ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 12 tháng 10 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 425-KH/TU NGÀY 24/8/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW NGÀY 24/3/2020 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Thực hiện Kế hoạch số 425-KH/TU ngày 24/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hoá các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Chỉ thị số 42-CT/TW); Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Quyết định số 987/QĐ-TTg); Kế hoạch số 425-KH/TU ngày 24/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (Kế hoạch số 425-KH/TU).
2. Yêu cầu
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tạo chuyển biến rõ rệt, thống nhất về nhận thức và hành động, nhất là trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp, các ngành đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền cấp huyện, cấp xã và phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai cho cộng đồng dân cư nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.
- Phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định nhiệm vụ trọng tâm, bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, đảm bảo phát triển bền vững.
- Tập trung lãnh đạo chỉ đạo việc phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn.
- Điều chỉnh, lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành theo hướng đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm của từng vùng nhất là vùng cao, ven sông, suối, khu vực đông dân cư, nơi có nguy cơ dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất trong các cấp chính quyền và toàn xã hội cả về nhận thức, hành động trước tình hình và tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai. Nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ các cấp, nhất là cơ sở có trách nhiệm thông tin hướng dẫn kỹ năng nhận biết và cách thức ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương.
- Phân công trách nhiệm cụ thể và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chuyên trách với các lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng để phối hợp xây dựng các kế hoạch, phương án kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, sát thực tiễn.
2. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát thiên tai đảm bảo kịp thời, đủ độ tin cậy.
- Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai các cấp, nhất là cơ quan chỉ đạo điều hành cấp tỉnh, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định.
- Nâng cao năng lực dự báo khí hậu, thời tiết, cảnh báo thiên tai, trên cơ sở củng cố, nâng cấp và hiện đại hóa các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn đã có; xây dựng mới các trạm cảnh báo lũ đầu nguồn, lắp đặt thuê bao các trạm đo mưa tự động phù hợp với diễn biến tình hình.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai và các chủ trương, chỉ thị về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Thường xuyên phổ biến cho người dân về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức lồng ghép khác.
- Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình tổng thể, dự án phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời đa dạng hóa, linh hoạt trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư theo hướng bố trí nguồn chi ngân sách phù hợp, kết hợp xã hội hóa từ các nguồn vốn hợp pháp để chủ động phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như lũ quét, lũ lớn, sạt lở đất.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên chương trình, dự án trọng điểm phòng ngừa, cấp bách để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là xử lý các vị trí sạt lở nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến đê; kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư, bờ sông, suối; sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa lớn; di chuyển khu dân ra khỏi vùng nguy hiểm...Phân bổ nguồn lực hợp lý cho các Chương trình, dự án điều tra cơ bản, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
- Củng cố, kiện toàn cơ quan chỉ đạo điều hành, tham mưu và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai các cấp để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ tỉnh đến cơ sở.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.
- Củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở, đảm bảo thực thi xử lý kịp thời, linh hoạt ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Chú trong công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nâng cao trách nhiệm, tăng cường năng lực hoạt động của cơ quan phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên trách, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiện có.
- Huấn luyện cho lực lượng thường trực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, sẵn sàng phương án ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn triển khai lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có thiên tai xảy ra.
- Rà soát, di dời dân cư tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và các khu dân cư mất an toàn; bố trí quỹ đất tái định cư hợp lý, gắn với các biện pháp tạo sinh kế bền vững, bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân.
- Xây dựng phương án hợp đồng chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành chức năng trong công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là việc khai thác cát sỏi, nhằm bảo vệ tài nguyên, hạn chế sự ảnh hưởng từ việc khai thác cát sỏi đến hệ thống đê kè, bờ sông và các tuyến đê trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra không để xảy ra tình trạng người dân sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất làm nhà, xây dựng công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, bãi soi sông, suối, gây mất an toàn đến tài sản, tính mạng của nhân dân và an toàn công trình.
- Giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền các cấp trong việc đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cùng cấp đặc biệt là lực lượng xung kích ở cấp xã.
5. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và huy động các nguồn lực để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng công trình, bảo hiểm rủi ro thiên tai, cung cấp dịch vụ dự báo, theo dõi, giám sát, đánh giá tác động rủi ro thiên tai, bố trí nguồn lực trong xây dựng cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai, kinh phí mua trang thiết bị dự báo, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, tin học, tự động hóa, vật liệu mới trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
6. Chủ động phối hợp chặt chẽ để phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích tại cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức, năng lực, tính chủ động cho đoàn viên, hội viên và người dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Phối hợp xây dựng kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Huy động và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ. Phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
(Kế hoạch chi tiết có biểu kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 01/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo quy định.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác vận động hội viên, người dân tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC:
DANH
MỤC MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2020 của UBND tỉnh)
STT |
Nhiệm vụ cụ thể |
Cơ quan Quyết định ban hành |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
I. |
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
||||
1 |
Kiện toàn cơ quan chỉ đạo điều hành, tham mưu và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác Phòng, chống thiên tai. |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Theo quy định của Trung ương |
2 |
Điều chỉnh, lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo hướng kết hợp đa mục tiêu. |
UBND tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các cơ quan liên quan |
2021-2022 |
3 |
Triển khai thực hiện “Chương trình truyền thông về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng” và công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. |
UBND tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các cơ quan liên quan |
2021-2025 |
4 |
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chuyên trách với các lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng để xây dựng các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. |
Ban chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
II. |
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai đảm bảo kịp thời, đủ độ tin cậy. |
||||
1 |
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai các cấp, nhất là cơ quan chỉ đạo điều hành cấp tỉnh. |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Theo kế hoạch được phê duyệt |
2 |
Xây dựng kế hoạch và đầu tư hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng; cập nhật kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, dự báo dài hạn về thiên tai, nguồn nước đối với các hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh. |
UBND tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các cơ quan liên quan |
Theo kế hoạch được phê duyệt |
3 |
Tuyên truyền phổ biến kịp thời các bản tin dự báo thời tiết, cảnh báo, dự báo thiên tai và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. |
|
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh |
Các cơ quan liên quan |
2021-2025 |
Báo Tuyên Quang |
|||||
4 |
Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
UBND tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các cơ quan liên quan |
Thường xuyên |
III |
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
||||
1 |
Bố trí nguồn chi ngân sách địa phương phù hợp kết hợp xã hội hóa từ các nguồn vốn hợp pháp khác để chủ động phòng ngừa ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai |
UBND tỉnh |
Sở Tài chính |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
2 |
Sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm phòng, cấp bách để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
2021-2025 |
IV |
Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
||||
1 |
Củng cố, kiện toàn cơ quan chỉ đạo điều hành, tham mưu và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác Phòng, chống thiên tai; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp của Ban chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các cấp. |
UBND các cấp |
Cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các cấp |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
2 |
Củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở, đảm bảo thực thi xử lý kịp thời, linh hoạt ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”. |
UBND các huyện, thành phố |
Ban chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố |
Các cơ quan liên quan |
Thường xuyên |
3 |
Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai. |
UBND các cấp |
Ban chỉ huy PCTT- TKCN các cấp |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
4 |
Tổ chức diễn tập, huấn luyện cho lực lượng thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. |
UBND tỉnh |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
5 |
Xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025 |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
2021 |
UBND các huyện, thành phố |
Phòng Nông nghiệp và PTNT/ kinh tế thành phố |
Các cơ quan liên quan |
2021 |
||
6 |
Xây dựng Phương án ứng phó với thiên tai nhằm chủ động ứng phó khi có thiên tai xảy ra. |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
UBND các huyện, thành phố |
Phòng Nông nghiệp và PTNT/ kinh tế thành phố |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
||
7 |
Rà soát, di dời dân cư tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và các khu dân dư mất an toàn; bố trí quỹ đất tái định cư hợp lý, gắn với các biện pháp tạo sinh kế bền vững. |
UBND tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
UBND các huyện, thành phố |
Phòng Nông nghiệp và PTNT/ kinh tế thành phố |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
||
8 |
Xây dựng phương án hợp đồng chặt chẽ giữa các sở, ban ngành chức năng trong công tác phòng, ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai. |
Ban chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh |
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh |
Các cơ quan liên quan |
Hàng năm |
9 |
Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản đặc biệt là khai thác cát sỏi, ngăn chặn việc khai thác cát sỏi trái phép, hạn chế sự ảnh hưởng từ việc khai thác cát sỏi đến hệ thống đê, kè, bờ sông trên địa bàn tỉnh. |
UBND tỉnh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các cơ quan liên quan |
2021 -2025 |
10 |
Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cùng cấp đặc biệt là lực lượng xung kích ở cấp xã. |
UBND tỉnh |
Ban chỉ huy PCTT- TKCN các cấp |
Các cơ quan liên quan |
2021 -2025 |
V |
Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai |
||||
1 |
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kịch bản ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác phòng ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. |
UBND tỉnh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan |
2021 -2025 |
2 |
Ứng dụng khoa học, công nghệ, tin học, tự động hóa, vật liệu mới trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. |
UBND tỉnh |
Ban chỉ huy PCTT- TKCN các cấp |
Các cơ quan liên quan |
2021 -2025 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.