ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 04 tháng 7 năm 2017 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2017
Thực hiện Nghị quyết số 42/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về việc Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ chi tiết nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2017;
Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ chủ yếu đối với công tác giảm nghèo
- Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở; quan tâm thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, không sai, không sót.
- Tiếp tục triển khai các dự án, chính sách theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các dự án sẽ được triển khai theo hướng tập trung, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và đi vào những nội dung cụ thể, ưu tiên cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra giám sát nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và tiếp cận thông tin.
- Xây dựng, lồng ghép hiệu quả chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đặc biệt là các chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi như: Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, chính sách hỗ trợ cho người dân sinh sống vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn,...; đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 đối với 02 huyện: Đồng Xuân và Sông Hinh.
- Giảm nghèo gắn với đẩy mạnh xã hội hóa cùng với sự nổ lực vươn lên vượt khó thoát nghèo của chính bản thân hộ nghèo và đảm bảo tính bền vững của những hộ thoát nghèo.
2. Mục tiêu giảm nghèo năm 2017
Đến cuối năm 2017, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,2% so với đầu năm 2017 (giảm 5.163 hộ), tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 8,09%. Cụ thể từng địa phương như sau:
+ Huyện Đông Hòa : giảm 233 hộ.
+ Huyện Tây Hòa : giảm 411 hộ.
+ Huyện Phú Hòa: giảm 139 hộ.
+ TP.Tuy Hòa: giảm 179 hộ.
+ Huyện Tuy An: giảm 822 hộ.
+ TX. Sông Cầu: giảm 620 hộ.
+ Huyện Đồng Xuân: giảm 1.183 hộ.
+ Huyện Sơn Hòa: giảm 845hộ.
+ Huyện Sông Hinh: giảm 731 hộ.
(Có bảng tổng hợp cụ thể đính kèm)
3. Kế hoạch thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo
3.1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
3.1.1. Chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ nghèo:
- Kế hoạch hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo là 537.775 triệu đồng, với 28.390 hộ, cụ thể như sau:
+ Hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất 450.000 triệu đồng cho 15.000 hộ.
+ Hỗ trợ cho vay học sinh, sinh viên 78.000 triệu đồng cho 13.000 học sinh, sinh viên.
+ Hỗ trợ vay xóa nhà ở tạm theo Quyết định 33/QĐ-TTg là 390 nhà, với số tiền 9.750 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp: Các hội, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, TP.
3.1.2. Công tác theo dõi, thu hồi và quản lý nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo (XĐGN):
- Nội dung thực hiện:
+ Tích cực chỉ đạo, đôn đốc các chủ dự án thực hiện công tác quản lý, theo dõi và thu hồi nguồn vốn vay XĐGN đã quá hạn; thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi nguồn vốn, nhất là đối với những trường hợp có điều kiện, khả năng trả nợ nhưng cố tình dây dưa hoặc chiếm dụng vốn.
+ Kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các chủ dự án lập hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét xóa nợ và miễn lãi đối với những trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng, hiện rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, không còn khả năng trả nợ.
- Kế hoạch thực hiện: Phấn đấu trong năm 2017, đôn đốc thu hồi 200 triệu đồng.
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố và các hội, đoàn thể: Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
3.1.3. Chương trình xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo:
- Nội dung thực hiện: Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo.
- Kế hoạch thực hiện: 630 nhà, trong đó:
+ Quỹ ngày vì người nghèo các cấp: 270 nhà.
+ Theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ xóa nhà ở tạm tỉnh là 250 nhà.
+ Quỹ xóa nhà ở tạm của tỉnh : 50 nhà, trong đó:
* Huyện Đồng Xuân: 10 nhà;
* Huyện Sông Hinh: 10 nhà;
* Huyện Tuy An: 08 nhà;
* Huyện Sơn Hòa: 05 nhà;
* Huyện Phú Hòa: 05 nhà;
* Thị xã Sông Cầu: 05 nhà;
* Huyện Đông Hòa: 04 nhà ;
* Hội Cựu chiến binh tỉnh: 03 nhà;
+ Các nguồn huy động khác: 60 nhà;
- Tổ chức thực hiện:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành thực hiện nguồn vốn Quỹ xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo tỉnh; đồng thời có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo trên phạm vi cả tỉnh.
+ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Quỹ ngày vì người nghèo các cấp.
+ Sở Xây dựng chủ trì phối hợp cùng CN.Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các ngành liên quan và UBND các địa phương thực hiện theo Quyết định 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.1.4. Chính sách hỗ trợ về y tế:
- Nội dung thực hiện:
+ Cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc gia đình nghèo và cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
+ Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, người thuộc diện cận nghèo và đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
- Kế hoạch thực hiện: 310.000 người.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Ban Dân tộc, Bảo hiểm xã hội tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3.1.5. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục:
- Nội dung thực hiện: Triển khai chính sách miễn giảm học phí, cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh hộ nghèo thu nhập, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
- Kế hoạch thực hiện: Tổng số học sinh, sinh viên hỗ trợ giáo dục 68.000 lượt, trong đó:
+ Miễm giảm học phí: 36.000 lượt học sinh, sinh viên;
+ Hỗ trợ chi phí học tập: 32.000 lượt học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3.1.6. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội:
- Nội dung thực hiện: Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện và Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo thu nhập và hộ chính sách xã hội.
- Kế hoạch thực hiện: Tổng số hộ nghèo hỗ trợ: 22.600 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.2. Các dự án hỗ trợ giảm nghèo
3.2.1. Dự án 1: Chương trình 30a
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo
+ Nội dung thực hiện: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh và duy tu bảo dưỡng các công trình ở 02 huyện nghèo Sông Hinh và Đồng Xuân theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Kế hoạch kinh phí: 29.297 triệu đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 29.297 triệu đồng, chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc.
+ Cơ quan phối hợp: UBND 02 huyện Đồng Xuân và Sông Hinh, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
- Nội dung thực hiện:
+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở 11 xã theo Quyết định 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Kinh phí thực hiện: 11.710 triệu đồng (Trung ương hỗ trợ 11.720 triệu đồng, chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An và thị xã Sông Cầu.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
- Nội dung:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y…; hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất;
+ Hỗ trợ tạo đất sản xuất gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng lúa, đất sản xuất;
+ Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;
+ Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và theo quy định;
+ Nhân rộng các mô hình: khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới;
- Cơ chế thực hiện: Đối tượng, nội dung thực hiện và hình thức hỗ trợ thực hiện theo Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
- Kế hoạch kinh phí: 4.100 triệu đồng (ngân sách Trung ương 4.100 triệu đồng, chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND các huyện, thị xã.
d) Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Nội dung: Hỗ trợ người lao động tham gia học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp.
+ Hoạt động nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; hỗ trợ hoạt động tư vấn;
+ Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.
- Đối tượng: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.
- Kế hoạch kinh phí: 1.720 triệu đồng (Ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.720 triệu đồng, chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thượng binh và Xã hội.
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, TP.
3.2.2. Dự án 2: Chương trình 135
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn
- Nội dung:
+ Hỗ trợ đầu tư, tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Nội dung hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
+ Duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng cơ sở ở các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Kế hoạch kinh phí: 25.348 triệu đồng, (chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn.
- Nội dung:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp hàng hóa gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; chi phí làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, lồng bè, sân phơi, cát săm, kho chứa, bạt; chi phí tiêm phòng gia súc; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, tham quan học tập;
+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ gồm: chi phí làm nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, chi phí tham quan, học tập;
+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo hỗ trợ phát triển sản xuất, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y; vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Nhân rộng các mô hình: khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới.
- Đối tượng: 16 xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới xã an toàn khu vào diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 và các thôn, buôn đặc biệt khó khăn được Trung ương phê duyệt.
- Kế hoạch kinh phí: 6.650 triệu đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 6.650 triệu đồng, chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì thực hiện: UBND các huyện, thị xã;
+ Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp hướng dẫn nội dung hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất;
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững.
c) Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn buôn đặc biệt khó khăn
- Nội dung:
+ Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, các thôn buôn đặc biệt khó khăn;
+ Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, các thôn buôn đặc biệt khó khăn.
- Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn:
- Kế hoạch kinh phí: 572 triệu đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 572 triệu đồng).
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Ban Dân tộc tỉnh;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã.
3.2.3. Dự án 3: Hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
- Nội dung:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp hàng hóa gồm: Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn gia súc; máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; chi phí làm chuồng trại chăn nuôi, ao nuôi, lồng bè, sân phơi, kho chứa, bạt…; chi phí tiêm phòng gia súc; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, tham quan học tập;
+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ gồm: chi phí làm nhà xưởng; máy móc thiết bị; vật tư sản xuất; chi phí tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, chi phí tham quan, học tập.
- Kế hoạch kinh phí: 784 triệu đồng (Ngân sách trung ương hỗ trợ 784 triệu đồng, chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên).
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện.
b) Tiểu dự án 2: Nhân rộng mô hình giảm nghèo
- Nội dung: Nhân rộng các mô hình Khuyến nông, lâm, ngư, mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung, mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hoá để người nghèo tiếp cận và tham gia; mô hình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh - quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới.
+ Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công cho người nghèo thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng (giao thông, thủy lợi…), quy mô nhỏ ở thôn, buôn; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện chương trình.
+ Nhân rộng các mô hình giảm nghèo đã được thử nghiệm thành công khác do các địa phương, các tổ chức quốc tế đã thực hiện.
- Kế hoạch kinh phí: Kinh phí 2.000 triệu đồng, trong đó ngân sách trung ương 1.000 triệu đồng (chi tiết theo Quyết định số 1210/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của UBND tỉnh Phú Yên) và ngân sách tỉnh hỗ trợ 1.000 triệu đồng, cụ thể:
+ Thị xã Sông Cầu: 100 triệu đồng;
+ Huyện Tuy An : 180 triệu đồng;
+ Huyện Sơn Hòa: 100 triệu đồng;
+ Huyện Phú Hòa: 160 triệu đồng;
+ Huyện Tây Hòa: 160 triệu đồng;
+ Huyện Đông Hòa: 100 triệu đồng;
+ Huyện Sông Hinh: 100 triệu đồng;
+ Huyện Đồng Xuân: 100 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: UBND các huyện, thị xã;
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai thực hiện.
3.3. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
3.3.1. Tiểu dự án: Truyền thông về giảm nghèo:
- Nội dung:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo;
+ Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kỳ ở cơ sở;
+ Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở;
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện Chương trình;
+ Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo.
- Kế hoạch kinh phí thực hiện: 167 triệu đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 167 triệu đồng).
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thượng binh và Xã hội;
+ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức hội đoàn thể và các địa phương.
3.3.2. Tiểu dự án: Giảm nghèo về thông tin:
- Nội dung:
+ Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở;
+ Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác;
+ Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn;
+ Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã;
+ Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời;
+ Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở;
- Kế hoạch kinh phí thực hiện: 288 triệu đồng (ngân sách Trung ương trung ương hỗ trợ 288 triệu đồng).
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và truyền thông;
+ Cơ quan phối hợp: Các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã.
3.4. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
3.4.1. Hoạt động nâng cao năng lực:
- Nội dung:
+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
+ Tập huấn điều tra rà soát hộ nghèo hàng năm cho các bộ cơ sở.
+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo;
- Kế hoạch kinh phí thực hiện: 220 triệu đồng (ngân sách Trung ương).
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thượng binh và Xã hội;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3.4.2. Hoạt động quản lý và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:
- Nội dung:
+ Tổ chức giám sát kết quả triển khai chương trình giảm nghèo hàng năm ở các địa phương do các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện;
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát đánh giá chương trình ở các cấp theo Thông tư số 39/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
+ Điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017;
+ Kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất;
+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp;
+ Xây dựng kế hoạch giảm nghèo, chính sách văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực giảm nghèo bền vững. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình và các hoạt động, dự án thành phần thuộc Chương trình.
- Kinh phí thực hiện: 606 triệu đồng, trong đó Ngân sách trung ương 180 triệu đồng, ngân sách địa phương 426 triệu đồng (đã bố trí trong dự toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội). Cụ thể như sau:
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: 536 triệu đồng;
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: 10 triệu đồng;
+ Sở Nông nghiệp và PTNT: 30 triệu đồng;
+ Ban Dân tộc: 30 triệu đồng.
- Tổ chức thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thống kê, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Căn cứ mục tiêu, các ngành liên quan và địa phương tập trung phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo năm 2017; đề ra giải pháp thật cụ thể để thực hiện đạt hiệu quả, tiếp tục kiện toàn và phát huy trách nhiệm từng thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch giám sát đối với hoạt động ở xã, phường, thị trấn; phân công trách nhiệm từng thành viên Ban chỉ đạo theo dõi và phụ trách từng địa bàn, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo ở cơ sở.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, nhất là đối với các chính sách có sự tham gia của nhiều ngành hoặc có sự lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau như: Chương trình 135, nông thôn mới, giảm nghèo bền vững...
Các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững) để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành Trung ương.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành liên quan và địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn tỉnh./.
Nơi nhận: |
KT.CHỦ TỊCH |
STT |
Huyện, TX, TP |
Tổng số hộ dân ước cuối năm 2017 |
Hộ nghèo |
||||
Tổng số hộ nghèo đầu năm |
Tỷ lệ đầu năm |
Số hộ nghèo còn lại cuối năm |
Tỷ lệ cuối năm 2017 |
Giảm so với đầu năm |
|||
1 |
Thành phố Tuy Hòa |
45.504 |
1.221 |
2,71 |
1.042 |
2,29 |
0,42 |
2 |
Thị xã Sông Cầu |
27.471 |
2.461 |
9,05 |
1.841 |
6,70 |
2,35 |
3 |
Huyện Phú Hòa |
29.768 |
1.620 |
5,50 |
1.481 |
4,98 |
0,52 |
4 |
Huyện Đồng Xuân |
17.950 |
5.768 |
32,45 |
4.585 |
25,54 |
6,91 |
5 |
Huyện Tây Hòa |
34.090 |
1.924 |
5,70 |
1.513 |
4,44 |
1,26 |
6 |
Huyện Sơn Hòa |
15.812 |
3.224 |
20,59 |
2.379 |
15,05 |
5,54 |
7 |
Huyện Sông Hinh |
12.791 |
3.276 |
25,86 |
2.545 |
19,90 |
5,96 |
8 |
Huyện Tuy An |
37.478 |
4.383 |
11,81 |
3.561 |
9,50 |
2,31 |
9 |
Huyện Đông Hòa |
33.544 |
1.888 |
5,68 |
1.655 |
4,93 |
0,75 |
|
Tổng cộng |
254.408 |
25.765 |
10,29 |
20.602 |
8,10 |
2,20 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.