ỦY
BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1039/KH-UBDT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước” và Văn bản số 7735/VPCP-KSTT ngày 25/7/2017 của Văn phòng Chính phủ Hướng dẫn hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo; Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch xây dựng và triển khai thực hiện “Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc” (sau đây gọi tắt là Đề án), cụ thể như sau:
1. Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan Ủy ban Dân tộc nhằm xây dựng Hệ thống báo cáo có liên quan đến công tác dân tộc đồng bộ, thống nhất; cung cấp và truyền dẫn các thông tin đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời, an toàn; phục vụ thiết thực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban Dân tộc; đồng thời giảm gánh nặng hành chính trong tuân thủ chế độ báo cáo liên quan đến công tác dân tộc của cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo tiết kiệm thời gian, nhân lực thực hiện; tiến tới loại bỏ các báo cáo, nội dung báo cáo không cần thiết, cắt giảm số lượng báo cáo và giảm tối đa tần suất báo cáo.
2. Việc đơn giản hóa chế độ báo cáo phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, bảo đảm triển khai thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
3. Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo phải gắn với ứng dụng công nghệ thông tin theo lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử; có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện Đề án.
Phạm vi của Đề án bao gồm:
1. Các báo cáo và chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc chủ trì ban hành, quản lý, chỉ đạo và yêu cầu các cơ quan hành chính nước thực hiện, gửi Ủy ban Dân tộc, được thể hiện bằng văn bản (bao gồm báo cáo giấy và báo cáo điện tử).
2. Báo cáo định kỳ của các tổ chức, cá nhân gửi Ủy ban Dân tộc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường (nếu có).
3. Đối với các báo cáo và chế độ báo cáo định kỳ do Ủy ban Dân tộc thực hiện theo quy định (yêu cầu) của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường: Chỉ tiến hành hệ thống hóa, rà soát và xây dựng văn bản góp ý, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành để hoàn thiện phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo.
Phạm vi thực hiện không bao gồm báo cáo đột xuất, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo trong nội bộ của Ủy ban Dân tộc.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án qua 03 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Hệ thống hóa chế độ báo cáo
1.1. Yêu cầu
Hệ thống hóa chế độ báo cáo đảm bảo thể hiện một cách trung thực, chính xác, đầy đủ, có tính hệ thống của chế độ báo cáo được quy định tại các Văn bản do Ủy ban Dân tộc và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành ban hành.
1.2. Nội dung hệ thống hóa và thời gian thực hiện
- Giao các vụ, đơn vị được Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc phân công chủ trì tham mưu quản lý, thực hiện chế độ báo cáo (sau đây gọi tắt là các Vụ, đơn vị được phân công chủ trì) tổ chức nghiên cứu, thu thập đầy đủ các báo cáo với các thông tin cụ thể: Tên báo cáo, văn bản quy định báo cáo, ngành lĩnh vực, hình thức thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, cơ quan/đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan/đơn vị chủ trì rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo (chi tiết theo Phụ lục số 01), gửi Vụ Tổng hợp trước ngày 05/10/2017.
- Vụ Tổng hợp có trách nhiệm thống kê danh mục chế độ báo cáo từ các Vụ, đơn vị; tham mưu trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ cho các vụ, đơn vị rà soát chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban Dân tộc; thời gian hoàn thành trước ngày 15/10/2017.
2. Giai đoạn 2: Rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo
2.1. Yêu cầu
- Các báo cáo phải được rà soát dựa trên các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp để từ đó xây dựng các phương án đơn giản hóa nhằm bảo đảm các chế độ báo cáo được quy định thực sự cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban Dân tộc; được quy định đúng thẩm quyền; đồng bộ, thống nhất; tần suất, thời gian báo cáo hợp lý; có đề cương, biểu mẫu và được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.
- Phương án đơn giản hóa phải đạt mục tiêu cắt giảm tối đa số báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý; lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết; giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo.
- Việc đơn giản hóa chế độ báo cáo, đặc biệt là xây dựng các biểu mẫu hướng dẫn, cần gắn với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin, số liệu báo cáo giữa các Bộ, ngành, địa phương.
2.2. Cách thức và thời gian thực hiện
2.2.1. Đối với báo cáo và chế độ báo cáo do Ủy ban Dân tộc ban hành, chủ trì quản lý, chỉ đạo:
- Bước 1: Trên cơ sở nhiệm vụ dược Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban giao, các vụ, đơn vị được phân công chủ trì tổ chức rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo (Thực hiện theo hướng dẫn tại Biểu mẫu 03 về rà soát), gửi Vụ Tổng hợp trước ngày 31/01/2018.
- Bước 2: Vụ Tổng hợp có trách nhiệm tổng hợp kết quả rà soát và phương án đơn giản hóa; phối hợp với các vụ, đơn vị được phân công chủ trì tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban thống nhất tổ chức hội nghị, hội thảo, gửi lấy ý kiến phối hợp của Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan về các phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo. Thời gian thực hiện: Tháng 02/2018.
Đối với các báo cáo có đối tượng thực hiện là cá nhân, tổ chức (nếu có) thì gửi lấy ý kiến phối hợp của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.
- Bước 3: Trên cơ sở góp ý của Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương có liên quan, các vụ, đơn vị được phân công chủ trì có trách nhiệm hoàn thiện phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định phê duyệt; thời gian hoàn thành trước ngày 31/3/2018.
Nội dung Phương án đơn giản hóa gồm:
- Danh mục các báo cáo cần loại bỏ;
- Danh mục các báo cáo cần tiếp tục duy trì, nhưng phải sửa đổi, bổ sung, thay thế kèm theo Phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế từng loại báo cáo;
- Danh mục các báo cáo cần tiếp tục duy trì, giữ nguyên.
2.2.2. Đối với các báo cáo, chế độ báo cáo định kỳ do Ủy ban Dân tộc thực hiện theo quy định (yêu cầu) của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương:
- Bước 1: Trên cơ sở nhiệm vụ được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban giao, các vụ, đơn vị được phân công chủ trì tổ chức rà soát chế độ báo cáo (Thực hiện theo hướng dẫn tại Biểu mẫu 03 về rà soát).
- Bước 2: Trên cơ sở kết quả rà soát, các vụ, đơn vị được phân công chủ trì xây dựng văn bản góp ý; tham dự các hội nghị, hội thảo do Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành tổ chức để tham gia góp ý nhằm hoàn thiện phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo.
2.3. Nội dung rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa
2.3.1. Về tính cần thiết của báo cáo: Báo cáo cần được rà soát, đánh giá sự cần thiết, phải duy trì hay không trên cơ sở xác định rõ nội dung thông tin của báo cáo; mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành mà thông tin báo cáo hướng tới; hoặc có thể lấy được thông tin từ nguồn khác.
2.3.2. Về tính hợp lý của chế độ báo cáo:
- Tên báo cáo, nội dung các yêu cầu cung cấp thông tin trong báo cáo phù hợp với mục tiêu và phạm vi quản lý; hình thức báo cáo phù hợp với nội dung báo cáo.
- Nội dung thông tin trong báo cáo không trùng lặp với nội dung báo cáo khác. Tần suất báo cáo được giảm tối đa.
- Đối tượng thực hiện báo cáo có chức năng, nhiệm vụ phù hợp để đảm bảo cung cấp được thông tin báo cáo một cách chính xác, đầy đủ.
- Các yêu cầu báo cáo rõ ràng, thống nhất về số liệu và đơn vị tính (nếu có); có mẫu đề cương báo cáo, mẫu biểu báo cáo (nếu cần) và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể cho từng đối tượng thực hiện báo cáo để thống nhất thực hiện (ví dụ, trường hợp Ủy ban Dân tộc yêu cầu cấp tỉnh báo cáo mà số liệu cần được tổng hợp từ cấp huyện, xã thì Ủy ban Dân tộc cần hướng dẫn cụ thể mẫu đề cương báo cáo, mẫu biểu báo cáo mà cấp tỉnh, huyện, xã cần thực hiện). Nội dung mẫu đề cương cần có: Những vấn đề cần tập trung báo cáo, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Tần suất báo cáo cần được giảm tối đa tùy theo yêu cầu quản lý.
- Thời điểm gửi báo cáo và thời điểm chốt số liệu báo cáo phù hợp, đảm bảo các đối tượng thực hiện báo cáo có đủ thời gian cần thiết để thu thập, xử lý thông tin và xây dựng báo cáo.
2.3.3. Về tính hợp pháp của chế độ báo cáo:
- Xác định rõ chế độ báo cáo được quy định tại văn bản nào và nội dung văn bản đó phù hợp với thẩm quyền ban hành không.
- Quy định báo cáo trong văn bản hiện hành có chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành không.
3. Giai đoạn 3: Tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo
3.1. Trên cơ sở các phương án đơn giản hóa đã được phê duyệt, Ủy ban Dân tộc tổ chức thực thi các phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc thẩm quyền giải quyết.
Giao các vụ, đơn vị được phân công chủ trì tham mưu xây dựng, ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo trên cơ sở Phương án đơn giản hóa đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt; thời gian hoàn thành trước ngày 31/8/2018.
3.2. Đối với các phương án đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền quy định của Ủy ban Dân tộc:
- Vụ Tổng hợp phối hợp với các vụ, đơn vị được phân công chủ trì tổng hợp các Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo có nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản vượt quá thẩm quyền gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp, thời gian hoàn thành trong tháng 6/2018.
- Trên cơ sở các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, các vụ, đơn vị được phân công chủ trì tiếp tục thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Dân tộc theo Phương án đơn giản hóa đã được phê duyệt.
1. Lãnh đạo Ủy ban: Phân công đồng chí Hà Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm chủ trì, chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án.
2. Giao Vụ Tổng hợp làm đầu mối chủ trì công tác tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban trong việc xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổng hợp, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Đề án.
Vụ Tổng hợp chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban tổ chức, triển khai hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi Đề án; thời gian thực hiện: đầu tháng 10/2017.
3. Các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện việc hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo theo kế hoạch./.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.