ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1033/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 04 tháng 03 năm 2016 |
Căn cứ Báo cáo số 371/BC-BCĐ ngày 31/12/2015 của Ban chỉ đạo Đề án - Bộ Tư pháp về việc Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên kết hợp với tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Nâng cao nhận thức của xã hội về chính sách pháp luật đối với thanh thiếu niên, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thể chế hóa các văn bản của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên.
- Trang bị kiến thức pháp luật cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, cán bộ Đoàn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Yêu cầu
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trên cơ sở lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên phải được tiến hành trên cơ sở phối, kết hợp giữa các ngành, các cấp đồng thời lồng ghép với việc thực hiện các chương trình, đề án, phong trào thi đua của từng ngành, từng cấp.
1. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các đạo luật mới về hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, góp phần bảo vệ, bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân của thanh thiếu niên. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực như: hành chính, hôn nhân và gia đình, lao động, văn hóa, môi trường, xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội.... Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng các hình thức, biện pháp phù hợp. Nâng cao tính chủ động của thanh thiếu niên trong học tập, tìm hiểu pháp luật; trách nhiệm của gia đình, cộng đồng đối với việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên.
2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy vai trò của các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến... trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho thanh thiếu niên. Triển khai thực hiện các hoạt động về tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới và bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; trong đó quan tâm, ưu tiên hỗ trợ một số tài liệu nguồn, kinh phí cho địa bàn khó khăn, bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” (theo Quyết định số 1928/2009/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện địa bàn. Nội dung phải bám sát đối tượng; hình thức phải đa dạng, phong phú lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động chuyên môn, các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt Đoàn - Hội - Đội, các mô hình câu lạc bộ; hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; khai thác tủ sách pháp luật và hệ thống thư viện, các ngăn sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, trường học. Chú trọng gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa; phải coi đây là những yếu tố thống nhất, không tách rời trong thực hiện giáo dục toàn diện cho thanh, thiếu niên, cả về tư tưởng chính trị, lý tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống văn hóa, lối sống theo pháp luật.
5. Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật, tăng cường các chuyên mục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.
6. Xây dựng tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp theo nhóm thanh thiếu niên.
7. Xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trọng hệ thống tổ chức Đoàn; bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, chuyên môn và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ Đoàn, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, các điều kiện khác và tăng cường, huy động các nguồn lực xã hội đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên nói riêng.
1. Phân công trách nhiệm
a) Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch; thường xuyên thực hiện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và đội ngũ cán bộ đoàn tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Chủ trì phối hợp với Tỉnh đoàn và các cơ quan, đơn vị tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Biên soạn các tài liệu pháp luật phổ thông, ngắn gọn, dễ hiểu liên quan đến hoạt động của thanh thiếu niên.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong trường học và các cơ sở đào tạo khác.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp để biên soạn tài liệu và bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn có liên quan đến pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp; hội thi, hội trại chủ đề pháp luật; hướng dẫn học sinh, sinh viên ký cam kết không vi phạm pháp luật, chấp hành nghiêm pháp luật; thí điểm xây dựng câu lạc bộ pháp luật ở các trường học; biên soạn tài liệu pháp luật phù hợp với lứa tuổi cho học sinh, sinh viên.
c) Tỉnh Đoàn:
- Tăng cường thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa giáo dục pháp luật vào nội dung sinh hoạt của các cấp Đoàn, cụ thể hóa trong các phong trào thanh thiếu niên, và hoạt động của tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt.
- Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác Đoàn tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chỉ đạo, hướng dẫn lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với thực hiện các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch, tháng hành động của Đoàn, Đội.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Sở Tài chính:
- Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chính sách, dự án trong Kế hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch.
đ) Công an tỉnh:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong các cơ sở giam, giữ và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của Công an tỉnh;
e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong các cơ sở dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội, thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
g) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng thời lượng thích hợp, chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
h) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị khác:
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên thông qua các hoạt động chuyên môn hoặc tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên có hiệu quả.
i) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên bằng các hình thức thích hợp như: Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên sử dụng, khai thác tủ sách pháp luật; chú trọng tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở trong độ tuổi thanh niên, ưu tiên hòa giải đối với các vụ tranh chấp, mâu thuẫn có thanh thiếu niên tham gia v.v.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn; hỗ trợ tổ chức Đoàn Thanh niên củng cố, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ Đoàn tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành của tỉnh triển khai thực hiện nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, bồi dưỡng nguồn nhân lực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Các cơ quan, đơn vị và địa phương thường xuyên đảm bảo chế độ thông tin báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh) để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định. Hàng năm, tổ chức sơ kết, bổ sung các giải pháp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả Đề án của Trung ương.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.