ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 24 tháng 01 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 2694/QĐ-BTP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện quy ước năm 2017, cụ thể như sau:
1. Mục đích
1.1. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiếp cận pháp luật, về xây dựng và thực hiện, quy ước; các Điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.
1.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát hiện, nhân rộng các mô hình, cách làm mới có hiệu quả; phát huy tinh thần trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật của cá nhân; nghĩa vụ học tập pháp luật, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong xã hội.
2. Yêu cầu
2.1. Quán triệt và thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng; quy định pháp luật về PBGPL, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật, quy ước; bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình, Kế hoạch công tác, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh, gắn với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật thuộc trách nhiệm của sở, ngành, đoàn thể, đơn vị.
2.2. Bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đề cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy vai trò tham mưu, tư vấn của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp, của cơ quan thường trực Hội đồng, tổ chức pháp chế, đơn vị được giao nhiệm vụ PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm sự phối hợp, lồng ghép các hoạt động.
2.3. Phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở; huy động gắn với khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội bảo đảm cho công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Về phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1. Ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình PBGDPL của Chính phủ giai đoạn 2017-2021; Đề án đổi mới công tác PBGDPL giai đoạn 2017-2021; các Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình, Đề án về PBGDPL.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp, các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Sau khi Chương trình, Đề án của Trung ương được ban hành.
1.2. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003; Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011; Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PBGDPL; đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực quản lý.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp ; các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.3. Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành năm 2016 và năm 2017; hướng dẫn, thực hiện Ngày Pháp luật, công tác PBGDPL trong nhà trường và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; công tác huy động các nguồn lực xã hội tham gia PBGDPL.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp ; Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân); Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp); các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo Luật PBGDPL, trọng tâm là người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người lao động trong doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp ; Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc và sở, ngành, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.5. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp về PBGDPL đã được ký kết giữa Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, Sở Tư pháp với các ban, sở, ngành, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh,các sở, ban ngành, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.6. Củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện và Tổ Thư ký giúp việc; phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong tư vấn, tham mưu triển khai công tác PBGDPL; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng, Tổ Thư ký để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động đề ra trong Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2017.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở, ban, ngành, tổ chức; các cơ quan tổ chức có đại diện tham gia làm thành viên.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.7. Tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới và kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL gắn với quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ này trong công tác PBGDPL.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.8. Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp năm 2013, các luật, pháp lệnh, văn bản mới được giao chủ trì soạn thảo hoặc thuộc phạm vi quản lý; quan điểm, nội dung chính sách, văn bản về cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính; chủ trương, nhiệm vụ, quan điểm về cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, trọng tâm là nội dung chính sách, quy định mới trong văn bản; nội dung chính sách trong các văn bản liên quan đến lĩnh vực quản lý...cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý và cho nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.9. Tuyên truyền, phổ biến định hướng các quy định về chính sách pháp luật mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội,.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.10. Tiếp tục thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015-2020”; Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Công ước quốc tế chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo đối với con người và pháp luật Việt Nam về lĩnh vực có liên quan” sau khi được ban hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở ngoại vụ, Công an tỉnh; các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.11. Rà soát, đánh giá hiệu quả Tủ sách pháp luật; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, sử dụng, quản lý Tủ sách pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, tổ chức; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.12. Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, doanh nghiệp, chú trọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh kinh tế Á Âu, pháp luật về cộng đồng ASEAN; các Điều ước quốc tế về nhân quyền, chống tra tấn mà Việt Nam là thành viên; các thỏa thuận ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới...
- Cơ quan chủ trì: Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.13. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL, nhất là trong tổ chức các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hỏi đáp, đối thoại chính sách pháp luật; bình luận, đánh giá về các sự kiện mà dư luận xã hội quan tâm; nâng cấp và duy trì hoạt động có hiệu quả các trang thông tin về PBGDPL; sản xuất chương trình, tiểu phẩm, tình huống pháp luật phục vụ nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, các sở, ngành, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.14. Bảo đảm điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; đề xuất triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về kinh phí từ nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính; các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
1.15. Tiếp tục nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác PBGDPL được tổng kết từ việc thực hiện các Chương trình, Đề án, kế hoạch về PBGPL giai đoạn 2008-2016; theo dõi, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, phát hiện và đề xuất giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể chủ trì triển khai thực hiện các Đề án, tiểu đề án về PBGDPL; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm..
2.1. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tâm là tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật để kịp thời tham mưu tháo gỡ vướng mắc, bất cập.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Triển khai thi hành trong cả năm; việc sơ kết hoàn thành trong tháng 02/2017.
2.2. Chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở gắn với triển khai Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
2.3. Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở gắn với áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng và công nhận kết quả hòa giải và các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa án để người dân tích cực sử dụng hòa giải khi giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Sở Tư pháp; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
3.1. Quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và triển khai thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016) và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016).
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
-Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.2. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra, theo dõi đánh giá, chấm điểm, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
3.3. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ liên quan đến tiêu chí tiếp cận pháp luật, đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nội vụ; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
3.4. Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá, theo dõi, kiểm tra tình hình xây dựng, thực hiện quy ước trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1. Các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này và kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện và chỉ đạo thực hiện trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
2. Các Sở, ngành, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các nội dung nêu tại phần II Kế hoạch này chủ động tham mưu, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả theo Kế hoạch đề ra.
3. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
4. Sở Tài chính tham mưu với cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.