ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/KH-UBND |
Tiền Giang, ngày 18 tháng 01 năm 2017 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017
Thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống ma túy trong năm 2017 với những nội dung sau:
1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy, làm chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động trong mỗi cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với công tác này.
2. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống ma túy, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền phòng ngừa; đẩy mạnh công tác đấu tranh, điều tra xử lý tội phạm ma túy; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
3. Tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, cấp ủy, chính quyền các cấp cần xác định những địa bàn trọng điểm về tệ nạn ma túy để tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm, đồng thời có kế hoạch phòng ngừa giữ vững ổn định địa bàn không để tái hoạt động trở lại hoặc hình thành các điểm nóng phức tạp về ma túy.
4. Quá trình thực hiện kế hoạch phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Đồng thời, phải gắn việc thực hiện kế hoạch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương.
1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Kết luận số 95-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là ở cấp cơ sở, khu dân cư.
3. Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nhất là ở các tuyến, địa bàn phức tạp, địa bàn giáp ranh; tiến hành lồng ghép công tác phòng, chống ma túy gắn với các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa”.
4. Tổ chức rà soát, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy, phục vụ cho công tác phòng ngừa đấu tranh, cai nghiện và thực hiện các đề án về quản lý sau cai theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.
5. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, các lực lượng triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa; tăng cường, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy; nâng cao chất lượng công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu tân dược, chất gây nghiện, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy.... Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
6. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm về ma túy; đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6” năm 2017.
7. Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện các Chỉ thị, Kế hoạch và Đề án có liên quan về phòng, chống ma túy (theo chỉ đạo của Trung ương), nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, nguyên nhân tồn tại, hạn chế và kiến nghị, đề xuất các biện pháp tiếp tục chỉ đạo thực hiện thời gian tới.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống ma túy ở cơ quan, đơn vị, địa phương; xem đây là một nội dung, tiêu chí để bình xét thi đua, đánh giá xếp loại hàng năm; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật về ma túy.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy
- Tăng cường tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng tuyên truyền bằng hình ảnh về tác hại của các loại ma túy, nghiện ma túy; đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các vụ án điểm phạm tội về ma túy ra xét xử lưu động tại các xã, phường, thị trấn (nơi bị cáo cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi phạm tội) để tuyên truyền, răn đe phòng ngừa chung;
- Đẩy mạnh tuyên truyền chiều rộng lẫn chiều sâu thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi, giao lưu, sinh hoạt Câu lạc bộ... để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho người dân, hội viên, đoàn viên, cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, học sinh trong các trường học, người nghiện, học viên đang cai nghiện trong các trung tâm;
- Tăng cường tiếp cận tuyên truyền trực tiếp của các hội, đoàn thể, cộng tác viên dân số, chữ thập đỏ, thường xuyên tiếp cận tuyên truyền cho người dân, đối tượng có nguy cơ mắc nghiện cao, người nghiện ma túy ở cộng đồng, nhân viên, tiếp viên nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, cơ sở lưu trú trên địa bàn;
- Thường xuyên thực hiện công tác vận động quần chúng tham gia phong trào phòng, chống ma túy ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư. Duy trì và nhân rộng mô hình có hiệu quả như: Phong trào quần chúng tố giác tội phạm; quản lý giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng dân cư; phong trào tự phòng, tự quản. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống ma túy; có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh, hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống ma túy.
2. Công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy
a) Công an các cấp là lực lượng nòng cốt trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện một số nhiệm vụ công tác sau:
- Chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Kết luận của Ban Bí thư; Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống ma túy trong tình hình mới;
- Triển khai thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, tổ chức nắm tình hình, rà soát địa bàn, điều tra cơ bản về đối tượng liên quan người nghiện ma túy, xem đây là một biện pháp quan trọng, phải tiến hành thường xuyên. Tập trung chỉ đạo các lực lượng liên quan, thực hiện đồng bộ quyết liệt các biện pháp đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán vận chuyển ma túy lớn trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, các địa bàn giáp ranh, địa bàn công cộng. Kịp thời phát hiện, triệt xóa tụ điểm mua bán ma túy tổng hợp trên địa bàn; đồng thời, chủ động có kế hoạch, phương án phòng ngừa không để tái hoạt động trở lại hoặc hình thành các điểm nóng phức tạp về tệ nạn ma túy; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đặc biệt là phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Bưu điện trong kiểm soát ma túy ở vùng biển Gò Công, cảng Mỹ Tho và đường Bưu điện;
- Tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả các đợt cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy; tiến hành kiểm tra các địa bàn công cộng, khu vực giáp ranh phức tạp, thu gom người nghiện lang thang ở địa bàn công cộng, phân loại xử lý đưa vào các trung tâm để quản lý, cai nghiện bắt buộc, phòng ngừa không để hình thành tụ điểm phức tạp, gây bức xúc dư luận. Đồng thời, tiếp tục chọn đưa ra xét xử lưu động các vụ án điểm đảm bảo kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật để tuyên truyền, răn đe tội phạm;
- Kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp quản lý hành chính với các biện pháp nghiệp vụ, trong đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú gắn với công tác phát động phong trào quần chúng, vận động nhân dân ở khu dân cư, tích cực tham gia phát hiện tố giác tội phạm ma túy với cơ quan chức năng để có biện pháp đấu tranh, triệt xóa các điểm, tụ điểm hoạt động tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn ngay từ khi mới hình thành, không để hoạt động kéo dài gây bức xúc dư luận.
b) Các sở, ngành, chính quyền các cấp, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự nhất là trong việc cấp giấy phép kinh doanh hành nghề cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, dịch vụ nhạy cảm; đồng thời phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tân dược, hóa chất có liên quan đến ma túy tiền chất, xử lý kiên quyết, nghiêm minh các cơ sở vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội; qua đó, kiến nghị, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những thiếu sót.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai ở Trung tâm và cộng đồng, phòng chống tái nghiện
- Tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định, Thông tư về công tác cai nghiện và quản lý sau cai;
- Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tổ chức rút kinh nghiệm và cải tiến mô hình cai nghiện phù hợp với từng loại đối tượng; thực hiện đúng quy trình cai nghiện của Bộ Y tế;
- Quan tâm đầu tư nguồn kinh phí cho Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục, lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đủ khả năng tiếp nhận, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho các đối tượng nghiện ma túy; tăng thời gian cai nghiện bắt buộc để góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện. Tăng cường các biện pháp đảm bảo tốt an ninh trật tự trong và xung quanh khu vực cơ sở chữa bệnh;
- Nâng cao chất lượng công tác cai nghiện phục hồi cho người nghiện ma túy; triển khai cai nghiện dựa vào gia đình, cộng đồng có hiệu quả thông qua các biện pháp quản lý sau cai và các hoạt động hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cho những người đã hoàn thành chương trình cai nghiện; nghiên cứu và triển khai quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tổng hợp. Nghiên cứu triển khai, ứng dụng các bài thuốc và các phương pháp y học vào việc cắt cơn, điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy;
- Quản lý chặt chẽ số người nghiện theo Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số người sau cai nghiện, hết hạn cai nghiện tập trung về địa phương; giải quyết tốt các vấn đề sau cai nghiện để phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh” và Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
4. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy
- Tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các mặt công tác phòng, chống ma túy ở xã, phường, thị trấn; giữ vững xã, phường, thị trấn không có ma túy; kéo giảm số xã, phường, thị trấn có ma túy và trọng điểm về ma túy;
- Phát động toàn dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm, quản lý, giáo dục, cảm hóa người phạm tội và người nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”;
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” của Bộ Công an. Vận động nhân dân đăng ký xây dựng hộ gia đình, tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản, ấp, khu phố, cơ quan, trường học, xã, phường... không có tội phạm và người nghiện ma túy. Tổ chức sơ kết, củng cố, nâng chất các đơn vị đã được xây dựng địa bàn không có tội phạm và người nghiện ma túy.
5. Công tác phòng, chống ma túy trong trường học
Tăng cường giáo dục phòng, chống ma túy trong học sinh, sinh viên; đưa nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình chính khóa, ngoại khóa của các cấp học, ngành học, thường xuyên cải tiến nội dung nhằm làm cho học sinh, sinh viên hiểu biết cơ bản về tác hại của ma túy và cách phòng tránh. Tổ chức các hòm thư và giáo dục, động viên học sinh, sinh viên tự giác và tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và người nghiện ma túy.
1. Công an tỉnh
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổng thể công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn nghiện ma túy; tổ chức quản lý người nghiện ma túy sau cai tại xã, phường, thị trấn;
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp, chương trình, kế hoạch hoạt động đảm bảo công tác kiểm soát các hoạt động pháp liên quan đến ma túy đạt hiệu quả;
- Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong phòng ngừa và đấu tranh xử lý tội phạm về ma túy. Thực hiện tốt giữa phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội; thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn ma túy gắn với thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trọng tâm trong phòng, chống tội phạm ma túy. Thực hiện tốt công tác thống kê, phân tích số liệu về tình hình, công tác phòng, chống ma túy; thông qua đó, rút ra được phương thức, thủ đoạn hoạt động, các địa bàn trọng điểm về ma túy; thông báo cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư;
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang và các tổ chức thành viên phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, từng bước xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy;
- Kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh cho Báo Ấp Bắc và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh nhằm tổ chức tuyên truyền trên các trang, chuyên mục an ninh trật tự.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể liên quan thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại nguy hiểm của ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch; phổ biến các điển hình tiên tiến, động viên các gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng, chống ma túy. Phối hợp, lồng ghép tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với các chương trình văn hóa - xã hội khác; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
3. Sở Tư pháp phối hợp với các ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
4. Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu trái phép các loại ma túy, tiền chất, hóa chất liên quan đến tiền chất ma túy theo quy định của pháp luật.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, nhất là cấp xã, phường, thị trấn, thường xuyên rà soát địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời việc trồng các cây có chứa chất ma túy, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân về cách nhận biết các cây có chứa chất ma túy, các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước về xử lý việc trồng các cây có chất ma túy.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức điều tra phát hiện và lập hồ sơ người nghiện ma túy, tổ chức cai nghiện ma túy tại trung tâm cai nghiện của tỉnh. Tiếp tục xây dựng thí điểm và nhân rộng xã, phường tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo kế hoạch liên ngành Sở Lao động -Thương binh và Xã hội - Sở Y tế - Công an tỉnh;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai. Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở trực thuộc phối hợp với các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội cho người nghiện sau cai phù hợp với từng đối tượng và thực tế của địa phương; tổ chức giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng đã cai nghiện;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý, trực tiếp làm công tác cai nghiện, quản lý sau cai để làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tập huấn công tác thẩm định hồ sơ, đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Định kỳ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ, tổng kết đánh giá tình hình triển khai, thực hiện các Nghị định, Thông tư, Đề án, dự án, Kế hoạch chuyên đề, mô hình liên quan thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.
7. Sở Y tế
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành các văn bản, hướng dẫn triển khai, thực hiện các hoạt động chuyên môn trong phòng, chống ma túy theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tân dược, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất, nhất là quản lý chặt chẽ các chất ma túy, tiền chất trong các cơ sở y tế theo quy định, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị, tổ chức, cơ sở vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực trên. Phối hợp với các ngành chức năng, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn về y, dược tại các cơ sở cai nghiện tự nguyện và các trung tâm;
- Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho cán bộ y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy; nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán, điều trị nghiện ma túy tổng hợp và nghiện đa chất ma túy;
- Chỉ đạo các đơn vị y tế các cấp phối hợp với các đoàn thể, lực lượng chức năng ở cơ sở tổ chức xét nghiệm, phát hiện người nghiện ma túy phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, lập hồ sơ, cai nghiện ma túy với các hình thức, biện pháp phù hợp.
8. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao chi tiêu kinh phí đảm bảo cho hoạt động phòng, chống ma túy từ nguồn kinh phí Trung ương, địa phương và huy động các nguồn lực khác. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập dự toán kinh phí, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí được cấp đảm bảo có hiệu quả, theo đúng quy định hiện hành.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng có liên quan tăng cường kiểm soát, phòng ngừa ma túy xâm nhập qua khu vực biên giới biển. Phối hợp với chính quyền cơ sở và các ngành chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân các xã ven biển tích cực đấu tranh phòng, chống ma túy không để xảy ra phức tạp về ma túy ở khu vực biên giới biển.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường học trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong trường học, không để học sinh, sinh viên liên quan đến ma túy, góp phần đạt mục tiêu xây dựng trường học không có ma túy. Đưa các nội dung giáo dục phòng, chống ma túy vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và chương trình chính khóa ở các cấp học;
- Tăng cường phối hợp với gia đình, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, giáo dục và ngăn chặn học sinh, sinh viên, giáo viên trong nhà trường vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy;
- Quan tâm, theo dõi học sinh, sinh viên có biểu hiện nghi vấn, đối tượng có nguy cơ cao để có biện pháp phòng ngừa ma túy xâm nhập học đường;
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống ma túy cho cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Hội và giáo viên chủ chốt;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hội thi về phòng, chống ma túy để phổ biến kiến thức cần thiết về tác hại và biện pháp phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên;
- Tổ chức giao ban định kỳ để thông báo tình hình hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy; tình hình học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật để đề ra kế hoạch phối hợp triển khai các biện pháp, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường học đảm bảo có hiệu quả.
11. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tiền Giang
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện chuyên đề phòng, chống ma túy trong thanh niên ở cộng đồng, phối hợp lực lượng Công an và các cấp, ngành có liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT ngày 24 tháng 6 năm 2010 giữa Bộ Công an và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên” giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo triển khai, nâng cao chất lượng hoạt động của Đội thanh niên Tình nguyện “Thắp sáng niềm tin” cấp xã, phân công đảm nhận quản lý, giúp đỡ thanh niên chậm tiến, thanh niên mắc nghiện, người trong diện quản lý sau cai ở cộng đồng;
- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến đoàn viên, thanh thiếu niên để nâng cao nhận thức về tác hại của ma túy và cách phòng tránh; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi đoàn viên, thanh niên trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, từ đó tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, lan tỏa phong trào toàn dân phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm ma túy; chú trọng biện pháp tuyên truyền cá biệt cho đối tượng là thanh thiếu niên không sinh hoạt Đoàn, Hội để giáo dục giúp đỡ họ nâng cao nhận thức, không để bọn tội phạm và tệ nạn ma túy lợi dụng lôi kéo vào con đường phạm tội.
12. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với ngành Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy. Tăng cường tổ chức các phiên tòa lưu động để tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm. Phối hợp với lực lượng Công an làm tốt công tác thống kê tội phạm phục vụ nhiệm vụ, dự báo tình hình, đề ra các chủ trương, chính sách trong phòng, chống ma túy đem lại hiệu quả.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền cùng cấp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống ma túy, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với cuộc vận động xây dựng “gia đình”, “dòng họ” “khu dân cư”, “tổ dân phố”, “khu phố”, “xóm” văn hóa không có tệ nạn ma túy. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả xây dựng mô hình khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”.
14. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống tuyên giáo các cấp, các ngành, tham mưu cho Đảng ủy, thường trực cùng cấp, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền đưa nội dung, nhiệm vụ công tác phòng, chống ma túy vào chương trình hoạt động chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy, chính quyền để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và coi đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Trong từng thời gian, tùy tình hình diễn biến hoạt động của tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn của địa phương mình, chủ động báo cáo và tham mưu cho Thường trực hoặc Ban Thường vụ Đảng ủy cùng cấp ban hành văn bản (Chỉ thị, thông tri, thông báo) chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các biện pháp đấu tranh giải quyết tệ nạn ma túy trên địa bàn. Chỉ đạo hệ thống báo chí tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy. Mở các chuyên mục về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên, liên tục.
15. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh chỉ đạo các chi hội cơ sở thực hiện chuyên đề “Phòng, chống ma túy từ gia đình”
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy, nghiện ma túy cho hội viên, người có nguy cơ mắc nghiện, người nghiện ma túy ở cộng đồng (thông qua các hình thức như tọa đàm, tập huấn, giao lưu, viết bài cung cấp cho báo, đài, tiếp cận truyền thông trực tiếp...);
- Phối hợp với lực lượng Công an, các đoàn thể thường xuyên rà soát lên danh sách những người có nguy cơ mắc nghiện, nghi nghiện ở địa bàn để tuyên truyền vận, động người có nguy cơ cao, người nghi nghiện ma túy đi xét nghiệm, nhằm phát hiện người nghiện ma túy để có biện pháp cai, chữa trị kịp thời;
- Phân công cho hội viên đảm nhận quản lý, giúp đỡ trực tiếp người nghiện sau cai là con hội viên hoặc ở cộng đồng sau 02 năm không tái nghiện. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người sau cai của địa phương như tạo việc làm, hỗ trợ người sau cai vay vốn sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống.
16. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo hệ thống công đoàn các sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp, khu công nghiệp trực thuộc:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống ma túy cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, gắn với thực hiện phong trào xây dựng “Nếp sống văn hóa công nghiệp”, xây dựng tổ, đội, phân xưởng, doanh nghiệp “không có tệ nạn ma túy”; tiến hành rà soát, xét nghiệm cán bộ, công nhân có biểu hiện nghi nghiện, nhằm phát hiện sớm người nghiện ma túy để có biện pháp chữa trị;
- Tiếp tục nâng chất công tác xây dựng các khu nhà trọ công nhân tự quản ở các Khu, Cụm công nghiệp không có tệ nạn ma túy, đảm bảo an toàn về an ninh trật tự;
- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự.
17. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình và theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo các đơn vị, cơ sở trực thuộc, tổ chức các hoạt động phòng, chống ma túy lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của đơn vị mình (tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xét nghiệm phát hiện người nghiện ma túy, cung cấp thông tin, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy trong cơ quan, đơn vị và nơi cư trú).
18. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên mục riêng về phòng, chống ma túy trên sóng phát thanh và truyền hình, tăng cường tuyên truyền nhất là tuyên truyền bằng hình ảnh về tác hại của các loại ma túy, tệ nạn nghiện ma túy nhằm cảnh báo, răn đe phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào phòng, chống ma túy.
19. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, Ban Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản về công tác phòng, chống ma túy năm 2017;
- Chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát, thống kê người nghiện ma túy, nhất là số người nghiện trong diện quản lý theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Đồng thời, thường xuyên rà soát, điều tra cơ bản về địa bàn, đối tượng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh.
- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; đồng thời chỉ đạo phân loại tình trạng tệ nạn ma túy tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 4060/QĐ-BCA ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công an về phê duyệt Dự án “Xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy”, tổ chức lồng ghép thực hiện công tác phòng, chống ma túy với các chương trình kinh tế - xã hội khác; phấn đấu giữ các xã, phường, thị trấn, cơ quan và trường học trên địa bàn không có tệ nạn ma túy.
1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã cụ thể hóa, tổ chức triển khai ở cơ quan, đơn vị mình; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao gắn với việc thực hiện Kết luận số 95-KL/TW ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới; Chương trình hành động số 24-CT/TU của Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống ma túy, lồng ghép với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của ngành, địa phương; duy trì thường xuyên chế độ thông tin, định kỳ 6 tháng (ngày 20/5) và 01 năm (20/11) báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
3. Giao Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực phòng, chống ma túy giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này, định kỳ tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo đúng quy định./.
|
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.