ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1100/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 26 tháng 4 năm 2025 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG DỊCH SỞI NĂM 2025 ĐỢT 3 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh. UBND tỉnh Gia Lai xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch
Bệnh Sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do vi rút gây ra, có thể gặp ở tất cả các đối tượng đặc biệt là trẻ em. Bệnh lây lan rất nhanh khi người nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi. Khi bị bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như viêm phổi, viêm màng não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh Sởi đang có xu hướng gia tăng số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch Sởi đã xuất hiện trên diện rộng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao... WHO cũng khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca Sởi (ghi nhận những trường hợp Sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch, các tỉnh, thành phố còn lại có nguy cơ thấp và trung bình, cần tổ chức rà soát để tiêm bù, tiêm vét cho trẻ lỡ tiêm do đại dịch. Việc triển khai tiêm chiến dịch và tiêm bù tiêm vét cần được thực hiện khẩn trương để ngăn chặn dịch xảy ra, đặc biệt ở những nơi có có chùm ca bệnh không để cho dịch lan rộng. Do đặc điểm dịch tễ phức tạp của bệnh Sởi, bệnh khả năng lây lan nhanh, rộng và phụ thuộc nhiều vào tiêm chủng nên việc tiêm chủng cần triển khai càng sớm càng nhanh càng tốt.
Năm 2024, trên toàn quốc ghi nhận hơn 45.758 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi, 18 trường hợp tử vong liên quan đến Sởi, số trường hợp nghi Sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (66,6%). Từ đầu năm 2025 đến nay, ghi nhận 38.807 trường hợp nghi Sởi, 05 trường hợp tử vong, số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp) và tiếp tục ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%). Hầu hết các trường hợp mắc Sởi là không tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh Sởi hoặc chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin Sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lứa tuổi tiêm chủng vắc xin Sởi ở những nước có bệnh Sởi lưu hành là tiêm mũi 1 từ 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc 15-18 tháng tuổi, còn ở những nước đã loại trừ bệnh Sởi, tiêm mũi thứ nhất lúc 12 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai lúc 15-18 tháng tuổi. WHO cũng khuyến cáo việc tiêm bổ sung một mũi vắc xin có chứa thành phần Sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi trong những trường hợp gồm: Khi đang bùng phát dịch Sởi, trong các chiến dịch nơi mà nguy cơ mắc Sởi ở trẻ dưới 9 tháng tuổi cao, sau đó trẻ tiếp tục được tiêm 2 mũi theo lịch của Chương trình TCMR (lưu ý mũi 1 cách mũi bổ sung ít nhất 4 tuần); Vắc xin Sởi sử dụng cho trẻ dưới 9 tháng tuổi là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng mắc bệnh Sởi cho nhóm tuổi nhỏ khi có dịch bùng phát.
Tại tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 20/4/2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 2.958 ca sốt phát ban nghi sởi, 01 trường hợp tử vong. Các ca bệnh xuất hiện ở 17 huyện, thị xã, thành phố. Tập trung cao ở các huyện như Chư Sê, Krông Pa, Đăk Đoa và một số huyện khác cũng đang tiếp tục gia tăng. Từ tháng 10 năm 2024, trên cơ sở đánh giá nguy cơ bệnh sởi, tỉnh Gia Lai đã đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh Sởi cho các đối tượng 1-5 tuổi đạt tỷ lệ trên 95,7%. Đến tháng 3 năm 2025 tiếp tục triển khai tiêm cho đối tượng 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 87,0% và đối tượng 6-10 tuổi đạt tỷ lệ 96,9%. Các nhóm đối tượng đang được tiếp tục rà soát và tiêm vét để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng theo quy định.
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội;
- Nghị định số 104/216/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05/02/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
- Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13/6/2024 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế;
- Quyết định số 4845/QĐ-BYT ngày 25/12/2012 của Bộ Y tế ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh Sởi, rubella”;
- Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh Sởi;
- Quyết định số 1340/QĐ-BYT ngày 21/4/2025 của Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3”;
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh Sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch Sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh Sởi tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2. Mục tiêu cụ thể
- 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần Sởi theo quy định được tiêm 01 mũi vắc xin chứa thành phần Sởi.
- Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định số 155/2017/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.
III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Thời gian: Triển khai sớm ngay sau khi vắc xin được phân bổ theo 2 lần:
- Lần 1: hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
- Lần 2: hoàn thành trước ngày 15/5/2025.
2. Đối tượng: Trẻ từ 11 đến 15 tuổi tại các xã/phường nguy cơ cao/rất cao chưa được tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi và trẻ chưa rõ tiền sử tiêm chủng, không rõ tiền sử mắc sởi, có nguyện vọng tiêm vắc xin chứa thành phần sởi.
3. Phạm vi triển khai: Trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai.
Các địa phương căn cứ vào 1 trong 2 tiêu chí sau để xác định xã/phường nguy cơ cao/rất cao:
- Tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch của các đợt tiêm chủng chiến dịch năm 2014 - 2015 cho nhóm từ 01 tuổi đến 14 tuổi và năm 2018 - 2019 cho nhóm đối tượng 01 đến 05 tuổi dưới 95%.
- Số mắc bệnh sởi ở nhóm từ 11 đến 15 tuổi trong 02 hoặc 03 tuần gần nhất có xu hướng tăng.
IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Điều tra, lập danh sách đối tượng
- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các trạm Y tế xã, phường, thị trấn tiến hành điều tra, lập danh sách các đối tượng thuộc chiến dịch, bao gồm trẻ tại trường học và trong cộng đồng, kể cả trẻ vãng lai tại địa bàn quản lý, tránh bỏ sót đối tượng, đặc biệt ở những vùng có biến động dân cư. Mỗi đối tượng sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin chứa thành phần Sởi.
- Đối tượng tiêm: Trẻ từ 11 đến 15 tuổi tại các xã/phường nguy cơ cao/rất cao chưa được tiêm chủng/chưa tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi và trẻ chưa rõ tiền sử tiêm chủng, không rõ tiền sử mắc sởi, có nguyện vọng tiêm vắc xin chứa thành phần sởi.
Ngoại trừ đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm (có bằng chứng được tiêm thể hiện trên Phiếu/Sổ tiêm chủng/Phần mềm quản lý tiêm chủng); đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định[1].
(Lưu ý nếu không rõ hoặc không rà soát được tiền sử tiêm chủng thì thực hiện tiêm vắc xin ngay).
2. Truyền thông
Truyền thông trực tiếp trước, trong và sau khi triển khai hoạt động tiêm chủng chiến dịch tiêm vắc xin về tác dụng, hiệu quả của các vắc xin đối với trẻ em và sự cần thiết đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tiêm bù liều cho trẻ khi thiếu mũi, an toàn tiêm chủng:
- Tuyến tỉnh, huyện: Thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình, đài truyền thanh, báo chí... để người dân biết và chủ động đưa con em đi tiêm chủng.
- Tuyến xã, phường: Thông báo hàng ngày trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức buổi chủng.
3. Cung ứng vắc xin
3.1. Loại vắc xin
- Vắc xin chứa thành phần sởi do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế sản xuất, lọ 10 liều, dạng đông khô kèm dung môi.
- Nguồn vắc xin: 500.000 liều vắc xin chứa thành phần sởi do Tập đoàn FPT hỗ trợ.
3.2. Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: đầu mối tiếp nhận vắc xin do tập đoàn FPT hỗ trợ; Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực đề xuất phân bổ số vắc xin theo các lần như sau:
Lần 1:
+ Trẻ đủ 6 tháng tuổi và từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi: 117.200 liều vắc xin sởi theo nhu cầu đề xuất của các tỉnh, thành phố.
+ Trẻ từ 11 đến 15 tuổi: 334.500 liều vắc xin chứa thành phần sởi cho 51 tỉnh, thành phố để triển khai theo phạm vi do tỉnh, thành phố quyết định theo quy định tại phần 3, Mục III (theo phụ lục I đính kèm).
Lần 2: Phân bổ 48.300 liều vắc xin chứa thành phần sởi còn lại cho nhóm từ 11 đến 15 tuổi trên cơ sở báo cáo kết quả triển khai lần 1 và kết quả xác định phạm vi triển khai của các tỉnh, thành phố (xã/phường có nguy cơ cao/rất cao).
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là đầu mối phối hợp các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực và các đơn vị liên quan thực hiện tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắc xin đến các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố.
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur cấp phát vắc xin cho các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trước khi tổ chức tiêm chủng dựa trên kế hoạch triển khai cụ thể của từng tỉnh, thành phố. Chủ động thực hiện phân bổ, điều phối giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực phụ trách căn cứ nhu cầu điều chuyển, đề xuất của các tỉnh, thành phố đảm bảo sử dụng vắc xin an toàn và hiệu quả.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tiếp nhận vắc xin từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên và cấp phát cho Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trước khi tổ chức tiêm chủng.
- Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện, thị xã, thành phố để bảo quản và cấp phát cho các xã 1-2 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm chủng.
- Trạm Y tế xã, phường, thị trấn tiếp nhận vắc xin từ tuyến huyện, thị xã, thành phố, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng.
- Việc bảo quản vắc xin được thực hiện theo các quy định hiện hành.
4. Tổ chức tiêm chủng
4.1. Hình thức triển khai
- Tùy vào điều kiện và tình hình của từng địa phương để triển khai:
+ Tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin Sởi tại các cơ sở y tế, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
+ Tại các Trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn.
+ Tại các điểm tiêm chủng ngoại trạm đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận. Tùy vào điều kiện của từng địa phương quyết định điểm tiêm ngoài trạm cho phù hợp với đối tượng tiêm.
- Thực hiện tiêm vét cho những trẻ bị bỏ sót ngay cuối mỗi đợt hoặc trong tiêm chủng thường xuyên.
- Cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm chủng, phản ứng trong những lần tiêm trước.
4.2. Tổ chức buổi tiêm chủng
- Trạm Y tế xã tổ chức buổi tiêm chủng, triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi, vắc xin MR tại Trạm Y tế xã hoặc phối hợp với các cơ sở giáo dục, các ban ngành đoàn thể liên quan để bố trí điểm tiêm chủng theo quy định.
- Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm tiêm phụ thuộc vào số đối tượng trên địa bàn, không quá 100 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm tiêm cho riêng vắc xin Sởi hoặc vắc xin MR; không quá 50 đối tượng/bàn tiêm/buổi tiêm nếu tiêm cùng các vắc xin khác.
- Rà soát và tiêm vét những trẻ thuộc diện đối tượng đã được đăng ký hoặc chưa được đăng ký có mặt tại địa bàn ở thời điểm triển khai cần được tiêm vét để hạn chế số trẻ bị bỏ sót.
- Đối với các trường hợp tạm hoãn: cần có kế hoạch tiêm vét vào ngay cuối mỗi đợt hoặc vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng.
- Lưu ý: Trong chiến dịch: KHÔNG tiêm vắc xin Sởi/MR cho những đối tượng đã được tiêm vắc xin có chứa thành phần sởi trong vòng 1 tháng trước khi triển khai tiêm; KHÔNG tiêm vắc xin Sởi/MR cho đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin chứa thành phần Sởi theo quy định.
4.3. Kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng, xử trí phản ứng sau tiêm
- Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng theo hướng dẫn tại Quyết định số định 1575/QĐ-BYT ngày 27/03/2023 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
- Theo dõi sau tiêm chủng theo hướng dẫn tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.
- Bố trí trang bị, thuốc chống sốc và xử trí theo quy định tại Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
- Bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử trí kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm nếu có.
- Giám sát, báo cáo phản ứng sau tiêm: Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
5. Theo dõi, giám sát và báo cáo
- Các xã, phường, thị trấn thực hiện nhập 01 mũi tiêm vắc xin MR cho các đối tượng đã được tiêm trong chiến dịch này lên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia (NIIS) và thực hiện báo cáo kết quả tiêm, báo cáo tình hình sử dụng vắc xin theo quy định.
- Báo cáo tiến độ: Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng Kế hoạch tiếp nhận và triển khai tiêm vắc xin Sởi-Rubella chiến dịch. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất lên tuyến trên theo quy định; đảm bảo kết quả, tiến độ triển khai thực hiện được báo cáo đầy đủ, kịp thời. Báo cáo kết quả tiêm vắc xin hàng tuần trong thời gian tổ chức kế hoạch và báo cáo tổng hợp trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc.
- Báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm: Báo cáo sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế và các hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện báo cáo kết quả tiêm vắc xin hàng ngày trong thời gian tổ chức kế hoạch gửi Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Sở Y tế để theo dõi và báo cáo kết thúc chiến dịch như sau:
+ Lần 1 trong vòng 03 ngày sau khi kết thúc.
+ Lần 2 trong vòng 07 ngày sau khi hoàn thành chiến dịch tiêm chủng.
6. Giám sát hỗ trợ
Tổ chức các đoàn giám sát hỗ trợ công tác triển khai tiêm chủng tại các điểm tiêm cho các đối tượng, đảm bảo triển khai an toàn, hiệu quả.
7. Kinh phí thực hiện
7.1. Cung ứng vắc xin
- Bộ Y tế cung ứng vắc xin cho các tỉnh, thành phố để triển khai chiến dịch.
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực vận chuyển vắc xin đến các tỉnh, thành phố.
Kèm theo phụ lục I: Dự kiến đối tượng và nhu cầu vắc xin, vật tư cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh Sởi đợt 3 tại tỉnh Gia Lai.
7.2. Kinh phí cho các hoạt động triển khai kế hoạch tại địa phương
- Kinh phí hoạt động Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2025.
- Kinh phí từ các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
- Nguồn kinh phí của các huyện/thị xã/thành phố từ nguồn ngân sách dự phòng do UBND tỉnh đã cấp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì xây dựng, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3 theo đúng Kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách sách trẻ em từ 11-15 tuổi đang theo học tại các cơ sở giáo dục chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ vắc xin có thành phần sởi để tổ chức tiêm chủng; tăng cường công tác truyền thông, tư vấn, vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ hợp pháp của trẻ để trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời đầu mối phối hợp với lực lượng Quân y, bộ đội biên phòng để triển khai việc rà soát, tiêm chủng bù liều với những đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
- Lập kế hoạch, thực hiện cung ứng, tiếp nhận, phân bổ vắc xin, vật tư tiêm chủng cho triển khai Kế hoạch.
- Định kỳ chia sẻ thông tin với đầu mối của Sở Giáo dục và Đào tạo về các thông tin liên quan và tiến độ thực hiện để tăng cường công tác chỉ đạo liên ngành.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành y tế tại địa phương rà soát, lập danh sách sách trẻ em chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin có thành phần sởi để tổ chức tiêm chủng.
- Chủ động phối hợp với ngành y tế và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ của trẻ để trẻ được tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để phối hợp tổ chức các điểm tiêm chủng đảm bảo an toàn, khoa học.
- Đẩy mạnh truyền thông trong nhà trường, trong các hội nhóm phụ huynh học sinh về các dấu hiệu nhận biết bệnh Sởi, các biện pháp phòng bệnh, vận động các gia đình đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Tài chính kiểm tra, rà soát tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Báo Gia Lai; Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu, rộng, thường xuyên, đầy đủ, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh Sởi và các biện pháp phòng, chống, nhất là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh Sởi đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
- Phối hợp với ngành Y tế tăng thời lượng chương trình phóng sự, số lượng các tin, bài hướng dẫn, phổ biến kiến thức về bệnh Sởi để mọi người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng; đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao hiệu quả công tác triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi.
5. Chi nhánh Viettel Gia Lai
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát các tính năng của phần mềm Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị sử dụng.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, chỉ đạo Trung tâm Y tế và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3 trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với ngành y tế tại địa phương rà soát, lập danh sách sách trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ để tổ chức tiêm chủng.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, giám sát và đôn đốc tiến độ thực hiện theo Kế hoạch; Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai thực hiện tại các đơn vị trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2025 đợt 3; UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp triển khai thực hiện và tổng hợp, báo cáo kết quả đảm bảo thời gian quy định. Quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC I
DỰ
KIẾN PHÂN BỔ VẮC XIN CHO CÁC ĐƠN VỊ ĐỂ TỔ CHỨC CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN
PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI
(Kèm theo Kế hoạch số 1100/KH-UBND ngày 26/4/2025 của UBND tỉnh Gia Lai)
TT |
Địa phương |
Số trẻ từ 11 đến 15 tuổi* |
Trẻ từ 11- 15 tuổi tại vùng nguy cơ cao/rất cao |
Phân bổ vắc xin có thành phần Sởi lần 1 |
1 |
Pleiku |
21820 |
21820 |
4970 |
2 |
Kông Chro |
4194 |
1976 |
300 |
3 |
An Khê |
3060 |
681 |
300 |
4 |
Ayun Pa |
2171 |
1120 |
350 |
5 |
Đak Đoa |
11000 |
11000 |
4770 |
6 |
Chư Sê |
6589 |
6589 |
3070 |
7 |
Krông Pa |
7341 |
7341 |
2120 |
8 |
Chư Prông |
11343 |
7120 |
2000 |
9 |
Chư Pưh |
6133 |
6133 |
850 |
10 |
Chư Păh |
5994 |
4666 |
460 |
11 |
Mang Yang |
7165 |
4385 |
500 |
12 |
Đăk Pơ |
3637 |
1194 |
130 |
13 |
Kbang |
4638 |
3040 |
1920 |
14 |
Phú Thiện |
6642 |
6642 |
1500 |
15 |
Đức Cơ |
6856 |
6296 |
1000 |
16 |
Ia Pa |
4054 |
4054 |
240 |
17 |
Ia Grai |
8876 |
8876 |
1020 |
Tổng |
121.513 |
102.933 |
25.500 |
PHỤ LỤC II
BÁO CÁO TỔNG HỢP TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỞI
Đơn vị .....................
Từ ngày....... /...../.......... đến ngày ......../........./......
I. BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẮC XIN CHỨA THÀNH PHẦN SỞI
TT |
Tỉnh |
Loại vắc xin |
Tên vắc xin |
Tên nhà sản xuất |
Số lô |
Hạn sử dụng |
Số tiêm |
Số hủy |
Số sử dụng1 |
Số hiện còn |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khu vực |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Số sử dụng = số tiêm + số hủy
II. KẾT QUẢ TIÊM CHỦNG
Tỷ lệ tiêm chủng
- Trẻ đủ 6 tháng tuổi: … / … (số mũi tiêm/tổng số đối tượng); tỷ lệ: ............ %
- Trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi: … / … (số mũi tiêm/tổng số đối tượng); tỷ lệ: ............ %
TT |
Tên đơn vị |
Kết quả tiêm chủng |
Số TH chống chỉ định1 |
Số TH phản ứng thông thường 2 |
Số TH phản ứng nặng3 |
|||||
Trẻ đủ 6 tháng tuổi |
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng |
Trẻ từ 11 đến 15 tuổi |
||||||||
Tổng số đối tượng |
Số được tiêm |
Tổng số đối tượng |
Số được tiêm |
Tổng số đối tượng |
Số được tiêm |
|||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trẻ từ 11 đến 15 tuổi: / (số mũi tiêm/tổng số đối tượng); tỷ lệ.................%.
1 Chống chỉ định:
Số trường hợp chống chỉ định trong đợt tiêm chủng: ……………….
Lý do chống chỉ định:
...........................................................................................................................................
2,3 Báo cáo các trường hợp phản ứng thông thường và sự cố bất lợi sau tiêm chủng được báo cáo theo các biểu mẫu tại Thông tư 34/2018/TT - BYT ngày 12 tháng 11 năm 2018.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo
-......
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Thời gian triển khai
- Thời gian chung triển khai tiêm vắc xin tại ……. xã/ ……. huyện: Từ ngày tháng
năm 20 đến ngày tháng năm 20
o Tổng số điểm tiêm chủng:..............., trong đó:
o Số điểm tiêm chủng tại trạm: .......... ;
o Số điểm tiêm chủng tại trường học: ............... ;
o Số điểm tiêm chủng khác ........... ;
2.2. Hoạt động truyền thông
Công tác thực hiện |
Số lượt |
Tổng số lượt tuyên truyền trên báo, đài địa phương |
|
Số buổi phát thanh trên loa truyền thanh xã/thị trấn |
|
Tổng số lớp huấn luyện đã mở tại địa phương |
|
Tổng số người tham dự |
|
Các tài liệu do địa phương phát hành |
|
Các hình thức tuyên truyền khác |
|
3. Hậu cần
Vật tư, vắc xin |
Có sẵn/ Tồn |
Được cấp trong TCMR |
Tự mua |
Sử dụng* |
Hủy |
Tồn |
Vắc xin, vật tư |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin sởi (liều) |
|
|
|
|
|
|
Vắc xin chứa thành phần sởi (liều) |
|
|
|
|
|
|
BKT 0,5ml (cái) |
|
|
|
|
|
|
Hộp an toàn (chiếc) |
|
|
|
|
|
|
Vật tư khác: |
|
|
|
|
|
|
*: Số liều vắc xin đã tiêm cho trẻ và số liều còn lại trong các lọ đã mở nhưng không sử dụng hết được tính vào số sử dụng.
4. Kinh phí
Nguồn kinh phí |
Số kinh phí (đồng) |
1. Ngân sách Trung ương cấp |
|
2. Ngân sách địa phương cấp |
|
- Tỉnh: |
|
- Huyện: |
|
- Xã: |
|
3. Các nguồn khác (ghi cụ thể) |
|
4. Các hình thức hỗ trợ khác (ghi cụ thể) |
|
Tổng cộng |
|
5. Công tác giám sát và nhân lực triển khai
- Tuyến tỉnh: Số lượt giám sát: ………lượt; Số người giám sát: ……. người; số điểm giám sát:……. điểm
- Tuyến huyện: Số lượt giám sát: ……. lượt; Số người giám sát: …… người; số điểm giám sát:…….. điểm.
6. Thuận lợi
7. Khó khăn
|
Ngày ...........tháng......... năm 2025 |
Người tổng hợp |
Thủ trưởng cơ quan |
[1] Thông tin trên sổ, phiếu tiêm chủng do cơ sở y tế cấp hoặc Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia của Bộ Y tế
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.