ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2016 |
TỔ CHỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 14/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016;
Căn cứ Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia được xác thực văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 25/3/2016; các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Số 770/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2016 về việc giao nhiệm vụ cho các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức cụm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016, số 769/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2016 về việc giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học chủ trì tổ chức cụm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016, số 1347/QĐ-BGDĐT ngày 26/4/2016 về việc điều động các trường đại học, cao đẳng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Sở Giáo dục và Đào tạo) tổ chức cụm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016;
Căn cứ Công văn số 2208/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 17/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016; Công văn số 2230/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 18/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập Ban chỉ đạo thi trung học phổ thông quốc gia thành phố Hà Nội năm 2016 (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo);
UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016, như sau:
1. Mục đích
a) Lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông.
b) Cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng.
2. Yêu cầu
Thi trung học phổ thông quốc gia đảm bảo các yêu cầu: Nghiêm túc, khách quan, công bằng.
II. NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
a) Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
b) Báo cáo Ban chỉ đạo thi quốc gia và Chủ tịch UBND Thành phố về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức kỳ thi.
c) Đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp có thẩm quyền khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích; phê bình, kỷ luật những tập thể, cá nhân vi phạm quy chế thi theo quy định pháp luật.
d) Thực hiện những quyết định có liên quan của Ban chỉ đạo thi quốc gia.
2. Biện pháp thực hiện
a) Tuyên truyền mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của kỳ thi nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh, đảm bảo sự ủng hộ, đồng thuận cao của xã hội. Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, động viên tinh thần tự tin, trung thực và thái độ ứng xử văn minh, thanh lịch trong kỳ thi.
b) Xây dựng chi tiết kế hoạch tổ chức kỳ thi, thể hiện rõ sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm với các trường đại học (Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Lâm nghiệp) chủ trì cụm thi đại học; Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội tham gia tổ chức kỳ thi (gọi là các Sở ban ngành liên quan) và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của các Hội đồng thi cụm thi đại học và cụm thi tốt nghiệp.
c) Xây dựng chi tiết kế hoạch phối hợp với các học viện, trường đại học, cao đẳng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Thủ đô Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội; Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, Cao đẳng Du lịch Hà Nội) cùng tổ chức kỳ thi cho cụm thi tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì.
Các học viện, trường đại học, cao đẳng; Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn được giao xây dựng kế hoạch cụ thể; có phương án xử lý, kịp thời khắc phục các tình huống xảy ra; lập dự trù kinh phí thực hiện; ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các công việc, chuẩn bị về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho kỳ thi. Đảm bảo cung ứng đủ điện lưới và có phương án dự phòng về cung ứng điện cho các hoạt động của Hội động thi, đặc biệt là phục vụ Bản in sao đề thi, coi thi, chấm thi.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo - Thường trực Ban chỉ đạo
a) Tham mưu, trình Ban Chỉ đạo thành lập Sở Chỉ huy để điều hành, tổ chức kỳ thi.
b) Thành lập (bộ phận thường trực Ban chỉ đạo Thành phố) làm nhiệm vụ phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng; Sở ban ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các Ban coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và thanh tra thi Hội đồng thi cụm thi tốt nghiệp theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra từ khâu chuẩn bị cho kỳ thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo đến xét duyệt kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông.
c) Chỉ đạo và kiểm tra việc hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh ở các trường phổ thông. Chỉ đạo, tổ chức đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và gửi dữ liệu đăng ký về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi; chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất cho kỳ thi. Tổ chức coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo cho thí sinh thi tại cụm thi tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Nhận Giấy chứng nhận kết quả thi từ các trường đại học chủ trì cụm thi và tổ chức bàn giao cho thí sinh. Xét công nhận tốt nghiệp và cấp Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Thực hiện, đề nghị việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, thí sinh tham gia làm công tác thi theo quy định;
d) Cung cấp thông tin cho trường đại học về dự kiến số lượng thí sinh dự thi tại trường, giúp trường đại học xây dựng phương án tổ chức thi;
đ) Phối hợp các trường đại học chủ trì cụm thi đại học trong việc lựa chọn các điểm thi đặt tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp do ngành giáo dục và đào tạo quản lý.
e) Xét duyệt danh sách cán bộ, giáo viên (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý) đủ điều kiện tham gia coi thi, chấm thi tại các cụm thi đại học;
g) Phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo an ninh trật tự, an toàn các điểm thi trên địa bàn Thành phố.
3. Các trường đại học chủ trì cụm thi đại học
a) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi; kiến nghị với Ban chỉ đạo thi trung học phổ thông quốc gia thành phố Hà Nội các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi.
b) Chủ động liên hệ với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội kiểm tra cơ sở vật chất, lựa chọn làm điểm thi. Gửi danh sách các điểm thi (tại các trường đại học và các trường phổ thông) về Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo Ban chỉ đạo, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan đảm bảo an ninh trật tự cho các điểm thi.
c) Chủ động lập danh sách cán bộ, giáo viên (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý) tham gia công tác coi thi, chấm thi (theo từng môn), gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để xét duyệt, theo dõi.
a) Cung cấp đầy đủ số lượng cán bộ, giảng viên tham gia công tác chấm thi; coi thi, giám sát phòng thi tại các điểm thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Tổ chức cho cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi học tập Quy chế thi, bồi dưỡng nghiệp vụ làm thi; nghiên cứu kỹ Quy chế thi và các văn bản hướng dẫn thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo.
4. Các Sở, ban, ngành liên quan
a) Công an thành phố Hà Nội
- Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho kỳ thi; phòng chống gian lận trong kỳ thi (thi hộ, sử dụng kỹ thuật công nghệ cao ...).
- Đảm bảo an toàn vận chuyển đề, bài thi; tổ chức bảo vệ vòng trong, vòng ngoài tại các điểm thi, Ban chấm thi, phúc khảo do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì.
- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đảm bảo trật tự, giải tỏa ách tắc giao thông tại các điểm nút giao thông và các địa điểm thi trong những ngày thi; khắc phục các sự cố khác như: Bão, lũ lụt, hỏa hoạn ... (nếu có).
b) Sở Tài chính
- Đảm bảo cấp kinh phí kịp thời cho các cơ quan liên quan đúng chế độ quy định.
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thu, chi lệ phí thi theo đúng chế độ, đảm bảo các yêu cầu về tài chính của kỳ thi.
c) Sở Y tế
- Đảm bảo có đủ các nhân viên y tế, thuốc và phương tiện y tế sẵn sàng phục vụ tại các địa điểm thi theo yêu cầu của điểm thi, Ban chấm thi.
- Thông báo kịp thời tình hình y tế dự phòng trên Thành phố cho Ban chỉ đạo và đề xuất biện pháp giải quyết trong trường hợp cần thiết.
d) Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Đảm bảo cung cấp điện lưới ổn định phục vụ các điểm thi, Ban chấm thi, phúc khảo bài thi và khu vực văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo trong những ngày làm thi; có phương án dự phòng khi mất điện lưới.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông
Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa Ban chỉ đạo thi với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND Thành phố và các cơ sở giáo dục, các điểm thi, Ban chấm thi, phúc khảo trong những ngày làm thi. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của kỳ thi; phản ánh kịp thời hoạt động của kỳ thi; mở thêm chuyên mục tư vấn cho học sinh, phụ huynh học sinh về thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
e) Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hà Nội
Phối hợp Công an thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đảm bảo an toàn giao thông, giải tỏa ùn tắc trước và sau khi thi. Có kế hoạch và phương án phòng chống ngập úng cục bộ, bão, lụt, cháy nổ tại các điểm thi trong những ngày thi.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
a) Thành lập Ban chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia cấp quận huyện, thị xã; tham gia, phối hợp, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ được giao trên địa bàn.
b) Chỉ đạo chính quyền địa phương cấp xã tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức đúng về kỳ thi; tham gia hỗ trợ công tác tổ chức kỳ thi theo đúng Quy chế thi của Bộ; tạo điều kiện chỗ ở và đảm bảo an toàn cho thí sinh về dự thi.
c) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đôn đốc các trường trung học cơ sở có điểm thi đóng trên địa bàn chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất đảm bảo cho kỳ thi; Chỉ đạo phòng, ban, ngành chuyên môn thực hiện tốt việc an ninh trật tự, an toàn trong các ngày thi.
d) Phê duyệt phương án bảo vệ của lực lượng công an, chỉ đạo lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an toàn cho các điểm thi.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị được phân công nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo - cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo, đầu mối hướng dẫn triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện của các đơn vị, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND Thành phố./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.