ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014 |
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2014
Thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015; Quyết định 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 20/11/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 như sau:
1. Mục tiêu chung
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%; giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể
- 60% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 hiểu biết đúng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV/AIDS.
- 90% xã tổ chức mô hình truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS; 90% cơ quan thông tin đại chúng tổ chức truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;
- 70% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện và báo cáo.
- Thực hiện 3000 mẫu giám sát trọng điểm HIV/STI và 5000 mẫu giám sát phát hiện HIV.
- 80% người nghiện chích ma túy sử dụng BKT sạch; 70% người bán dâm được tiếp cận với các chương trình dự phòng HIV; 90% người đồng giới nam sử dụng BCS trong quan hệ tình dục
- 1500 người nghiện ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- 4% dân số trưởng thành được tư vấn, xét nghiệm HIV
- 70% người lớn và 95% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV được tiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV; 100% cán bộ bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được tiếp cận với điều trị dự phòng bằng thuốc ARV; Người nhiễm HIV tiếp tục duy trì điều trị ARV bậc 1 sau 12 tháng điều trị đạt ít nhất 85%.
- 80% bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV. Số người nhiễm HIV được điều trị dự phòng Lao bằng thuốc INH: 3200 bệnh nhân.
- 80% phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV; 70% PNMT được XN HIV; 100% PNMT nhiễm HIV và con của họ được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV; 70% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh; tỷ lệ trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV < 5%
- 70% cán bộ làm việc trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến được đào tạo liên tục hàng năm và tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, GIẢI PHÁP
1. Thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
- Tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân về HIV/AIDS thông qua các kênh truyền thông đại chúng và hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, đa dạng hóa loại hình truyền thông.
- Xây dựng và cấp phát các tài liệu, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông (tờ rơi, áp phích, sách mỏng, đĩa CD…) với các thông điệp phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng đích.
- Phát huy vai trò của hệ thống loa truyền thanh để tuyên truyền đến cụm dân cư và khu vực nông thôn, vùng xa, vùng núi. Thống nhất thông điệp truyền thông trong toàn hệ thống truyền thanh để đảm bảo chất lượng và hiệu quả truyền thông.
- Tổ chức các hình thức truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và thăm gia đình kết hợp cung cấp các dịch vụ lồng ghép thông qua đội ngũ tuyên truyền viên, cộng tác viên tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;
- Tổ chức các hoạt động Thông tin - giáo dục - truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo ngành dọc của các Sở, ban, ngành, đoàn thể từ Thành phố đến quận/huyện, xã/phường trong đó tập trung vào các đối tượng ưu tiên đặc thù của từng Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Tổ chức các chương trình truyền thông lưu động nhằm giới thiệu, cung cấp các thông tin và quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong các sự kiện quốc gia và các sự kiện của Thành phố;
- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại về kiến thức và kỹ năng truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ phòng chống HIV/AIDS và cán bộ truyền thông quận, huyện, thị xã và cơ sở xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay;
- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc trên địa bàn Thành phố;
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhân các sự kiện trong năm, đặc biệt vào Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và các sự kiện văn hóa, xã hội khác của Thành phố, của ngành;
- Tiếp tục nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong phòng, chống HIV/AIDS như: Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; Mô hình các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS và các mô hình dựa vào cộng đồng khác;
- Tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng, các phóng viên chuyên trách và cộng tác viên báo chí về HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố theo hướng dẫn của Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế;
- Phối hợp xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn… trên các báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, website của ngành để tăng độ bao phủ của các thông điệp đến các tầng lớp dân cư và đối tượng truyền thông.
2. Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
2.1. Giám sát dịch HIV/AIDS
- Triển khai các hoạt động giám sát phát hiện HIV/AIDS/STI tại thành phố Hà Nội theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Cục phòng chống HIV/AIDS và Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
- Giám sát hỗ trợ định kỳ cho tuyến quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn về công tác giám sát phát hiện HIV/AIDS.
- Duy trì và tăng cường chất lượng hoạt động của đơn vị giám sát, theo dõi và đánh giá tuyến Thành phố, quận, huyện, thị xã;
- Tiến hành đào tạo lại cho cán bộ Thành phố, quận/huyện về công tác giám sát dịch, dịch tễ học, theo dõi, đánh giá các hoạt động phòng chống HIV/AIDS theo quy định mới của Bộ Y tế;
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát trọng điểm HIV/STI kết hợp lồng ghép đánh giá hành vi;
- Thu thập đầy đủ các số liệu về chương trình can thiệp dự phòng, chương trình can thiệp giám sát, chương trình điều trị, số liệu các chương trình khác của hoạt động phòng chống HIV/AIDS thành phố để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch;
2.2. Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
2.2.1. Can thiệp cho nhóm nghiện chích ma túy
- Duy trì mức tối thiểu nhân lực thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại (CTGTH) cho nhóm nghiện chích ma túy bao gồm các tuyên truyền viên đồng đẳng, cộng tác viên, cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Nâng cao năng lực cho mạng lưới tham gia chương trình can thiệp giảm tác hại của nhóm nghiệm chích ma túy
- Tổ chức truyền thông nhóm nhỏ, nhóm lớn cho các đối tượng sử dụng ma túy về tác hại sử dụng ma túy, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, giới thiệu các dịch vụ VCT, OPC tại một số quận, huyện, thị xã.
- Cung cấp trang thiết bị, vật phẩm triển khai chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm: bơm kim tiêm, nước cất pha tiêm, hộp an toàn, tài liệu truyền thông.
- Duy trì và mở rộng chương trình tiếp thị xã hội bơm kim tiêm trên địa bàn
- Tiếp tục duy trì điều trị Methadone tại 06 cơ sở điều trị: Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông, Sơn Tây, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
2.2.2. Can thiệp cho nhóm bán dâm
- Duy trì mức tối thiểu nhân lực thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại cho nhóm người bán dâm (NBD);
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho tuyên truyền viên đồng đẳng về chương trình BCS;
- Tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức và vận động thực hiện các hành vi an toàn phòng lây nhiễm HIV và STIs trong nhóm có nguy cơ cao.
- Cung cấp trang thiết bị và phương tiện truyền thông, tuyên truyền về nội dung của chương trình can thiệp giảm tác hại;
- Duy trì và mở rộng chương trình tiếp thị xã hội bao cao su trên địa bàn.
2.2.3. Can thiệp cho nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam
- Tăng cường tiếp cận và truyền thông cho nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam thông qua trang web.
- Duy trì mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng cho nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam.
- Cấp BCS, chất bôi trơn cho các nhóm tự lực MSM.
2.3. Hoạt động tư vấn xét nghiệm
- Duy trì các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV tại quận, huyện, thị xã.
- Lồng ghép dịch vụ tư vấn xét nghiệm vào các cơ sở y tế, đẩy mạnh chương trình tư vấn PITC.
- Đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, xét nghiệm từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã.
- Hỗ trợ thông tin để các cơ sở liên kết phối hợp với nhau trong hoạt động kết nối, chuyển tiếp khách hàng, đảm bảo các khách hàng có nguy cơ cao được tiếp cận và sử dụng dịch vụ kịp thời, hiệu quả.
- Tăng cường giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng VCT
3. Chăm sóc, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
3.1. Chăm sóc, hỗ trợ điều trị HIV/AIDS
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động tại các phòng khám ngoại trú.
- Tăng cường chất lượng chuyển tiếp thành công giữa các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, dịch vụ khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chương trình điều trị lao và HIV, dịch vụ chăm sóc tại nhà và cộng đồng… đến các cơ sở chăm sóc và điều trị phòng khám ngoại trú để tăng số người nhiễm đăng ký với dịch vụ OPC.
- Thực hiện định kỳ các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật từ thành phố đến các cơ sở y tế tuyến quận huyện về điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
- Thực hiện các hoạt động cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ điều trị HIV/AIDS toàn diện. Thiết lập hệ thống cải thiện chất lượng điều trị và chăm sóc HIV/AIDS trên phạm vi toàn Thành phố.
- Thực hiện các hoạt động dự phòng HIV kháng thuốc ARV, phát hiện sớm các trường hợp có thất bại điều trị với thuốc ARV.
- Tăng cường chất lượng quản lý ca bệnh đối với người nhiễm HIV
- Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ thực hiện chương trình chăm sóc và điều trị từ thành phố cho đến quận/huyện, xã/phường,
- Tăng cường khả năng lồng ghép, phối hợp chương trình giữa chương trình phòng, chống lao và HIV/AIDS.
- Thực hiện các hoạt động tăng người nhiễm HIV tiếp cận với bảo hiểm y tế. Thực hiện các hoạt động tăng tiếp cận với thuốc ARV
- Thiết lập mạng lưới hỗ trợ chăm sóc tại nhà và cộng đồng giữa các quận/huyện có OPC điều trị HIV/AIDS với quận/huyện không có OPC điều trị HIV/AIDS.
3.2. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Duy trì thực hiện triển khai Tháng chiến dịch truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Lồng ghép chặt chẽ chương trình truyền thông dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn. Xây dựng các thông điệp phù hợp và đa dạng hóa các kênh truyền thông.
- Thực hiện xét nghiệm HIV sàng lọc cho phụ nữ mang thai tại cơ sở sản khoa có sinh, khoa sản các bệnh viện, khoa SKSS, nhà hộ sinh các Trung tâm Y tế quận/huyện, phối hợp thực hiện theo dõi xét nghiệm cho phụ nữ có thai tại các Trạm Y tế;
- Tăng cường vai trò của y tế tư nhân trong thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai.
- Thực hiện "Chương trình 100% phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV trong 3 tháng đầu của thai kỳ" thực hiện dự phòng LTMC sớm.
- Duy trì các cơ sở dịch vụ dự phòng lây truyền từ mẹ sang con toàn diện
- Thiết lập, củng cố hệ thống chuyển tuyến từ Trạm Y tế xã, phường với các cơ sở y tế tuyến huyện nhằm đảm bảo phát hiện sớm tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai và cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản và các cơ sở điều trị HIV/AIDS nhằm đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS phù hợp, kịp thời.
- Tăng cường năng lực cho nhân viên y tế trong việc cung cấp các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con toàn diện thông qua các khóa tập huấn và đào tạo liên tục.
- Thiết lập hoạt động lồng ghép kết nối giữa cơ sở sản khoa, cơ sở xét nghiệm HIV với các cơ sở điều trị HIV/AIDS người lớn và trẻ em, hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em và mạng lưới hỗ trợ xã hội để giảm tình trạng mất dấu sau đẻ ở mẹ và con.
- Duy trì và tăng cường chất lượng hoạt động giao ban báo cáo chuyển tuyến, chuyển tiếp hiệu quả giữa cơ sở dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với cơ sở điều trị ARV để đảm bảo điều trị sớm cho thai phụ nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm.
4. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bổ sung thành viên cho ban chỉ đạo PC AIDS và PC TNMT, MD các tuyến. Tổ chức giao ban định kỳ và hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức, điều hành, quản lý hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho các thành viên Ban Chỉ đạo;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến theo ngành dọc;
- Tổng kết đánh giá hàng năm về công tác quản lý, điều hành công tác phòng, chống HIV/AIDS của Ban Chỉ đạo và của các thành viên Ban Chỉ đạo;
- Đào tạo cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS các quận/huyện, thị xã về nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
- Mở các khóa đào tạo ngắn hạn, lớp tập huấn chuyên đề về tăng cường năng lực lập kế hoạch, năng lực huy động và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài chính.
- Tiến hành các nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành và huy động nguồn lực tài chính tại Hà Nội làm cơ sở để huy động nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khi mà nguồn lực quốc tế đang ngày càng cắt giảm.
- Cung cấp thường xuyên các thông tin liên quan đến nhu cầu nguồn lực tổng thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý nhằm tăng sự chỉ đạo trong quá trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch ngân sách và giải pháp huy động tài chính cho các hoạt động;
- Đưa nội dung đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phiên họp thường kỳ hoặc chuyên đề của Ban Chỉ đạo;
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về tăng cường năng lực lập kế hoạch, xác định nhu cầu nguồn lực dựa vào bằng chứng; năng lực huy động và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn tài chính;
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ban chỉ đạo các cấp cơ sở, các cơ sở y tế trực thuộc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch; theo dõi việc giám sát thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết, giao ban định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Y tế, UBND, Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống Tệ nạn, ma túy mại dâm Thành phố theo quy định. Giao cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội là cơ quan thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống Tệ nạn, ma túy mại dâm thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, sơ kết, tổng kết, xây dựng hợp đồng trách nhiệm với BCĐ các quận, huyện, thị xã và các Ban, ngành trình Ủy ban nhân dân và Sở Y tế phê duyệt để triển khai thực hiện kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, Ban chỉ đạo các quận/huyện/thị xã hướng dẫn đôn đốc các ngành, đoàn thể (thành viên) và BCĐ các cấp cơ sở, các cơ sở y tế trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định, Thông tư, Nghị quyết, Kế hoạch liên tịch; Liên ngành của Trung ương về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Phối hợp với các ngành chức năng, tiếp tục chỉ đạo, xây dựng chương trình xã hội hóa điều trị methadone theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tham mưu cho UBND thành phố xây dựng, ban hành các văn bản mới về phòng, chống HIV/AIDS của Thành phố phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong tình hình mới. Phân bổ nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 cho các đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí có hiệu quả.
2. Công an Thành phố: Thực hiện tốt vai trò Cơ quan Thường trực về Phòng, chống ma túy. Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố theo quy định.
3. Sở Lao động, Thương binh - Xã hội: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong các Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội của Thành phố.
4. Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính: Đề xuất, bố trí và hướng dẫn cấp kinh phí kịp thời cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
5. Các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố
Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình được quy định trong các văn bản pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, đối tượng được phân công trong quản lý và những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đề ra xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, đoàn thể mình, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động phòng, chống AIDS phù hợp với từng đơn vị quản lý.
6. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy
Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống Tuyên giáo các ngành, đoàn thể, các quận, huyện, thị xã. Tham mưu cho đảng ủy ngành, cho thường trực quận, huyện, thị xã tổ chức quán triệt, tuyên truyền cho Đảng viên, cán bộ chủ chốt cấp ủy, chính quyền các cấp, triển khai thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Bộ Chính trị, của Thành ủy, Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, chỉ thị của UBND thành phố về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đối với cán bộ và các đoàn thể thành viên trong phạm vi hoạt động của mình.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố
Chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền cùng các tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân ở khu dân cư tích cực tham gia "Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư".
8. UBND quận, huyện, thị xã
Có trách nhiệm cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch này tại địa phương. Bố trí ngân sách và huy động các nguồn lực cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể chính trị, yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND, Ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2014, đồng thời chấp hành chế độ thông tin, báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, 01 năm về Sở Y tế, Thường trực Ban chỉ đạo Thành phố (qua cơ quan Thường trực Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội) theo quy định./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.