ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/KH-UBND |
Hưng Yên, ngày 05 tháng 9 năm 2019 |
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;
Căn cứ Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO);
Căn cứ Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC); các Tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM 1, ISPM 2, ISPM 3);
Căn cứ Công văn số 572/UDCN-VP ngày 24/12/2018 của Cục ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KHCN) về việc hợp tác ứng dụng hệ thống và tiêu chuẩn OTAS;
Căn cứ Công văn số 1031/TT-CLT ngày 29/8/2018 của Cục Trồng trọt về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất trồng trọt;
Căn cứ Công văn số 417/CBTTNS-TN ngày 23/4/2019 của Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản về việc phát triển thị trường phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu bằng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS;
Căn cứ Công văn số 393/BVTV-KD ngày 10/3/2015 của Cục Bảo vệ thực vật về việc quy định điều kiện kiểm dịch thực vật đối với quả vải, nhãn tươi xuất khẩu vào Mỹ;
Căn cứ Công văn số 775/BVTV-KDTV ngày 05/5/2015 của Cục Bảo vệ thực vật về việc điều kiện kiểm dịch thực vật đối với quả vải tươi xuất khẩu vào Úc;
Căn cứ Công văn số 1320/BVTV-HTQT ngày 27/5/2019 của Cục Bảo vệ thực vật về việc thí điểm ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS để cấp, quản lý mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu;
Căn cứ công văn số 1664/BVTV-KD ngày 02/07/2019 của Cục Bảo vệ thực vật về việc tăng cường kiểm dịch thực vật đối với quả tươi xuất khẩu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 161/TTr-SNN ngày 13/8/2019; Văn bản thẩm định của Sở Tài chính số 891/STC-HCSN ngày 03/9/2019 về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:
1. Mục đích
- Chuẩn hóa dữ liệu vùng trồng cây ăn quả chủ lực của tỉnh Hưng yên để quản lý và cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ xuất khẩu, theo yêu cầu bắt buộc của các thị trường nhập khẩu như Mỹ, Úc, Châu Âu, Trung Quốc, vv...; ngăn ngừa sự giả mạo mã số vùng trồng, nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng uy tín của người dân, doanh nghiệp và thương hiệu của tỉnh.
- Tối ưu hóa lợi ích của tỉnh Hưng Yên và nhân dân trong các hoạt động liên kết sản xuất, thương mại và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp an toàn thông qua việc ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.
- Đảm bảo tính minh bạch trong việc truy xuất và xác thực xuất xứ nguồn gốc hàng hóa bằng hệ thống thông tin quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo yêu cầu về các điều kiện kiểm dịch thực vật của các nước nhập khẩu.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát, kiểm soát chất lượng, quản lý sinh vật gây hại phục vụ xuất khẩu.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo yêu cầu về dư lượng của các nước nhập khẩu để nâng cao giá trị hàng nông sản và phát triển thương hiệu của tỉnh đáp ứng hàng rào kỹ thuật ngày càng chặt chẽ đặt ra ở các thị trường có giá trị cao.
- Cung cấp sản phẩm có chất lượng, an toàn và bền vững được các thị trường quốc tế chấp nhận, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Ứng dụng, vận hành có hiệu quả hệ thống/tiêu chuẩn OTAS thông qua trang Web (www.otasglobal.com) trong quản lý và cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng đối với cây ăn quả có truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và đảm bảo các yêu cầu nhập khẩu bắt buộc của các thị trường.
- Bảo đảm vận hành hệ thống liên tục, thông suốt phục vụ công tác quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đảm bảo dễ dàng, khoa học trong vận hành nhằm tạo thuận lợi trong việc cấp mã số, quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát vùng trồng; gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận mã số và giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tốt.
- Hộ nông dân trong vùng cấp mã số được đào tạo nâng cao nhận thức về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn/quy định của Quốc tế.
- Các cơ sở được cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn/hệ thống OTAS phải đạt các điều kiện sản xuất về vệ sinh ATTP, có chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); phải được khảo sát, đánh giá, thẩm định, giám sát, kiểm tra định kỳ, đột xuất bởi các chuyên gia chuyên ngành theo quy định của Việt Nam và Quốc tế.
- Các cơ sở được cấp mã số vùng trồng phải có biển cỡ lớn và biển cỡ nhỏ xác định tọa độ, vị trí và diện tích, dữ liệu được chuẩn hóa và nhập vào hệ thống OTAS phục vụ xác thực bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
- Các cơ sở được xét cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng theo hệ thống/tiêu chuẩn OTAS phải được trồng liền kề, tập trung thành khu vực có diện tích đủ lớn theo quy định cấp mã.
- Các sản phẩm từ vùng trồng được cấp mã phải có mã truy xuất ngược dòng đến vùng trồng được cấp mã, được số hóa và liên kết với mã số vùng trồng trên giấy chứng nhận mã số vùng trồng và được xác thực bởi cơ quan thẩm quyền nhà nước trên hệ thống OTAS.
1. Khảo sát đánh giá vùng trồng
1.1. Khảo sát sơ bộ vùng trồng
- Thu thập thông tin vùng trồng: Xác định tọa độ vùng trồng, tình hình dịch hại tại địa phương trong 5 năm; việc tuân thủ các quy định ATTP của Nhà nước; kiểm tra sơ bộ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; việc triển khai áp dụng các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt.
- Lấy mẫu đất, mẫu nước (đối với các vùng trồng chưa kiểm tra đánh giá) để phân tích, kiểm tra, đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
- Lập báo cáo đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, các tư vấn, khuyến nghị.
1.2. Khảo sát chính thức vùng trồng
- Kiểm tra hoạt động giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước tại vùng trồng gồm các nội dung: Giám sát dịch hại, giám sát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giám sát thực hành nông nghiệp tốt tại các hộ/cơ sở trong vùng trồng.
- Kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất, chế biến: Kiểm tra các nhà sơ chế, chế biến, kiểm tra chéo các hoạt động của đơn vị quản lý chất lượng địa phương tuân thủ TCVN và ISO về quản lý dữ liệu.
- Kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Thống kê, phân loại các thuốc BVTV đang được kinh doanh, phân phối trong vùng trồng; thống kê tên các điểm/cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; kiểm tra việc tuân thủ quy định nhà nước.
- Giám định sinh vật hại trong danh mục cấm, dư lượng thuốc BVTV, thuốc kháng sinh: Lấy mẫu kiểm tra và giám định sinh vật hại trong danh mục cấm; tồn dư thuốc BVTV.
2. Chuẩn hóa dữ liệu các vùng trồng
2.1. Nhập dữ liệu
2.1.1. Đối với các vùng đã được cấp mã số vùng trồng
Cập nhật dữ liệu của 596 hộ nông dân trong 10 vùng đã được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích là 105,7 ha được chuẩn hóa và các thông tin được chuẩn hóa đưa trên hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trang Web (www.otasglobal.com) và được tích hợp bằng mã QR code in trên giấy chứng nhận mã số vùng trồng.
2.1.2. Đối với các vùng cấp mới
Tiếp tục cập nhật dữ liệu của 258 hộ nông dân trong 06 vùng với tổng diện tích là 56 ha sau khi được khảo sát, đánh giá đủ tiêu chuẩn cấp mới sẽ được chuẩn hóa và các thông tin được chuẩn hóa đưa trên hệ thống/tiêu chuẩn OTAS (www.otasglobal.com) và được tích hợp bằng mã QR code in trên giấy chứng nhận mã số vùng trồng.
2.2. Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống
- Cài đặt cấu hình, tối ưu hóa phần cứng và duy trì hệ thống truy xuất nguồn gốc và xác thực thông tin (OTAS).
- Thiết lập và vận hành hệ thống bảo mật an ninh, an toàn: như tường lửa, hệ thống diệt virus và phát hiện xâm nhập. Xác định, khắc phục sự cố, giải quyết và ghi lại các vấn đề kết nối và hiệu suất hệ thống.
- Giám sát, đảm bảo hiệu suất và tối ưu hóa hệ thống để có tốc độ và tính sẵn sàng tối ưu. Triển khai cấu hình và nâng cấp phần mềm của hệ thống.
- Thực hiện hoạt động sao lưu dữ liệu hệ thống định kỳ (hàng tuần, hàng tháng) và khôi phục khẩn cấp trong các trường hợp bất thường. Cấp mới, phân quyền truy cập, điều chỉnh quyền truy cập của người dùng vào các file nhạy cảm để bảo vệ chống lại vi phạm an ninh nội bộ.
- Hỗ trợ qua điện thoại với người dùng.
- Xây dựng tài liệu, video hướng dẫn sử dụng phần mềm.
3. Thẩm định hồ sơ, cấp, xác thực mã số vùng trồng
- Thẩm định hồ sơ điện tử, cấp giấy chứng nhận mã số vùng trồng.
- Cắm biển mã số cỡ lớn vùng được cấp mã số và kích hoạt trên hệ thống.
- Cấp tem mã số vùng trồng gắn lên sản phẩm.
4. Kiểm tra, giám sát định kỳ sau cấp mã; cập nhật dữ liệu lên hệ thống
- Định kỳ hàng tháng kiểm tra việc sử dụng và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; các cơ sở thu gom, sản xuất, chế biến tại vùng trồng.
- Định kỳ 6 tháng/lần lấy mẫu kiểm nghiệm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, giám định sinh vật hại trong danh mục cấm.
- Cập nhật dữ liệu kiểm tra lên hệ thống/tiêu chuẩn OTAS thông qua trang Web (www.otasglobal.com).
5.1. Đào tạo cán bộ
Tổ chức 01 lớp đào tạo nhận thức cho 30 cán bộ làm công tác quản lý từ tỉnh đến cấp xã, thôn về:
- Quản lý vùng trồng, sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật và mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật theo yêu cầu của một số thị trường khó tính tốt.
- Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý (Hiệp định thương mại tự do (FTA), pháp luật, thị trường, kinh doanh và quản lý, các tiêu chuẩn, quy định quốc tế về hàng hóa xuất nhập khẩu); kiến thức cơ bản về các Hiệp định thương mại tự do (FTA), pháp luật, thị trường, kinh doanh và quản lý cho các hộ sản xuất kinh doanh.
- Quản lý và vận hành hiệu quả hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
5.2. Tập huấn nông dân
5.2.1. Tập huấn nhận thức
Tổ chức 04 lớp tập huấn nhận thức cho nông dân nòng cốt tại 6 xã có 16 vùng trồng được cấp (60 người/lớp) về các nội dung sau:
- Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Tiêu chuẩn/quy định của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đối với tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản nhập khẩu.
- Ứng dụng Hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
5.2.2. Tập huấn về quản lý và duy trì mã số vùng trồng
Tổ chức 04 lớp tập huấn về quản lý và duy trì mã số vùng trồng cho nông dân nòng cốt tại 6 xã có 16 vùng trồng được cấp (60 người/lớp) về các nội dung sau:
- Quản lý vùng trồng, sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật và mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật của một số thị trường khó tính; công nghệ sau thu hoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hành nông nghiệp tốt, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
- Hiệp định thương mại tự do (FTA), pháp luật, thị trường, kinh doanh và quản lý, các tiêu chuẩn, quy định quốc tế về hàng hóa xuất nhập khẩu.
1. Năm 2019
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ nội tiêu và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Rà soát, tổng hợp các vùng trồng đã được cấp mã số vùng trồng.
- Phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I và các đơn vị liên quan thí điểm một số sản phẩm cây ăn quả như nhãn, chuối... để đưa xuất khẩu thử nghiệm tại các thị trường mới.
- Các công tác chuẩn bị để triển khai nội dung Kế hoạch.
2. Năm 2020
Nội dung thực hiện |
Thời gian và tiến độ |
|||||||||||
|
T1 |
T2 |
T3 |
T4 |
T5 |
T6 |
T7 |
T8 |
T9 |
T10 |
T11 |
T12 |
Triển khai Kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị thực hiện |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đào tạo cán bộ |
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khảo sát sơ bộ |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tập huấn nông dân |
|
x |
x |
x |
x |
|
|
|
|
|
|
|
Khảo sát chính thức |
|
|
|
x |
x |
|
|
|
|
|
|
|
Chuẩn hóa dữ liệu |
|
|
|
x |
x |
x |
x |
|
|
|
|
|
Thẩm định hồ sơ, cấp mã vùng trồng |
|
|
|
|
x |
x |
x |
|
|
|
|
|
Kiểm tra, giám sát sau cấp mã |
|
|
|
|
|
|
x |
x |
x |
x |
x |
x |
3. Các năm tiếp theo
3.1. Đối với các vùng đã ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS
Duy trì, vận hành hệ thống, kiểm tra, giám sát định kỳ về việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại vùng trồng; lấy mẫu kiểm nghiệm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, giám định sinh vật hại trong danh mục cấm...cập nhật dữ liệu lên hệ thống thông qua trang Web (www.otasglobal.com); cấp tem truy xuất và phối hợp với các địa phương để xuất khẩu sản phẩm.
3.2. Đối với các vùng chưa ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS
Tiếp tục khảo sát, đánh giá các vùng trồng mới trên các loại cây trồng để ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp chứng nhận mã số vùng trồng cây ăn quả phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Căn cứ vào nhu cầu của các đơn vị có vùng sản xuất nhãn, vải, chuối...dự kiến mỗi năm tiếp tục cấp 02 mã số vùng trồng mới để ứng dụng hệ thống phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
1. Năm 2019
Sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp cho Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan (Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) từ dự toán ngân sách năm 2019 để chi cho các hoạt động như: Phân tích đất trồng, nước tưới, sản phẩm, tập huấn kỹ thuật sản xuất an toàn, cấp chứng nhận VietGap.
2. Năm 2020: Tổng kinh phí thực hiện là: 1.050.000.000đ (Một tỷ không trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
3. Các năm tiếp theo: Tổng kinh phí thực hiện là: 500.000.000đ. (Năm trăm triệu đồng chẵn).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu I (Cục Bảo vệ thực vật) tham mưu áp dụng rộng rãi hệ thống/tiêu chuẩn OTAS trong quản lý và cấp mã số vùng trồng cây ăn quả theo nội dung kế hoạch; xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá trên cơ sở hàng tháng, quý và năm; giám sát, đánh giá, theo dõi, cấp, gia hạn và thu hồi các mã số vùng trồng không tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật và ATTP; cấp chứng nhận mã số vùng trồng cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và tuân thủ thực hành kiểm dịch thực vật tốt.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị tại các địa phương nơi có vùng trồng được cấp mã số, lập danh sách các hộ nông dân, giám sát, đánh giá, kiểm tra theo quy định.
- Rà soát các mã số vùng trồng được cấp và tổng hợp các vùng trồng đăng ký cấp mới.
- Kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện các biện pháp kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, nhà đóng gói, các cơ sở bán hàng, phương tiện vận tải.
- Quản lý kinh phí cấp và quản lý mã số vùng trồng theo hệ thống/tiêu chuẩn OTAS, ký kết các hợp đồng với đơn vị, chuyên gia tư vấn hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo chuyên đề theo nội dung kế hoạch này.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm; triển khai kế hoạch năm sau.
- Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, kinh phí ở các năm sau trình UBND tỉnh.
2. Sở tài chính
- Cân đối nguồn ngân sách hàng năm tham mưu UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.
3. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, phổ biến tới các tổ chức cá nhân, các doanh nghiệp xuất khẩu và phân phối sản phẩm về các vùng được cấp mã số vùng trồng để thuận lợi cho việc thu mua, sơ chế xuất khẩu.
- Phối hợp tổ chức tốt các nội dung xúc tiến thương mại, liên kết với các thị trường để thúc đẩy xuất khẩu trong các thị trường với giá trị cao.
4. Các sở, ngành liên quan
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền và tham gia tích cực trong giám sát các vùng trồng, tham gia các hoạt động liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật và hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Rà soát, lựa chọn cơ sở có đủ điều kiệm tham gia thí điểm hệ thống/tiêu chuẩn OTAS.
- Phối hợp trong triển khai tập huấn, kiểm soát hồ sơ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, quảng bá và truyền thông những cơ sở, sản phẩm có nguồn gốc từ vùng trồng được cấp mã trên cơ sở minh bạch thông tin, có lô hàng và mã hàng tích hợp từ các vùng trồng được cấp mã;
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tham gia hệ thống.
6. Đơn vị tư vấn triển khai hệ thống/tiêu chuẩn OTAS
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Bảo vệ thực vật xây hoàn thành chuẩn hóa dữ liệu và đưa vào hệ thống OTAS.
- Tư vấn thiết kế tem nhãn, bao bì đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng trồng được cấp mã.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị liên hệ kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.