ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 01 năm 2022 |
Thực hiện Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
- Làm tốt công tác phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn mới để ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Tăng cường công tác điều tra, truy tố, xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế nói riêng nhằm góp phần đảm bảo sự ổn định tình hình an ninh, chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu
- Xác định công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, thường xuyên; việc triển khai thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm. Kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, công chức có hành vi bao che, dung túng, tiếp tay cho các đối tượng phạm tội về tham nhũng, kinh tế bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương do mình quản lý; có giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
- Các nhiệm vụ, giải pháp cần bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; xác định rõ nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm trước mắt và nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với mục tiêu là truyền tải và đưa đầy đủ các thông tin, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc thu hồi tài sản tham nhũng đến các tầng lớp nhân dân ở địa phương, cơ sở gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gương mẫu nêu cao tinh thần, trách nhiệm, chấp hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát văn bản, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; pháp luật về thanh tra, kiểm toán, tố tụng hình sự, thi hành án dân sự và các quy định pháp luật liên quan theo hướng bổ sung cho thanh tra viên, kiểm toán viên thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế.
- Các cơ quan có liên quan trực tiếp trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế phải xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát quá trình kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai do đơn vị mình quản lý để hỗ trợ việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.
- Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế không phải chỉ là nhiệm vụ của cơ quan Thi hành án dân sự và cũng không là việc riêng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đây là nhiệm vụ của tất cả cơ quan, từ công tác kiểm tra của Đảng đến thanh tra, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án dân sự các cấp. Do đó, ngay từ những bước đầu tiên của hoạt động kiểm tra, thanh tra, tố tụng, các cơ quan có liên quan nêu phát hiện dấu hiệu, khả năng tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tính tới các biện pháp đảm bảo cho việc thu hồi tài sản sau này, không để đối tượng vi phạm tẩu tán, xóa dấu vết tài sản bất minh.
- Tòa án các cấp tại địa phương khi ban hành bản án phải đảm bảo đúng quy định pháp luật. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về chuyển giao bản án, tài liệu liên quan đến tài sản bị kê biên, phong tỏa; kịp thời đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
- Cơ quan thi hành án dân sự kịp thời xử lý theo pháp luật tài sản đã kê biên, phong tỏa, tạm giữ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, đồng thời tích cực xác minh, truy tìm và xử lý tài sản trong giai đoạn thi hành án.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn kịp thời áp dụng các biện pháp tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, áp dụng các biện pháp tạm giữ, kê biên, phong tỏa, xử lý tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong quá trình tố tụng và thi hành án dân sự.
- Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tăng cường giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
- Kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác thu hồi tài sản.
- Phát huy hiệu quả vai trò giám sát của nhân dân, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác tài sản bất minh, sai phạm trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng và có biện pháp bảo vệ người dân khi phản ánh, tố giác.
- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, người lao động có liên quan vụ án phải cung cấp các tài liệu về kê khai tài sản, thu nhập để tạo điều kiện cho các cơ quan pháp luật thực hiện xác minh, thu hồi tài sản bị thất thoát.
5. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức
- Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh thường xuyên rà soát, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm đủ số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm, chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự các cấp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, nhất là chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án dân sự, thu hồi tài sản tham nhũng.
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ kế hoạch này, xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện gửi Thanh tra tỉnh trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và Chỉ thị 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí Thư Trung ương đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
3. Thanh tra tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.