ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30 tháng 6 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030 và trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 47/TTr-SNN ngày 12/06/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động trong toàn ngành và xã hội về Chương trình Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 - 2030.
- Xác định các hoạt động cụ thể, cần ưu tiên thực hiện để thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Yêu cầu
- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2022 - 2030 theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại địa phương.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch; kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp, nhân rộng các mô hình, cách làm hay.
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh ứng dụng IPHM nhằm chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng, giảm chi phí đầu vào, giảm hóa chất độc hại, giảm phát thải khí nhà kính, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a. Trên 80% số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.
b. Đào tạo giảng viên, hướng dẫn viên:
- Đào tạo giảng viên, hướng dẫn viên IPHM Quốc gia và cấp tỉnh: ít nhất 20 giảng viên.
- Đào tạo hướng dẫn viên cấp xã: Mỗi xã có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng và 5 nông dân IPHM nòng cốt.
c. Phấn đấu có 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả ứng dụng IPHM; 70% diện tích cây ngô ứng dụng IPHM; cây công nghiệp đạt 70% diện tích ứng dụng IPHM.
d. Trên 90% số xã nông nghiệp thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng đúng theo quy định.
1. Truyền thông nâng cao nhận thức về IPHM
- Ứng dụng công nghệ số trong công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng về IPHM.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm cho các cấp, các ngành về IPHM.
- Phổ biến trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng (câu lạc bộ, diễn đàn, hội thảo đầu bờ, triển lãm/hội chợ, hội quán...) để người sản xuất trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tương tác với các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... để nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng dụng IPHM và khả năng tiếp cận thị trường.
2. Đào tạo, tập huấn, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực IPHM
- Đào tạo, tập huấn về IPHM cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.
- Cử cán bộ tham gia đào tạo giảng viên IPHM Quốc gia, cấp tỉnh để phát triển lực lượng giảng viên IPHM cấp tỉnh.
- Đào tạo, tập huấn hướng dẫn viên cộng đồng và lực lượng nông dân nòng cốt cấp xã cho các địa phương; hướng dẫn viên cộng đồng và nông dân nòng cốt giúp cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể tổ chức triển khai mở rộng các hoạt động ứng dụng IPHM ở các xã.
- Mở các lớp huấn luyện nông dân về IPHM trên các cây trồng chủ lực (lúa, bắp, rau và cây ăn trái...) nhằm giúp người dân hiểu rõ và nắm vững kiến thức về hệ sinh thái đồng ruộng, sự sinh trưởng, phát triển cây trồng, sinh vật gây hại, quản lý đất đai, nguồn nước trong canh tác, phân tích đánh giá các yếu tố trong hệ sinh thái đề xuất biện pháp xử lý thích hợp trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường mà vẫn giữ được năng suất, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3. Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trong sản xuất
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng ứng dụng IPHM gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tăng cường ứng dụng kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn; mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu,...
- Xây dựng và nhân rộng mô hình “Nông dân hướng dẫn nông dân” thông qua thực nghiệm ứng dụng IPHM thực tế trên đồng ruộng.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi kết quả và kinh nghiệm ứng dụng IPHM tới cộng đồng thông qua việc tổ chức hội nghị đầu bờ, các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ, diễn đàn nông dân,...
4. Nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
- Ứng dụng các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để chủ động phòng chống sinh vật gây hại, bảo vệ sản xuất.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhân giống sạch bệnh, sản xuất hạt giống khỏe phục vụ sản xuất.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tác nhân sinh học phòng chống sinh vật gây hại, phân bón vi sinh.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo sớm, phòng chống sinh vật gây hại trên cây trồng.
- Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe đất, nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính.
5. Rà soát cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng IPHM
- Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách, các nội dung nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển thúc đẩy ứng dụng IPHM phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc đăng ký, kinh doanh và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tác nhân sinh học trong phòng chống sinh vật gây hại cây trồng.
- Hỗ trợ hoạt động nông dân huấn luyện nông dân; nông dân nòng cốt thực hiện các thực nghiệm/nghiên cứu đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và phổ biến, hướng dẫn nông dân khác áp dụng.
- Hỗ trợ nhân rộng các mô hình ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực tại địa phương.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định, được phân bổ từ các nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và nguồn vốn chi thường xuyên giai đoạn 2023 - 2030.
2. Kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án có liên quan.
3. Kinh phí tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội; huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp từ các nhà tài trợ, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất lồng ghép từ các nguồn kinh phí được ngân sách bố trí hàng năm cho ngành nông nghiệp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch.
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách có liên quan đến thúc đẩy ứng dụng IPHM trong sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thường xuyên đưa tin, bài, tuyên truyền, nâng cao kiến thức về ứng dụng IPHM trên cây trồng cho nông dân, doanh nghiệp biết và áp dụng.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai các nội dung trong Kế hoạch, định kỳ hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật).
2. Sở Tài chính
- Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt bố trí dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm từ nguồn vốn chi thường xuyên ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương và phân cấp ngân sách hiện hành.
- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện thanh, quyết toán theo quy định hiện hành.
3. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm cây trồng lồng ghép ứng dụng IPHM.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các quy định về xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh trong hoạt động nông nghiệp.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Trên cơ sở đặt hàng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các viện trường, tổ chức liên quan triển khai thực hiện các đề tài khoa học công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực của tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức cho nhiều nhóm đối tượng biết và áp dụng nhằm thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực tại tỉnh một cách có hiệu quả.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, xây dựng kế hoạch thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực đến năm 2030 trên địa bàn.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nâng cao năng lực quản lý, tổ chức công tác thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng nhằm bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Định kỳ hàng năm báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) trước ngày 05/12.
Yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan khẩn trương phối hợp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.