ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 10 tháng 10 năm 2018 |
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm khoảng 98,8% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực; là khu vực khai thác và huy động các nguồn lực, tiềm năng, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn.
Theo khảo sát, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn có những khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn còn thấp, các vấn đề về kỹ năng của người lao động...
Trên cơ sở kết quả của Dự án “Phát triển nguồn nhân lực cho các định chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” do Sở Công Thương và Phòng Công nghiệp và Thương mại Sanjo, tỉnh Niigata, Nhật Bản phối hợp thực hiện, Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 đã được xây dựng dựa trên thực tế tình hình thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh và kinh nghiệm phát triển chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp của các chuyên gia tại thành phố Sanjo, Nhật Bản. Việc triển khai Kế hoạch này sẽ là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp ngành công nghiệp một cách cụ thể, toàn diện và tiến hành giai đoạn 3 của Dự án hợp tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp giữa Sở Công Thương và Phòng Công nghiệp và Thương mại Sanjo, tỉnh Niigata, Nhật Bản.
II. CĂN CỨ VÀ MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
1. Căn cứ xây dựng Kế hoạch:
- Luật Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;
- Quyết định số 3715/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài “Phát triển nguồn nhân lực cho các định chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”;
- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thành phố Sanjo được ký vào ngày 05 tháng 12 năm 2017.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển một cách bền vững, nâng cao năng lực quản trị và hội nhập quốc tế.
- Thực hiện nhất quán chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở phát triển nguồn lực nội tại: sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Phát triển 20 doanh nghiệp trọng điểm tham gia dự án.
- Phát triển thêm 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tuyển dụng lao động khoảng 30.000 - 40.000 lao động.
- Trên 80% doanh nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa được trang bị kiến thức về pháp luật, quản trị doanh nghiệp và hội nhập quốc tế.
III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
1. Tiếp tục cải thiện, thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:
- Tiếp tục rà soát hoàn thiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
- Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định của Trung ương; áp dụng giải quyết các thủ tục hành chính trực tuyến.
- Hệ thống hóa các chính sách và triển khai kịp thời các chính sách của Trung ương đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường xuyên cập nhật các quy định về hỗ trợ để hướng dẫn và thực hiện tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
- Xây dựng thể chế thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo thẩm quyền của địa phương.
2. Hoàn thiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng sản xuất:
a) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp:
- Hoàn thiện mạng lưới giao thông giữa các khu công nghiệp với hệ thống cảng biển.
- Triển khai các dịch vụ tiện ích phục vụ phát triển công nghiệp: khuyến khích chủ đầu tư các khu công nghiệp thực hiện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, xây dựng nhà ở công nhân, nhà trẻ, khu vui chơi, giải trí...
b) Hoàn thiện cơ sở vật chất mang chức năng điều phối hỗ trợ sản xuất:
- Mở rộng chức năng cho Trung tâm Khuyến công: Hỗ trợ máy móc thiết bị cho Trung tâm Khuyến công để nâng cao năng lực kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp, tăng cường kỹ năng marketing, cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực.
- Hình thành mối quan hệ, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua cơ sở vật chất tại Trung tâm Khuyến công: Thực hiện đề án Trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và thương mại nhằm tạo địa điểm giao lưu cho các doanh nghiệp.
3. Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp:
- Xây dựng nội dung đào tạo nguồn nhân lực dựa trên đề tài, cấp bậc, chức vụ.
- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn đào tạo cho doanh nghiệp.
- Thành lập quầy tiếp nhận thông tin tư vấn đào tạo cho doanh nghiệp.
- Tăng cường năng lực cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xây dựng quy trình liên kết tiếp nhận tu nghiệp sinh giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thành phố Sanjo.
- Tăng cường liên kết với các cơ quan đào tạo trong khu vực.
4. Nâng cao năng lực kỹ thuật, phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp:
a) Nâng cao năng lực kỹ thuật:
- Tổ chức tập huấn đào tạo liên kết để nâng cao kỹ thuật thiết kế, sản xuất, hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến lại dây chuyền sản xuất để tăng năng suất.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trang thiết bị dùng chung để kiểm tra chất lượng, phân tích nguyên liệu và độ chính xác của sản phẩm.
- Cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về xu hướng thị trường và xu hướng kỹ thuật mới, tiên tiến qua các hội thảo định kỳ, thành lập hội nghiên cứu phát triển sản phẩm.
b) Nâng cao năng lực phát triển sản phẩm:
- Đào tạo nâng cao năng lực phát triển sản phẩm.
- Cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về xu hướng thị trường và thiết kế sản phẩm mới.
5. Tăng cường kỹ năng marketing:
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá thông tin về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến với nhà đầu tư nước ngoài một cách có trọng tâm, trọng điểm.
- Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như: hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, tổ chức kết nối giao thương.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN/ĐỀ ÁN HỖ TRỢ
1. Nguồn kinh phí xin tài trợ của JICA có vốn đối ứng ngân sách tỉnh:
Dự án Nâng cao năng lực cho Trung tâm khuyến công về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị:
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp, tăng cường kỹ năng marketing, cung cấp thông tin, đào tạo nguồn nhân lực.
- Nội dung: Hỗ trợ máy móc thiết bị cho Trung tâm Khuyến công để thực hiện các chức năng cốt lõi của Trung tâm.
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến Công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp.
- Nguồn vốn dự kiến: 15.921.600.000 đồng từ nguồn vốn tài trợ của JICA và vốn đối ứng ngân sách tỉnh (không quá 03 tỷ đồng).
2. Nguồn kinh phí xin tài trợ của JICA:
a) Nâng cao năng lực tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp cho công chức phụ trách phát triển doanh nghiệp:
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực tư vấn quản trị cho doanh nghiệp của công chức phụ trách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.
- Nội dung: Đào tạo 12 công chức, viên chức phụ trách phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung tâm Khuyến công và các Sở, Ban, Ngành có liên quan khả năng tư vấn doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- Đơn vị triển khai: Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp.
- Nguồn vốn dự kiến: Phối hợp với thành phố Sanjo, tỉnh Niigata lập Đề án xin tài trợ từ JICA.
b) Nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Mục tiêu: Cải thiện năng lực quản lý của lãnh đạo 06 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Nội dung: Cử chuyên gia trực tiếp đến doanh nghiệp tư vấn phương pháp quản trị, quản lý doanh nghiệp theo phương pháp Nhật Bản để cải thiện tình hình kinh doanh.
- Thực hiện: Sở Công Thương và 06 doanh nghiệp được lựa chọn.
- Nguồn vốn dự kiến: Phối hợp với thành phố Sanjo, tỉnh Niigata lập Đề án xin tài trợ từ JICA.
c) Triển khai MOU với thành phố Sanjo về tiếp nhận tu nghiệp sinh:
- Mục tiêu: Triển khai thực hiện MOU với thành phố Sanjo.
- Nội dung: Phối hợp với đối tác ở thành phố Sanjo để cử sinh viên mới tốt nghiệp, người lao động của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại thành phố Sanjo, tỉnh Niigata, Nhật Bản.
- Thực hiện: Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ, Sở Công Thương.
- Nguồn vốn dự kiến: Phối hợp với thành phố Sanjo, tỉnh Niigata lập Đề án xin tài trợ từ JICA.
3. Nguồn kinh phí xã hội hóa:
* Đề án “Trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu và thương mại”:
- Mục tiêu: Tạo ra địa điểm giới thiệu sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu của tỉnh và nơi giao lưu, kết nối cho các doanh nghiệp.
- Nội dung: Xây dựng và thực hiện Đề án “Trung tâm giới thiệu sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu và thương mại”.
- Thực hiện: Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp.
- Nguồn vốn dự kiến: 2.835.900.000 đồng từ nguồn vốn liên kết giữa doanh nghiệp và chính quyền.
1. Giao Sở Công Thương làm đơn vị đầu mối, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Hiệp hội đại diện doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương giai đoạn 2018 - 2025.
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan bố trí kinh phí thuộc ngân sách tỉnh để đảm bảo việc thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm triển khai hoàn thiện mạng lưới giao thông giữa các khu công nghiệp với hệ thống cảng biển.
4. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm đôn đốc các chủ đầu tư khu công nghiệp thực hiện các dịch vụ thông tin một cửa cung cấp cho nhà đầu tư thứ cấp và triển khai các hoạt động xây dựng hạ tầng phục vụ nhu cầu của công nhân, chuyên gia trong khu công nghiệp.
5. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác cải cách hành chính.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện chương trình cử tu nghiệp sinh đến thành phố Sanjo.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện công tác xúc tiến đầu tư.
8. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ khởi nghiệp, chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
9. Sở Công Thương có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp về các hoạt động nâng cao năng lực kỹ thuật, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng cường chức năng cho Trung tâm Khuyến công.
10. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan nghiên cứu, triển khai thực hiện các chương trình trong Kế hoạch này vào Chương trình, nhiệm vụ của đơn vị trong từng năm của giai đoạn 2018 - 2025./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.