ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2018 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 03/CT-TTG NGÀY 19/01/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON NUÔI TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện trong việc giải quyết nuôi con nuôi là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội, UBND các xã, phường, thị trấn, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thay thế phù hợp.
- Đảm bảo ở mức tốt nhất các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình. Góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong việc cho và nhận con nuôi.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình triển khai Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm túc, đảm bảo bí mật thông tin của cá nhân và tôn trọng ý chí tự nguyện, nguyện vọng của người được cho làm con nuôi.
1. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội đánh giá và lập danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật nuôi con nuôi và khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.
- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 và những năm tiếp theo.
2. Rà soát, đánh giá năng lực các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cho cơ sở trợ giúp xã hội.
- Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội thuộc các cơ sở trợ giúp xã hội về công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; về các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi và quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 và những năm tiếp theo.
4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong giải quyết việc nuôi con nuôi ở địa phương nhằm thực hiện tốt công tác tìm gia đình thay thế; đẩy mạnh công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi.
a) Đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong giải quyết việc nuôi con nuôi ở địa phương nhằm thực hiện tốt công tác tìm gia đình thay thế.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
+ Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Đối với việc đẩy mạnh công tác xác minh nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi.
+ Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan đơn vị có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Tăng cường công tác giám sát, quản lý việc tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ liên quan đến việc nuôi con nuôi nhằm bảo đảm công khai minh bạch và đúng pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
6. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường kỳ và đột xuất việc tiếp nhận, giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các cơ sở trợ giúp xã hội nhằm ngăn ngừa và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo quy định.
7. Thực hiện các biện pháp cụ thể phù hợp nhằm thúc đẩy công tác nuôi con nuôi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang sống trong cộng đồng.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND cấp huyện; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018 và những năm tiếp theo.
8. Giải quyết, cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài chính.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1. Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch này và làm đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; xây dựng báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị nêu trên trình Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch; đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới ở địa phương và cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
3. Sở Tài chính tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét bố trí kinh phí để triển khai kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới trên địa bàn bằng các hình thức phù hợp.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi trên địa bàn hiệu quả, đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để kịp thời hướng dẫn hoặc đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.