ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 113/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 129-KH/TU NGÀY 03/02/2023 CỦA THÀNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Để tổ chức triển khai các nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 03/02/2023 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch 129-KH/TU), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch 129-KH/TU, xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các sở, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan cùng hành động để khai thác, sử dụng có hiệu quả, góp phần đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
2. Yêu cầu
- Quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết 10), các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các sở, ngành, UBND cấp huyện của Thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản.
- Việc triển khai Nghị quyết 10 phải được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, đồng bộ từ thành phố đến cơ sở; xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm phải hoàn thành, lộ trình thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức và hành động trong toàn Đảng bộ để triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả
Trong năm 2023 các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thành việc phổ biến, quán triệt, tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết 10, Kế hoạch thực hiện của Thành ủy sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản trên địa bàn Thành phố bằng các hình thức, nội dung phù hợp, hiệu quả.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về khoáng sản
- Kịp thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản (sửa đổi) đảm bảo phù hợp với thực tiễn của Thành phố.
- Có chính sách khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế trong hoạt động khoáng sản; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở nghiền, tái chế phế liệu, phế thải trong hoạt động xây dựng, vật liệu san nền, góp phần giảm áp lực trong khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản tự nhiên.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản
- Phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản; các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược liên quan đến địa chất khoáng sản.
- Hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Hà Nội (trong đó có xây dựng phương án bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản); ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường vành đai 4, vành đai 5 - Vùng Thủ đô.
- Tập trung thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức ngay đấu giá khoáng sản đối với các mỏ đã hoàn thành phê duyệt trữ lượng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép; ưu tiên cấp phép dự án khai thác khoáng sản cho tổ chức, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với địa chỉ sử dụng khoáng sản.
- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khai thác trái phép; thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, yêu cầu thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng sản không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Tiếp tục triển khai Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam. Tăng cường hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng với các cơ quan, đơn vị. Ưu tiên các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học ứng dụng phục vụ công tác thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và chia sẻ thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản trên phạm vi Thành phố quản lý.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với danh mục các bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông và trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất khoáng sản; tăng cường tổ chức đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, sai phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là hành vi lợi dụng đầu cơ, tích trữ, nâng giá trị gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân.
- Hoàn thiện sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về khoáng sản. Chú trọng đào tạo, tăng cường nhân lực đầu tư thiết bị để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản các cấp. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về khoáng sản; đặc biệt quan tâm đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý khoáng sản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phổ biến, quán triệt toàn diện nội dung Nghị quyết số 10 đến các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố.
- Kịp thời xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản (sửa đổi) đảm bảo phù hợp với thực tiễn của Thành phố. Hoàn thiện sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về khoáng sản; tăng cường nhân lực, đầu tư thiết bị để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Phối hợp chặt chẽ các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản; các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược liên quan đến địa chất khoáng sản.
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Hà Nội (trong đó có xây dựng phương án bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản); ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường vành đai 4, vành đai 5 - Vùng Thủ đô.
- Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố được phê duyệt; Tổ chức đấu giá khoáng sản đối với các mỏ đã hoàn thành phê duyệt trữ lượng theo Quyết định số 5275/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 của UBND Thành phố.
- Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép; ưu tiên cấp phép dự án khai thác khoáng sản cho tổ chức, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Tiếp tục triển khai Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh giữa Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam. Tăng cường hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng với các cơ quan, đơn vị và chia sẻ thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản trong phạm vi Thành phố quản lý
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất khoáng sản; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khai thác trái phép; thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, yêu cầu thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng sản không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2. Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Hà Nội (trong đó có xây dựng phương án bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản); ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường vành đai 4, vành đai 5 - Vùng Thủ đô.
3. Sở Khoa học Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng phục vụ công tác thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.
4. Sở Xây dựng:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế trong sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở nghiền, tái chế phế liệu, phế thải trong hoạt động xây dựng, vật liệu san nền, góp phần giảm áp lực trong khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản tự nhiên.
5. Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với danh mục các bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông và trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
6. Công an Thành phố
Tăng cường phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá trị khoáng sản gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân.
7. Sở Nội vụ
Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về khoáng sản theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt quan tâm đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trực tiếp làm công tác quản lý khoáng sản.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí của Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản và công tác triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố, góp phần nâng cao nhận thức người dân, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản.
9. UBND các quận, huyện, thị xã
Thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đến UBND cấp xã và các đơn vị, tổ chức có liên quan; huy động, chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn, giải tỏa, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép theo thẩm quyền.
10. Cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thực hiện đăng các tin, bài trong đó tập trung về công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật về khoáng sản và công tác triển khai Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Kế hoạch này và Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 14/9/2022 của UBND Thành phố. Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.
2. Theo chức năng, nhiệm vụ, Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị có liên quan của Thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này và Kế hoạch số 245/KH-UBND ngày 14/9/2022 của UBND Thành phố. Định kỳ ngày 20 tháng 12 hàng năm, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về cơ quan thường trực để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 129/KH/TU ngày 03/02/2023 của Thành ủy. Trong quá trình tổ chức thực hiện, có những vấn đề mới, những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh, thay thế, đề nghị các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
T/M ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC
TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM
VỤ TRỌNG TÂM THEO KẾ HOẠCH SỐ 129-KH/TU NGÀY 03/02/2023 CỦA THÀNH ỦY
(Kèm theo Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 31/3/2023 của UBND Thành phố)
STT |
Tên nhiệm vụ trọng tâm |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
Đơn vị phối hợp thực hiện |
Thời gian dự kiến |
1 |
Phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW đến các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở, ngành Thành phố; các quận huyện thị xã |
Năm 2023 |
2 |
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất khoáng sản; có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động khai thác trái phép; thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, yêu cầu thực hiện dự án cải tạo phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ đối với các mỏ khai thác khoáng sản không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở, ngành Thành phố, các quận huyện thị xã |
Hàng năm |
3 |
Tổ chức đấu giá khoáng sản đối với các mỏ đã hoàn thành phê duyệt trữ lượng theo Quyết định số 5275/QĐ-UBND ngày 29/12/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 của UBND Thành phố. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở, ngành Thành phố; các quận, huyện thị xã |
Năm 2023 |
4 |
Hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thành phố Hà Nội (trong đó có xây dựng phương án bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản); ưu tiên cấp phép khai thác khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường vành đai 4, vành đai 5 - Vùng Thủ đô. |
Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội |
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã |
2023 - 2024 |
5 |
Nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng phục vụ công tác thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản |
Sở Khoa học Công nghệ |
Các sở, ngành Thành phố; các quận, huyện, thị xã |
2023 - 2024 |
6 |
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế trong sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở nghiền, tái chế phế liệu, phế thải trong hoạt động xây dựng, vật liệu san nền, góp phần giảm áp lực trong khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản tự nhiên |
Sở Xây dựng |
Các sở, ngành Thành phố; các quận, huyện, thị xã |
2023 - 2024 |
7 |
Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với danh mục các bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông và trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa. |
Sở Giao thông vận tải |
Các sở, ngành Thành phố; các quận, huyện, thị xã |
2023 - 2024 |
8 |
Tăng cường tổ chức đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, sai phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là hành vi lợi dụng đầu cơ, tích trữ, nâng giá trị gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân. |
Công an Thành phố |
Các sở, ngành Thành phố; các quận, huyện, thị xã |
Hàng năm |
9 |
Thực hiện Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn |
UBND các quận huyện thị xã |
Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành Thành phố |
Hàng năm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.