăng Bình, Quảng Thạch, Cẩm Bình, Thành Long và Hoằng Đạo) với 35.436 người hưởng lợi từ xã vệ sinh toàn xã.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện công tác đầu tư và xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học tại các xã vệ sinh toàn xã năm 2017 (dự kiến có 25 trường thuộc 8 xã đăng ký vệ sinh toàn xã năm 2017); thực hiện, kiểm tra, rà soát việc thực hiện tiêu chí công trình vệ sinh bền vững (CSGN 2.3) tại các xã theo kế hoạch; đảm bảo hoàn thành CSGN theo quy định của Chương trình.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT
Chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT thực hiện các hoạt động thuộc Hợp phần cấp nước; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra, đôn đốc các đơn vị để đảm bảo cuối năm 2017 hoàn thành được các CSGN về vệ sinh theo quy định.
3.3. Hợp phần Truyền thông, nâng cao năng lực, theo dõi, giám sát, đánh giá.
a) Sở Y tế
Thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho nhân dân tại 8 xã tham gia vệ sinh toàn xã năm 2017.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo
Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và nhà tiêu tại các trường học cho giáo viên và học sinh, trong đó tập trung cho các trường học thuộc các xã vệ sinh toàn xã.
c) Sở Nông nghiệp và PTNT
Chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh thực hiện công tác truyền thông, nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân dân tại các xã đầu tư công trình nước sạch, vệ sinh môi trường thông qua nhiều hình thức như:
- Tuyên truyền trên loa phát thanh xã;
- Hỗ trợ cho cộng tác viên về nước sạch và VSMT tại các xã;
- In ấn các tài liệu, tờ rơi, pano áp phích về sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường cho các xã;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện tại các xã.
4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Chương trình PforR)
Năm 2017, không khởi công mới công trình cấp nước sử dụng nguồn vốn từ Chương trình PforR.
Tổng số gói thầu kế hoạch thực hiện trong năm 2017 là 01 gói thầu; trong đó:
- Xây lắp là 0 gói thầu;
- Tư vấn là 01 gói thầu (Gói thầu Kiểm toán dự án thuộc Tiểu dự án nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa) với tổng giá trị (khởi điểm) là 438,795 triệu đồng; dự kiến thời gian thực hiện vào Quý 1/2017.
5. Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động
- Hành động 1:
Các dữ liệu về các hoạt động của Chương trình sẽ được các đơn vị báo cáo UBND tỉnh, các cơ quan trung ương (báo cáo tháng/quý/năm); Báo cáo Chương trình của tỉnh được UBND tỉnh báo cáo cho Ngân hàng, Bộ Nông nghiệp theo quy định; các hồ sơ, báo cáo được lưu trữ tại các đơn vị thực hiện.
- Hành động 2:
Tất cả các Gói thầu của dự án cấp nước sạch thực hiện đấu thầu đúng theo Luật đấu thầu của Chính phủ Việt Nam. Thông tin về đấu thầu được thông báo công khai, minh bạch trên Báo Đấu thầu theo quy định.
Trong năm 2017 sẽ thực hiện 01 Gói thầu (Gói thầu Kiểm toán dự án thuộc Tiểu dự án nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa) bằng hình thức đấu thầu rộng rãi.
- Hành động 3:
Thực hiện các báo cáo tài chính của Chương trình đầy đủ theo quy định (báo cáo tài chính hàng Quý, 6 tháng và cả năm). Công tác kiểm toán nội bộ được UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện tại Văn bản số 1702/UBND-NN ngày 11/03/2014 về việc Giao đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ Chương trình PforR. Trong những năm tiếp theo, việc kiểm toán nội bộ tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của Chương trình.
- Hành động 4:
Năm 2017, nếu được bổ sung nguồn vốn để đầu tư khởi công các dự án cấp nước mới, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình đối với công tác đền bù GPMB của các dự án.
- Hành động 5:
Trên địa bàn các xã tham gia Hợp phần cấp nước thuộc Chương trình không có đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Kế hoạch quản lý công trình sau đầu tư
6.1. Công trình cấp nước
Các công trình cấp nước sạch sau khi đầu tư, đưa vào vận hành áp dụng mô hình Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT quản lý, vận hành (theo Quyết định giao quản lý, khai thác vận hành công trình của UBND tỉnh Thanh Hóa). Mỗi nhà máy nước sẽ được thành lập đội ngũ cán bộ quản lý vận hành, phối hợp với địa phương trong công tác quản lý, vận hành, thu tiền nước.
Trong năm 2017 sẽ đưa công trình cấp nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa vào hoạt động ổn định với đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý vận hành đủ để đảm bảo công trình hoạt động có hiệu quả.
6.2. Công trình cấp nước & vệ sinh trường học
Các công trình nước sạch và vệ sinh tại các trường học sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho nhà trường quản lý, sử dụng. Qua đó, cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và vệ sinh cho nhà trường, cho cán bộ giáo viên và học sinh tại các điểm trường.
Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản công trình vệ sinh, sử dụng nước sạch để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả.
6.3. Công trình cấp nước & vệ sinh trạm y tế
Các công trình cấp nước và vệ sinh cho trạm y tế sau khi hoàn thành được giao cho trạm y tế quản lý, qua đó, công tác giữ gìn vệ sinh công trình đã được các trạm y tế thực hiện tốt, vì vậy các công trình đã hoạt động hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh cho cán bộ y tế và bệnh nhân tại các trạm y tế.
7. Đánh giá khả năng đảm bảo tiến độ của Chương trình
Căn cứ tình hình triển khai thực hiện các hợp phần hiện nay, dự kiến nếu được bố trí nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của năm 2017, khả năng tỉnh sẽ đạt được các CSGN theo quy định của Chương trình, qua đó, góp phần vào việc hoàn thành được các mục tiêu chung của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thanh Hóa.
8.1. Đối với các cơ quan của tỉnh Thanh Hóa:
- Đề nghị UBND tỉnh sớm bố trí vốn đối ứng còn thiếu để thực hiện công tác đền bù GPMB của Tiểu dự án cấp nước sạch 8 xã huyện Hoằng Hóa trong năm 2017.
- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đôn đốc UBND các huyện chỉ đạo chính quyền địa phương được hưởng lợi từ công trình cấp nước đẩy nhanh công tác thu tiền đối ứng của người hưởng lợi theo đúng quy định của Chương trình.
- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tăng cường phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa để đẩy mạnh việc xây dựng nhà tiêu hộ gia đình từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH tỉnh, qua đó kiểm đếm các nhà tiêu xây mới từ nguồn vốn này để đảm bảo hoàn thành được mục tiêu CSGN 1.2 của năm 2016.
8.2. Đối với các cơ quan trung ương và Nhà tài trợ (WB)
- Đề nghị trong năm 2017, bố trí đủ nhu cầu vốn và thông báo sớm ngay từ đầu năm cho các địa phương để chủ động triển khai các hoạt động của dự án, đảm bảo các Chỉ số giải ngân của tỉnh.
- Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nước sinh hoạt các xã ven biển; đề nghị xem xét, hỗ trợ kinh phí để tiếp tục đầu tư thêm các dự án cấp nước sạch cho các xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư dự án cấp nước sạch cho 3 xã (Thanh Thủy; Hải Châu, Hải Ninh) huyện Tĩnh Gia, với số đấu nối mới dự kiến là 6.700 đấu nối, kinh phí đầu tư khoảng 75 tỷ đồng.
Trên đây là Kế hoạch Chương trình nước sạch và VSNT dựa trên kết quả đầu ra vốn vay WB, tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo và kính xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
BẢNG DỮ LIỆU
(Phụ lục kèm theo Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 05/8/2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thanh Hóa)
A |
DỮ LIỆU HIỆN TẠI |
|
1 |
DỮ LIỆU CƠ BẢN VỀ TỈNH (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014) |
|
|
1.1. Diện tích (km2) |
11.132 |
|
1.2. Dân số năm 2014 |
3.496.081 |
|
1.3. Dân số năm 2016 |
- |
|
1.4. Số huyện |
24 |
|
1.5. Số xã nông thôn |
587 |
|
1.6. Số thành phố/thị xã |
3 |
|
1.7. Tổng số hộ nông thôn năm 2015 (Nguồn: QĐ công bố Bộ chỉ số Theo dõi đánh giá năm 2015, tỉnh Thanh Hóa) |
761.696 |
|
1.8. Dân số nông thôn 2015 |
3.118.564 |
|
1.9. Quy mô hộ trung bình |
4,09 |
2 |
TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC năm 2016 (ước thực hiện) |
|
|
2.1. Số dân nông thôn được cấp nước HVS trong năm |
1,4 |
|
2.2. Lũy tích số dân nông thôn được cấp nước HVS hết năm 2016 |
90,0 |
|
2.3. Tỷ lệ Số dân nông thôn được cấp nước HVS trong năm |
1,4 |
|
2.4. Lũy tích tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước HVS hết năm 2016 |
90,0 |
|
2.5. Số dân nông thôn được cấp nước QC 02 trong năm |
93.557 |
|
2.6. Lũy tích số dân nông thôn được cấp nước QC 02 hết năm 2016 |
1.434.539 |
|
2.7. Tỷ lệ Số dân nông thôn được cấp nước QC 02 trong năm |
3,0 |
|
2.8. Lũy tích tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước QC 02 hết năm 2016 |
46,0 |
3 |
CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG |
|
|
3.1. Tổng số công trình CNTT tại khu vực nông thôn đến năm 2016 |
490 |
|
a) Sử dụng nước ngầm |
10 |
|
b) Sử dụng nước mặt |
480 |
|
c) Cung cấp nước sạch |
24 |
|
d) Cung cấp nước HVS |
466 |
|
3.2. Số lượng đấu nối tại khu vực nông thôn |
63.662 |
|
3.3.a. Giá nước thấp nhất hiện tại (VND/m3) |
5.000 |
|
3.3.b. Giá nước cao nhất hiện tại (VND/m3) |
6.600 |
|
3.4. Chi phí sản xuất hiện tại (VND/m3) |
6.000 |
|
3.5. Tỷ lệ thất thoát trung bình (%) |
35 |
4 |
VỆ SINH năm 2016 (ước thực hiện năm 2016) |
|
|
4.1. Số hộ có nhà tiêu HVS trong năm |
38.846 |
|
4.2. Lũy tích số hộ có nhà tiêu HVS hết năm 2016 |
479.868 |
|
4.3. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS trong năm |
5 |
|
4.4. Lũy tích tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS hết năm 2016 |
63 |
|
4.5. % người được tiếp cận nhà tiêu HVS |
1.964.695 |
|
4.6. Số hộ có nhà tiêu |
740.096 |
|
4.7. Số hộ chưa có nhà tiêu |
21.600 |
|
4.8. Số xã đạt “Vệ sinh toàn xã” |
6 |
5 |
TRƯỜNG HỌC (Điểm trường chính) |
|
|
5.1. Tổng số trường học |
1.982 |
|
a) Số lượng trường mẫu giáo công lập |
646 |
|
b) Số lượng trường tiểu học |
699 |
|
c) Số lượng trường trung học |
637 |
|
5.2. Số trường học công lập có công trình nước và nhà tiêu HVS trong năm |
40 |
|
5.3. Lũy tích số trường học công lập có công trình nước và nhà tiêu HVS hết |
1.903 |
|
5.4. Tỷ lệ trường học công lập có công trình nước và nhà tiêu HVS trong năm |
2 |
|
5.5. Lũy tích tỷ lệ trường học công lập có công trình nước và nhà tiêu HVS hết năm 2016 |
96 |
6 |
TRẠM Y TẾ XÃ (Nguồn: Kết quả điều tra Bộ chỉ số TD ĐG nước sạch và VSMTNT năm 2015) |
|
|
6.1. Số lượng trạm y tế xã |
487 |
|
6.2. Số trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS trong năm |
7 |
|
6.3. Lũy tích số trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS hết năm 2016 |
477 |
|
6.4. Tỷ lệ số trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS trong năm |
0,4 |
|
6.5. Lũy tích tỷ lệ số trạm y tế có nước và nhà tiêu HVS hết năm 2016 |
98 |
7 |
MÔI TRƯỜNG |
|
|
7.1. Số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi HVS |
146.898 |
|
7.2. Tỷ lệ hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi HVS |
48 |
8 |
DỮ LIỆU NGHÈO VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ năm 2016 |
|
|
8.1. Số hộ nghèo năm 2014 (Nguồn: QĐ phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo năm 2014) |
9,93 |
|
8.2. Số hộ nghèo được cấp nước giai đoạn 2013-2018 |
11.656 |
|
8.3. Số hộ nghèo có nhà tiêu HVS giai đoạn 2013-2018 |
16.303 |
|
8.4. Dân số các dân tộc thiểu số năm 2016 |
Không thống kê |
|
8.5. Số hộ thiểu số được cấp nước giai đoạn 2013-2018 |
Không thống kê |
|
8.6. Số hộ thiểu số có nhà tiêu HVS giai đoạn 2013-2018 |
Không thống kê |
9 |
DỮ LIỆU GIỚI |
|
|
9.1. % hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hưởng hưởng lợi từ CTCNTT |
Không thống kê |
|
9.2. % hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hưởng hưởng lợi từ CT vệ sinh |
Không thống kê |
10 |
THU HỒI ĐẤT |
|
|
10.1. Tổng diện tích đất thu hồi thuộc Chương trình |
25.000 |
B |
DỮ LIỆU KẾ HOẠCH |
|
1 |
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 5 NĂM |
|
|
1.1. Số công trình CNTT mới đề xuất |
4 |
|
1.2. Số xã được cấp nước từ các CTCNTT mới |
29 |
|
1.3. Số đấu nối nước mới dự kiến từ các công trình CTCNTT mới |
45.800 |
|
1.4. Số nhà tiêu hộ gia đình HVS đề xuất |
17.520 |
|
1.5. Số xã đề xuất đạt “Vệ sinh toàn xã” |
40 |
|
1.7. Số công trình NS-VS trường học dự kiến được cải tạo - xây mới trong kế hoạch |
301 |
|
1.8. Số công trình NS-VS trạm y tế dự kiến được cải tạo - xây mới trong kế hoạch 5 năm |
67 |
|
1.9. Các khoản đầu tư CN&VS khác đề xuất trong giai đoạn 5 năm |
- |
2 |
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 2 NĂM ĐẦU |
|
|
2.1. Số công trình CNTT mới đề xuất |
2 |
|
2.2. Số xã được cấp nước từ các CTCNTT mới |
16 |
|
2.3. Số đấu nối nước mới dự kiến từ các công trình từ các CTCNTT mới |
22.900 |
|
2.4. Số nhà tiêu hộ gia đình HVS đề xuất |
4.040 |
|
2.5. Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” |
67.350 |
3 |
TỔNG CHI PHÍ DỰ KIẾN 5 NĂM (triệu VNĐ) |
|
|
3.1. Hợp phần 1- Cấp nước |
|
|
3.1.a Cấp nước cho dân cư |
539.261 |
|
3.1.b Cấp nước và vệ sinh trường học |
33.465 |
|
3.2. Hợp phần 2- Vệ sinh |
|
|
3.3. Hợp phần 3- Tăng cường năng lực |
14.765 |
|
3.4. Tổng chi phí chưa gồm dự phòng |
587.500 |
|
3.5. Tổng chi phí, bao gồm dự phòng phí |
626.900 |
C |
CÁC CHỈ SỐ |
|
|
DLI 1.1 |
|
|
● Năm 1 - số đấu nối nước mới, hoạt động |
- |
|
● Năm 2 - số đấu nối nước mới, hoạt động |
10.183 |
|
● Năm 3 - số đấu nối nước mới, hoạt động |
11.898 |
|
● Năm 4 - số đấu nối nước mới, hoạt động |
13.470 |
|
● Năm 5 - số đấu nối nước mới, hoạt động |
10.250 |
|
● Tổng 5 năm |
45.801 |
|
DLI 1.2 |
|
|
● Năm 1 - Nhà tiêu HVS được cải tạo, xây mới |
1.913 |
|
● Năm 2 - Nhà tiêu HVS được cải tạo, xây mới |
2.530 |
|
● Năm 3 - Nhà tiêu HVS được cải tạo, xây mới |
4.662 |
|
● Năm 4 - Nhà tiêu HVS được cải tạo, xây mới |
5.390 |
|
● Năm 5 - Nhà tiêu HVS được cải tạo, xây mới |
3.025 |
|
● Tổng 5 năm |
17.520 |
|
Mục tiêu giải ngân (triệu USD) |
|
|
● Năm 1 |
2,961 |
|
● Năm 2 |
8,613 |
|
● Năm 3 |
9,91 |
|
● Năm 4 |
5,268 |
|
● Năm 5 |
1,493 |
|
● Tổng cộng |
28,245 |
|
DLI 2.1 |
|
|
● Năm 1 - Số người hưởng lợi từ CTCNTT bền vững |
0 |
|
● Năm 2 - Số người hưởng lợi từ CTCNTT bền vững |
0 |
|
● Năm 3 - Số người hưởng lợi từ CTCNTT bền vững |
0 |
|
● Năm 4 - Số người hưởng lợi từ CTCNTT bền vững |
57.250 |
|
● Năm 5 - Số người hưởng lợi từ CTCNTT bền vững |
57.250 |
|
● Tổng 5 năm |
114.500 |
|
DLI 2.2 |
|
|
● Năm 1 - Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” |
27.703 |
|
● Năm 2 - Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” |
34.660 |
|
● Năm 3 - Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” |
40.460 |
|
● Năm 4 - Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” |
33.491 |
|
● Năm 5 - Số người hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” |
35.436 |
|
● Tổng 5 năm |
171.750 |
|
Mục tiêu giải ngân (triệu USD) |
|
|
● Năm 1 |
2,961 |
|
● Năm 2 |
8,613 |
|
● Năm 3 |
9,91 |
|
● Năm 4 |
5,268 |
|
● Năm 5 |
1,493 |
|
● Tổng cộng |
28,245 |
|
DLI 3.1 |
|
|
● Năm 1 - Kế hoạch năm được xây dựng và các báo cáo được thực hiện |
Có |
|
● Năm 2 - Kế hoạch năm được xây dựng và các báo cáo được thực hiện |
Có |
|
● Năm 3 - Kế hoạch năm được xây dựng và các báo cáo được thực hiện |
Có |
|
● Năm 4 - Kế hoạch năm được xây dựng và các báo cáo được thực hiện |
Có |
|
● Năm 5 - Kế hoạch năm được xây dựng và các báo cáo được thực hiện |
Có |
|
DLI 3.2 |
|
|
Mục tiêu giải ngân (triệu USD) |
|
|
● Năm 1 |
0.337 |
|
● Năm 2 |
0.337 |
|
● Năm 3 |
0.337 |
|
● Năm 4 |
0.337 |
|
● Năm 5 |
1.684 |
|
● Tổng cộng |
1.684,00 |
* Nguồn số liệu:
- Niên giám thống kê năm 2014 tỉnh Thanh Hóa
- QĐ công bố bộ chỉ số theo dõi đánh giá năm 2015, tỉnh Thanh Hóa
- Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình nước sạch và VSMTNT Thanh Hóa.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.