ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/KH-UBND |
Hải Phòng, ngày 09 tháng 5 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 24/CT-TTG NGÀY 02/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐÔ THỊ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI”
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
I. Mục đích:
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu trong Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 02/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã hội.
- Nhằm khắc phục những hạn chế trong phát triển hệ thống dịch vụ xã hội trong thời gian qua trong các lĩnh vực nhà ở xã hội cho người dân; nước sạch, vệ sinh môi trường; y tế; giáo dục; văn hóa, thể thao giải trí, sinh hoạt cộng đồng.
2. Yêu cầu:
Việc triển khai thực hiện Kế hoạch cần đảm bảo phát huy vai trò, hiệu lực điều hành, quản lý và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đồng thời huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp.
1. Lập và tổ chức thực hiện chương trình phát triển đô thị toàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có sự lồng ghép chặt chẽ các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội cụ thể cùng nguồn lực thực hiện, làm cơ sở để lập kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng xã hội đồng bộ theo đúng tiến độ.
2. Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm sử dụng đúng và có hiệu quả nguồn lực cho phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đô thị phục vụ an sinh xã hội trên địa bàn thành phố; xây dựng các chỉ tiêu cần đạt được về dịch vụ xã hội đô thị bảo đảm an sinh xã hội vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 05 năm của thành phố để triển khai, thực hiện.
3. Bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng xã hội phù hợp mục tiêu phát triển của từng giai đoạn theo quy hoạch đô thị, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, giám sát trách nhiệm của các chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị trong việc đầu tư xây dựng công trình cũng như cung cấp dịch vụ cho người dân.
- Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bố trí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố và từ các nguồn vốn khác; việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở các nội dung và nhiệm vụ ưu tiên của Kế hoạch đã được phê duyệt.
- Các Sở, ban, ngành, địa phương căn cứ vào nhiệm vụ được giao chủ trì có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, tổng hợp trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
IV. NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN:
1. Sở Xây dựng:
- Xây dựng Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thông qua.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương thu gom xử lý rác và chất thải đô thị Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về quản lý sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý, trong đó phải quy định về chất lượng, quy cách,...sản phẩm dịch vụ công ích. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1990/2016/QĐ-UBND ngày 14/9/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc phạm vi chuyên ngành quản lý của Sở Xây dựng.
- Tham mưu về tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng đầu tư chỉnh trang các công viên cây xanh tạo cảnh quan đô thị, cải tạo hệ thống cấp thoát nước thành phố, các khu xử lý nước thải; nghiên cứu xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, đảm bảo thoát triệt để, phòng chống úng, ngập trong điều kiện thời tiết xấu, triều cường, nước biển dâng.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố: Số 2715/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; số 2716/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chiếu sáng đô thị thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; số 2717/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch cấp nước đô thị thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; số 2718/QĐ-UBND ngày 05/12/2014 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch thoát nước thải đô thị thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Triển khai đồng bộ, thường xuyên các giải pháp quản lý đô thị, tạo diện mạo mới cho khu vực trung tâm. Quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường về nước thải, rác thải; nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ công ích. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đối với sản phẩm, dịch vụ công ích phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách của thành phố; tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
- Kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị trong việc đầu tư xây dựng công trình cũng như cung cấp các dịch vụ công ích cho người dân.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Đề xuất nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư công; thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối với các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công; tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm theo Luật Đầu tư công để thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố bố trí trong dự toán hàng năm để thực hiện Kế hoạch, trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tích cực triển khai đề án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt; khẩn trương hoàn thiện, trình UBND thành phố phê duyệt các đề án, nhiệm vụ về bảo môi trường đang triển khai; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các Đề án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng cơ chế, chính sách về đất đai để phục vụ các chương trình phát triển đô thị, tái thiết đô thị, các dự án trọng điểm,...
- Xây dựng Chương trình quản lý tổng hợp cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến các lĩnh vực, địa phương trên địa bàn thành phố.
- Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Chính phủ phê duyệt theo quy định.
5. Sở Y tế:
Triển khai kế hoạch nâng cấp trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện,... nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn các chương trình an sinh xã hội, phù hợp với đặc điểm của mỗi quận, huyện; vận động các nhà tài trợ tham gia công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
6. Sở Giao thông vận tải:
- Triển khai đồng bộ, thường xuyên các giải pháp hiện đại hóa giao thông công cộng trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng Đề án phân cấp, điều chuyển, thanh lý, cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng đường bộ thuộc thành phố quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Hoàn thiện Quy hoạch Phát triển giáo dục đào tạo thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.
8. Sở Văn hóa và Thể thao:
- Triển khai các nội dung liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao trong Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng đề án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa xếp hạng cấp thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.
- Tổ chức và phối hợp hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xây dựng môi trường sống văn minh, lịch sự, thân thiện. Thực hiện chương trình xây dựng văn hóa cộng đồng, ban hành và triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với đẩy mạnh phong trào thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
- Chủ trì với phối hợp các Sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo lập Quy hoạch tổng thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
9. Sở Du lịch:
- Triển khai các nội dung liên quan đến quy hoạch du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch trên địa bàn thành phố đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia theo hướng “Du lịch xanh - bền vững”.
- Triển khai các biện pháp tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố.
10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Chỉ đạo và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc quyền quản lý tăng cường tự kiểm tra và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động; xử lý kịp thời khi có tai nạn, sự cố lao động xảy ra; đặc biệt là các công trình xây dựng tiếp giáp với các khu đông dân cư, các đường giao thông đông người đi lại, các công trình xây dựng ngầm, các công trình vui chơi công cộng, trong công tác hàn, sản xuất vật liệu xây dựng,... yêu cầu người sử dụng lao động tiến hành khắc phục ngay đối với những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, cháy nổ.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở việc đảm bảo an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ xảy ra tại nơi làm việc.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng Đề án và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tập trung vào nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển và các công trình khác, nâng cấp hệ thống thủy nông, đảm bảo dự trữ nước ngọt, ứng phó điều kiện nước mặn xâm nhập.
12. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố:
Tập trung các hoạt động xúc tiến trong và ngoài nước, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án phát triển hạ tầng du lịch, thương mại, phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp.
13. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
Có trách nhiệm phối hợp cùng các Sở, ban, ngành thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
1. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành xây dựng các kế hoạch cụ thể của đơn vị mình cho phù hợp, sát thực tế và triển khai thực hiện nhằm đạt mục đích, yêu cầu mà kế hoạch chung đề ra.
2. Giao Sở Xây dựng là đơn vị đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Thủ trưởng các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Xây dựng.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, điều chỉnh bổ sung Kế hoạch, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các đơn vị liên quan chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.