ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/KH-UBND |
Sơn La, ngày 24 tháng 4 năm 2019 |
XÂY DỰNG XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2019-2020
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 về việc xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020,
Căn cứ Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020. Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2019 của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019-2020, cụ thể như sau:
1. Xây dựng nông thôn mới là một quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển nông thôn bền vững. Vì vậy, các xã sau khi đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cần tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và hoàn thiện sớm trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
2. Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, cần tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng các tiêu chí đã đạt, chỉ đạo thực hiện để đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Các xã sau khi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019-2020 theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2018-2020 ban hành theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Trong giai đoạn 2019-2020, Lựa chọn 03 xã tiêu biểu tại 03 đơn vị huyện, thành phố để triển khai xây dựng thí điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao để làm cơ sở phát triển, nhân rộng cho giai đoạn sau năm 2020 (Theo phụ lục đỉnh kèm).
1. Mục tiêu chung:
- Nâng cao chất lượng tiêu chí các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới;
- Xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao nhằm đảm bảo xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững; có kinh tế phát triển; hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và phát huy; an ninh trật tự xã hội đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ.
- Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phải là xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đạt đầy đủ các nội dung theo quy định được ban hành tại Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 19/9/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
+ Phấn đấu đến 2020, có ít nhất 03 xã trở lên xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
+ Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới còn lại đạt tối thiểu 05/17 tiêu chí trở lên của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thực hiện quản lý, sử dụng, duy tu, bảo trì, nâng cấp đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư. Không để công trình bị xuống cấp, hư hỏng mà không được sửa chữa duy tu kịp thời.
2. Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân:
- Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của xã gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch... của địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, phát triển hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực; có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn, hoặc mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ.
- Giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất của xã.
- Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân ở mức vượt trội, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, tiến đến xóa hộ nghèo trên địa bàn xã.
- Tiếp tục nâng cao trình độ dân trí của người dân, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo các cấp, lao động nông thôn; nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo trên địa bàn.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và mức hưởng thụ các dịch vụ y tế ban đầu cho người dân; thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch; không có tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người; Nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã, tăng cường công tác quản lý, theo dõi sức khỏe cho dân số thường trú trên địa bàn. Tuyên truyền, vận động hầu hết người dân trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế.
- Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được bảo đảm, thu hút nhiều người dân tham gia; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống địa phương, dân tộc; xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, dân chủ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện. Xây dựng mô hình hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng thu hút được nhiều người dân tham gia.
- Xây dựng cảnh quan, không gian nông thôn sáng - xanh - sạch, đẹp và giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc trên địa bàn toàn xã.
- Bảo đảm cho mọi người dân trên địa bàn xã được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định.
- Thực hiện tốt việc thu gom và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã theo đúng quy định; Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường thu hút đông đảo cộng đồng dân cư tham gia và hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
- Thực hiện tốt các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn xã.
- Xây dựng, thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. An ninh trật tự - Hành chính công:
- An ninh trật tự được bảo đảm; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; có các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Bảo đảm không để có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội nghiêm trọng; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm.
- Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính; giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo đúng quy định. Xây dựng mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả.
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở. Các thôn, bản xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước cộng đồng. Cán bộ, công chức xã chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và nâng cao đạo đức công vụ trong thực hiện nhiệm vụ.
III. Tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Thực hiện theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao ban hành theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 019/9/2018 về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020.
IV. Dự kiến nguồn vốn bố trí thực hiện
1. Nguồn vốn huy động:
Các huyện, thành phố ưu tiên bố trí tập trung nguồn vốn cho lĩnh vực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng cảnh quan, môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống địa phương, bảo đảm an ninh trật tự...; ngoài ra bố trí một phần vốn để nâng cấp, hoàn thiện các tiêu chí nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn để đạt chuẩn theo quy định.
2. Nguồn kinh phí:
- Các huyện, thành phố huy động nguồn lực địa phương, thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn; vốn tín dụng, huy động nguồn lực đóng góp từ cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các nội dung, tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn.
- Bố trí một phần kinh phí từ ngân sách (Trung ương, tỉnh) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn hợp pháp khác,... hỗ trợ các địa phương cụ thể theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh): Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố, xã triển khai thực hiện tốt kế hoạch này; hằng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, nội dung liên quan theo kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính: Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn kinh phí bảo đảm cho việc triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường giám sát, phản biện; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch; lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng bổ sung các nội dung mới phù hợp với kế hoạch này.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết, lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch chung của tỉnh.
Trên đây là nội dung Kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Sơn La, giai đoạn 2019 - 2020, yêu cầu sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra và đúng quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền, đề nghị các đơn vị phản ánh về Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh để tổng hợp), tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH SÁCH 03 XÃ CHỌN ĐỂ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG
THÍ ĐIỂM XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 111/KH-UBND ngày 24/4/2019 của UBND tỉnh Sơn La)
TT |
Huyện/thành phố |
Xã |
Ghi chú |
1 |
Mai Sơn |
Chiềng Ban |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao |
2 |
Mộc Châu |
Mường Sang |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao |
3 |
Thành phố Sơn La |
Chiềng Cọ |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới Nâng cao |
Cộng |
03 huyện/t.phố |
03 xã |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.